Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Một trong những nguyên nhân gây mất trí nhớ là việc lạm dụng thuốc để điều trị một số bệnh lý như trầm cảm, cao huyết áp, động kinh… Tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh như mất trí nhớ hoặc tổn thương mô não. Vậy những loại thuốc làm suy giảm trí nhớ mà người bệnh cần thận trọng khi sử dụng là gì?

Tổng hợp các loại thuốc làm suy giảm trí nhớ

Mất trí nhớ là tình trạng suy giảm trí nhớ một cách bất thường và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Người bị mất trí nhớ không thể nhớ những việc vừa xảy ra cũng như những việc trong quá khứ. Có rất nhiều nguyên nhân gây mất trí nhớ như tổn thương não, các bệnh lý, lối sống và sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài.

Một số loại thuốc khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ làm mất trí nhớ
Một số loại thuốc khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ làm mất trí nhớ

Khi sử dụng một số loại thuốc Tây để điều trị bệnh, tính axit có trong thuốc sẽ làm thay đổi độ pH của máu và làm xáo trộn hằng số sinh học, từ đó làm cho tế bào thần kinh không thể vận hành như bình thường, hậu quả sẽ khiến người bệnh bị suy giảm trí nhớ.

Một số loại thuốc khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ làm mất trí nhớ đó là:

Thuốc hạ mỡ máu

Thuốc hạ mỡ máu là một trong những cái tên đầu tiên được xếp vào danh sách thuốc làm suy giảm trí nhớ. Cholesterol ở trong não có vai trò kết nối các tế bào thần kinh với nhau.  Khi sử dụng loại thuốc này, lượng cholesterol trong não và trong máu bị giảm, từ đó ảnh hưởng đến não bộ và làm suy giảm trí nhớ.

Theo giám sát của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA, các loại thuốc mỡ máu làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ của con người. Đây chính là nhóm thuốc statin có tác dụng giảm mỡ máu, với một số loại thuốc như Lovastatin, Atorvastatin, Simvastatin…

Nhóm thuốc an thần Benzodiazepin

Nhóm thuốc an thần Benzodiazepin bao gồm các loại thuốc như Diazepam, Triazolam, Lorazepam… Đây là nhóm thuốc thường được chỉ định cho người bệnh để điều trị các triệu chứng như mất ngủ, rối loạn lo âu…

Sử dụng thuốc an thần trong thời gian dài sẽ gây tác động tiêu cực tới não bộ
Sử dụng thuốc an thần trong thời gian dài sẽ gây tác động tiêu cực tới não bộ

Tuy nhiên, sử dụng thuốc an thần trong thời gian dài sẽ gây ra nguy cơ suy giảm trí nhớ. Vì sao lại vậy? Bởi tác dụng của thuốc làm suy giảm hoạt động của não bộ, khiến các tế bào thần kinh bị suy yếu và ảnh hưởng đến việc chuyển đổi trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn.

Nhóm thuốc cao huyết áp – Nhóm thuốc làm suy giảm trí nhớ

Các loại thuốc cao huyết áp chẹn như Propanolol, Timolol, Atenolol… thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị các vấn đề như cao huyết áp, đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim…

Các loại thuốc chẹn này thường có thể gây ra tình trạng mất trí nhớ do thuốc ức chế hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não là Epinephrine và Norepinephrin.

Chính vì vậy, bệnh nhân cao huyết áp cần hỏi ý kiến cũng như tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này để ngăn ngừa nguy cơ suy giảm trí nhớ.

Thuốc ngủ – Một trong những nhóm thuốc gây mất trí nhớ

Nhiều nghiên cứu cho thấy tất cả các loại thuốc ngủ có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng nhận thức của người sử dụng, nghiêm trọng hơn còn có thể gây ra tình trạng mất trí nhớ dài hạn và ngắn hạn.

Nguyên nhân là do thuốc ngủ có thể làm suy giảm các chức năng của tế bào não, từ đó khiến người sử dụng trở nên kém tỉnh táo cũng như khả năng quan sát và phán đoán cũng giảm dần.

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Amitryptilin, Imipramin, Nortryptilin… là các loại thuốc chống trầm cảm có thể làm mất trí nhớ nếu người bệnh sử dụng trong một thời gian dài. Nhóm thuốc này ức chế sự hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não như Norepinephrine, Serotonin, từ đó làm ảnh hưởng đến chức năng của não và gây suy giảm trí nhớ.

Thuốc giảm đau làm suy giảm trí nhớ

Thuốc giảm đau gây nghiện như Morphin, Opioid… có công dụng ức chế các điểm chốt trên đường dẫn truyền cảm giác đau của hệ thần kinh trung ương, từ đó làm mất cảm giác đau. Tuy nhiên, chính tác dụng phụ ức chế thần kinh của các loại thuốc giảm đau này cũng làm tăng nguy cơ mất trí nhớ ở người bệnh.

Tác dụng phụ ức chế thần kinh của các loại thuốc giảm đau cũng làm tăng nguy cơ mất trí nhớ ở người bệnh
Tác dụng phụ ức chế thần kinh của các loại thuốc giảm đau cũng làm tăng nguy cơ mất trí nhớ ở người bệnh

Chính vì vậy, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, cố gắng sử dụng với liều nhỏ nhất và hạn chế nhất có thể để tránh nghiện và ngăn ngừa nguy cơ làm suy giảm trí nhớ.

Thuốc đồng vận dopamin điều trị bệnh Parkinson

Các loại thuốc đồng vận dopamin có tác dụng điều trị bệnh Parkinson, có công dụng làm tăng nồng độ dopamin trong não thông qua việc ức chế enzyme phân hủy dopamin và làm giảm nồng độ acetylcholine.

Tuy nhiên cơ chế làm giảm nồng độ acetylcholine có thể gây ra nguy cơ làm suy giảm khả năng nhận thức. Theo đó, các chất đồng vận dopamin có thể gây ra các tác dụng phụ như mất trí nhớ, hoang tưởng, lú lẫn và có các hành vi cưỡng chế.

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin được chỉ định để điều trị và phòng một số biểu hiện của dị ứng cấp tính như viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, sẩn ngứa, viêm kết mạc dị ứng, côn trùng trích… cũng như chống say tàu xe, kích thích sự thèm ăn… Thuốc kháng histamin bao gồm 2 thể là kháng histamin H1 và histamin H2. Trong đó:

Thuốc kháng histamin có thể làm suy giảm hệ thần kinh trung ương
Thuốc kháng histamin có thể làm suy giảm hệ thần kinh trung ương
  • Histamin H1 bao gồm các loại thuốc như Promethazin hydroclorid, Brompheniramin maleat, Hydroxyzin hydroclorid…
  • Kháng histamin H2 bao gồm Cetirizin, Loratidin, Astemizol, Terfenadin…

Phản ứng phụ thường gặp nhất của thuốc kháng histamin là làm suy giảm hệ thần kinh trung ương, gây ra các biểu hiện ức chế thần kinh như khó chịu, mệt mỏi, giảm phản xạ và suy giảm trí nhớ.

Các loại thuốc này ức chế hoạt động của acetylcholin, chất hóa học truyền tin điều hòa nhiều chức năng của cơ thể và hệ thần kinh. Chính vì vậy mà người bệnh không nên lạm dụng thuốc bởi có thể gặp phải nguy cơ suy giảm trí nhớ.

Phòng tránh sự ảnh hưởng của thuốc làm suy giảm trí nhớ

Sử dụng thuốc Tây điều trị một số bệnh lý như cao huyết áp, dị ứng… luôn tiềm ẩn các rủi ro nguy hiểm và một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng này là làm suy giảm trí nhớ ở người bệnh.

Chính vì vậy, để ngăn ngừa tác dụng phụ nguy hiểm của một số loại thuốc làm suy giảm trí nhớ, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Khi phải sử dụng một trong các loại thuốc trên, người bệnh cần hết sức thận trọng và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ khi kê đơn thuốc.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu thấy suy giảm trí nhớ một cách bất thường, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý chính xác để không gây ra tác dụng phụ làm suy giảm trí nhớ.
  • Ưu tiên việc áp dụng các mẹo dân gian và phương pháp điều trị Đông y để ngăn ngừa các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Tây y.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên rèn luyện tư duy và luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe.
  • Kết hợp xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho hoạt động của trí não.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá…
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý và điều trị kịp thời.

Trên đây là các nhóm thuốc làm suy giảm trí nhớ của người bệnh nếu sử dụng trong một khoảng thời gian dài. Tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể khiến người bệnh mất định hướng, hay quên chữ, hành vi và tâm trạng thay đổi bất chợt…

Vì vậy, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường này khi sử dụng thuốc, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ biết để được tư vấn phương pháp xử lý phù hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng đến trí nhớ.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan