TOP 10+ thuốc điều trị viêm xoang hiệu quả nhất hiện nay [Mới Nhất]
Các loại thuốc điều trị viêm xoang hiệu quả phải có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và ngăn ngừa tiết dịch mũi tốt. Thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc dạng xịt, thuốc kháng sinh, thuốc đông y giúp điều trị viêm xoang. Một số loại thuốc điều trị cho hiệu quả tốt người bệnh có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Thuốc Tây y điều trị viêm xoang
Phác đồ điều trị viêm xoang của Tây y chủ yếu có hai loại thuốc được sử dụng phổ biến là nhóm thuốc kháng sinh dạng uống và thuốc xịt. Trong đó, thuốc kháng sinh toàn thân giúp diệt khuẩn. Thuốc dạng xịt giúp điều trị triệu chứng tại chỗ.
Nhóm kháng sinh chữa viêm xoang
3 loại vi khuẩn gây viêm xoang phổ biến nhất là S Pneumoniae, H.Influenzae, M. Catarrhalis. Các loại vi khuẩn này có khả năng kháng thuốc rất cao, lên đến khoảng 20-30%.
Tuy nhiên, có một số thuốc kháng sinh phổ rộng tác động tốt với cả ba chủng này. Chẳng hạn như Cephalosporins thế hệ 2, Amoxicillin/Clavulanate, Imipenem/Meropenem, Quinolones (mới). Các biệt dược thuộc nhóm này bao gồm:
1. Thuốc Augmentin 1g
Augmentin 1g là loại biệt dược thuộc nhóm Amoxicillin/Clavulanate. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, chỉ định dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp.

- Cách dùng: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi được dùng 2 lần/ngày loại Amoxicillin 1000mg. Trẻ em từ 2-12 tuổi được dùng 30 – 60 mg/kg/ngày.
- Tác dụng phụ: Người bệnh bị dị ứng với các thành phần của thuốc có thể bị mề đay, sốt, ngứa. Các phản ứng phụ thường gặp bao gồm tiêu chảy, viêm đại tràng, thay đổi huyết học và đông máu…
- Chống chỉ định: Người mẫn cảm với Penicillin, dị ứng chéo với Cephalosporin, tăng bạch cầu đơn nhân, có tiền sử bệnh về gan và thận do augmentin.
- Giá bán: 249.000/hộp/2 vỉ x 7 viên nén..
2. Cefpodoxim 200mg
Cefpodoxim 200mg là thuốc được bào chế từ Cefpodoxim. Thuốc có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn trong đó có 3 chủng gây viêm xoang phổ biến nhất. Về mặt hiệu quả, thuốc tác động tốt khoảng 80% với các chủng này, ít bị kháng thuốc hơn các loại khác.
- Cách dùng: Thuốc dùng tối đa 400mng/ngày, 10mg/kg/ngày
- Tác dụng phụ: Người mẫn cảm với thành phần của thuốc có thể bị dị ứng nổi ban đỏ, ngứa da, khó thở. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, đau đầu…
- Chống chỉ định: Bệnh nhân bị dị ứng với Cefpodoxim và các thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin, rối loạn chuyển hóa porphyrin.
- Giá bán: 120.000/hộp.
3. Zinnat 500mg
Thành phần của Zinnat 500mg là Cefuroxime Axetil 500mg, kháng sinh bán tổng hợp phổ rộng thường được kê để điều trị bệnh nhiễm trùng tai – mũi – họng. Thuốc ít bị vi khuẩn kháng lại nên thường được bác sĩ lựa chọn dùng trong phác đồ ban đầu.

- Cách dùng: Người lớn và trẻ em trên 40kg dùng 500 mg/ lần x 2 lần/ ngày. Trẻ em dưới 40kg chỉ dùng 10mg/kg/ lần x 2 lần/ ngày, tối đa 125mg/ lần.
- Tác dụng phụ: Người mẫn cảm với thành phần của thuốc có thể bị dị ứng nổi ban đỏ, ngứa da, khó thở. Các phản ứng tiêu chảy, tim đập nhanh, co giật, vàng da…thường dễ gặp khi dùng quá liều.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân bị dị ứng với các thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin.
- Giá bán: 250.000/hộp.
Thuốc nhỏ mũi chữa viêm xoang
Bác sĩ chuyên khoa thường kê các loại thuốc xịt mũi có chứa Corticoid hoặc Oxymetazoline hydrochloride có tác dụng kháng viêm nhằm làm giảm tình trạng sưng tấy, nghẹt mũi, chảy dịch tại chỗ. Loại Corticoid được ứng dụng điều chế nhiều nhất là Fluticasone propionate, Dexamethasone.
1. Thuốc xịt mũi trị viêm xoang Coldi-B
Bảng thành phần của Coldi B bao gồm oxymetazolin hydroclorid, camphor và menthol. Loại thuốc này thuộc nhóm thuốc chống co mạch, giúp giảm tiết dịch ở mũi nên được kê trong trường hợp bệnh nhân bị chảy dịch nhầy nhiều.

- Cách dùng: Mỗi ngày, người bệnh chỉ sử dụng 2-3 lần, tuyệt đối không dùng nhiều.
- Tác dụng phụ: Các loại thuốc xịt nhóm co mạch thường khiến người bệnh bị nhức đầu, khô mũi, mất ngủ, nhức đầu. Một vài trường hợp có các phản ứng phụ như đau tức ngực, tim đập nhanh.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân bị mẫn cảm với thành phần của thuốc, đang mang thai hoặc cho con bú. Những bệnh nhân có vấn đề về huyết áp, tim mạch, phì đại tuyến tiền liệt…đặc biệt tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không dùng thuốc cho bệnh nhân dưới 6 tuổi.
- Giá bán: 23.000 đồng/ lọ 15ml.
2. Thuốc xịt mũi Otrivin 0.1%
Thuốc xịt mũi Otrivin 0.1% là loại thuốc xịt mũi của Thụy Sĩ có chứa 0,1% Xylometazolin. Đây cũng là loại thuốc co mạch, tác động lên màng nhầy làm giảm tình trạng tắc nghẽn và tiết dịch mũi. Người bệnh có tình trạng sung huyết mũi, tổn thương vùng xoang và khó thải dịch mũi thường được chỉ định dùng Otrivin 0.1%.
- Cách dùng: Mỗi ngày người bệnh được dùng 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 8-10 giờ. Tuyệt đối không dùng nhiều hơn khuyến cáo.
- Tác dụng phụ: Người bệnh có thể bị kích ứng mũi, có cảm giác nóng rát, buồn nôn. Thuốc thường làm khô niêm mạc mũi, người bệnh dùng nhiều có thể chảy máu cam.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc hoặc vừa thực hiện phẫu thuật xoang bướm. Thuốc không được sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.
- Giá bán: 52.000 đồng/ lọ 10ml.
3. Thuốc xịt mũi Hadocort
Thuốc xịt mũi Hadocort hay có tên gọi khác là Hadocort – D. Thuốc bao gồm các hoạt chất như Neomycin sulfate, Dexamethasone natri phosphate, Xylometazoline hydrochloride. Trong đó, Dexamethason là một loại glucocorticoid tổng hợp, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch, hỗ trợ điều trị viêm xoang dị ứng rất tốt.
Thuốc được bào chế dưới dạng xịt phun sương thẩm thấu, nên các hạt sương cực nhỏ có thể luồn vào các khe hốc mũi, cho tác dụng hiệu quả hơn.

- Cách dùng: Điều trị tấn công: xịt 1 – 2 giọt/ lần, mỗi lần xịt cách nhau 2 giờ; điều trị duy trì: 1 – 2 giọt/ lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.
- Tác dụng phụ: Dùng trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt gây mủ cấp, gây mỏng giác mạc,có thể có các phản ứng dị ứng khi dùng thuốc.
- Chống chỉ định: Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, người có bệnh tim mạch, bướu cổ, tiểu đường, có tiền sử tăng nhãn áp, người nhiễm nấm hoặc lao, phụ nữ có thai đang và cho con bú, người thủng màng nhĩ do chấn thương hoặc viêm nhiễm. Đặc biệt không dùng thuốc trong trường hợp mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, không dùng kéo dài liên tục.
- Giá bán: 15.000 đồng/ lọ 15ml.
4. Thuốc Flixonase trị viêm xoang
Flixonase là dạng chất lỏng được pha loãng từ Fluticasone propionate nasal spray 50mcg với đồng độ cồn 0,05%. Đây là một loại chất bột màu trắng, có khả năng chống viêm cực kì hiệu quả.
Ngoài ra, thuốc xịt mũi Flixonase còn chứa các thành phần hoạt chất như: Cellulose vi tinh thể, Dextrose, Polysorbate 80, Benzalkonium Clorua,… Các hoạt chất này kết hợp với nhau có tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhanh chóng thông qua quá trình ổn định lại màng Lysosom của bạch cầu. Bên cạnh đó, nó còn làm giảm tính thấm thành mạch, đối kháng với Histamin, giải phóng Kinin.
- Cách dùng: Trẻ nhỏ từ 4 – 11 tuổi: xịt mỗi bên lỗ mũi 1 lần, mỗi ngày sử dụng một lần; Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: xịt mỗi bên lỗ mũi 2 lần, ngày dùng 1 lần.
- Tác dụng phụ: Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, khô mũi, ngứa và khô họng, rối loạn mắt, rối loạn hô hấp, ngực và vùng thắt lưng,…
- Chống chỉ định: Bệnh nhân quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Người đang bị nhiễm trùng mũi, người mới phẫu thuật mũi hoặc trong giai đoạn hồi phục. Trẻ dưới 4 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Giá bán: khoảng 200.000 đồng/ chai
5. Thuốc trị viêm xoang Kirkland aller-flo
Thuốc trị viêm xoang Kirkland aller-flo có thành phần chính là Fluticasone propionate (glucocorticoid) 50mcg. Thuốc được điều chế nhằm làm giảm các triệu chứng do viêm xoang gây ra như nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt xì, khó thở,…

- Cách dùng: Trẻ nhỏ từ 4 – 11 tuổi: ngày xịt một lần; từ 12 tuổi trở lên: ngày xịt 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Tác dụng phụ: Lần đầu dùng sẽ có cảm giác hơi khó chịu và ngứa mũi, tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất.
- Chống chỉ định: Trẻ em dưới 4 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người bị dị ứng với các thành phần của thuốc. Người mới phẫu thuật mũi hoặc vết thương chưa lành, người bị hen suyễn, người bị tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể.
- Giá bán: 230.000 đồng/ lọ.
Bài thuốc Đông y trị viêm xoang
Ngày nay, càng có nhiều người bệnh tìm đến thuốc đông y để điều trị viêm xoang. Bởi đông y có cơ chế điều trị bệnh từ gốc, sử dụng các thảo dược tự nhiên nên vừa cho hiệu quả lâu dài vừa an toàn dùng cho cả người có hệ miễn dịch yếu.
Người bệnh dùng thuốc đông y chữa viêm xoang cũng không lo sợ gặp tác dụng phụ. Ngược lại, sức đề kháng còn tăng cường sau thời gian sử dụng thuốc lâu dài bởi thuốc đông y có nhiều tính bổ. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc sau:

1. Bài thuốc nam chữa viêm xoang Đỗ Minh Đường
Từng được nhiều người biết tới qua chương trình “Sống khỏe mỗi ngày: Đông y chữa viêm xoang” trên đài PTTH VTV2, số phát sóng ngày 29/2/2020. Cũng trong chương trình, diễn viên Hoa Thúy đã chia sẻ về kinh nghiệm chữa dứt điểm viêm xoang mạn tính bằng chính bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường này.

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, cố vấn y khoa chương trình “Sống khỏe mỗi ngày”, bài thuốc chữa viêm xoang Đỗ Minh Đường tuân thủ đúng cơ chế điều trị bệnh của đông y, tác dụng sâu tiêu viêm bổ phế, vừa thanh nhiệt giải độc, tiêu trừ tận gốc viêm xoang dừ nhẹ hay nặng. Cùng với nguyên tắc chữa bệnh “lấy sức khỏe con người làm cốt”, bài thuốc kết hợp hơn 50 thảo dược được quý, gia giảm theo tỷ lệ vàng bí truyền, phối hợp nhuần nguyễn để dược liệu phát huy tính vừa “phòng”, vừa “trị”, bồi bổ sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh.
Toàn bộ thành phần này đều là nam dược sạch được trồng ở vườn thuốc Đỗ Minh Đường, đạt chuẩn GACP-WHO nên hoàn toàn lành tính, thích hợp dùng cho mẹ bầu, phụ nữ cho con bú, trẻ em hay cả người cao tuổi, người có sức đề kháng yếu. Thuốc có mùi thơm thảo dược tự nhiên, dễ dùng, dễ uống, không gây nôn trớ hay khó chịu, điều này đã được diễn viên Hoa Thúy chia sẻ trong chương trình. Đó cũng là lý do cô an tâm chọn bài thuốc này để điều trị viêm xoang cho cả cậu con trai 9 tuổi.

Điểm đặc biệt, bài thuốc viêm xoang Đỗ Minh Đường được điều chế thành các chế phẩm tiện lợi, đựng trong lọ nhỏ, cách sử dụng vô cùng đơn giản và dễ dàng. Điều này đã được phóng sự “Giải pháp trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng triệt để từ đông y” của VTV2 Social đề cập và nhấn mạnh. Đồng thời, Dv Thanh Tú – người bệnh sử dụng bài thuốc chữa viêm xoang Đỗ Minh Đường cũng công nhận điều này. Xem chi tiết chia sẻ của nữ diễn viên về bài thuốc TẠI ĐÂY.
- Thành phần: Các thảo dược chính như bồ công anh, bách bộ, kim ngân cành, sinh địa, bạc hà, thục địa, đương quy vĩ, xích thược… cùng hơn 30 loại thảo dược khác
- Cách dùng: Thuốc được điều chế sẵn thành dạng cao đặc, viên nén và dạng xịt. Người bệnh chỉ cần sử dụng theo đúng liệu trình và chỉ định của bác sĩ (mỗi bệnh nhân sẽ có 1 liệu trình sử dụng khác nhau tùy theo tình trạng bệnh).
- Nơi bán: Nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm xoang
Khi dùng các loại thuốc điều trị viêm xoang, người bệnh cần lưu ý:
- Tuyệt đối phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ/thầy thuốc, không bỏ dở thuốc khiến vi khuẩn gây bệnh có điều kiện kháng thuốc
- Không tự ý sử dụng thuốc tây y điều trị viêm xoang nếu không có chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc tây đều có tác dụng phụ kèm theo, dùng quá liều sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Người bệnh không dùng thuốc xịt mũi quá liều, kéo dài bởi chúng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng khả năng nhiễm trùng…
- Khi sử dụng thuốc đông y cần kiên trì bởi thuốc có cơ chế tác động từ gốc đến ngọn nên cần thời gian để cơ thể hấp thụ và phát huy công dụng thuốc.
- Người bệnh cần lựa chọn trung tâm đông y uy tín để bắt mạch và bốc thuốc. Hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán thuốc trộn tân dược, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
- Người bệnh chú ý phối hợp tốt phương pháp điều trị và chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Hy vọng bạn đọc có thể lựa chọn được cho mình loại thuốc điều trị viêm xoang phù hợp qua những chia sẻ trong bài viết. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và được bác sĩ chẩn đoán về bệnh. Bởi viêm xoang là căn bệnh rất dễ tái phát nếu người bệnh không xác định đúng nguyên nhân gây bệnh cũng như chọn lựa hướng điều trị không phù hợp.
Tham khảo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!