Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm 2 dạng là thuốc uống điều trị toàn thân và thuốc dạng xịt, dạng xông giúp điều trị triệu chứng tại chỗ. Để lựa chọn được loại thuốc phù hợp với cơ địa và biết cách sử dụng an toàn, hiệu quả, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Thuốc tây điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất

Phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng tây y bao gồm việc ngăn ngừa, hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh và sử dụng thêm các loại thuốc giúp thuyên giảm triệu chứng. Cả thuốc kháng sinh histamin và thuốc xịt mũi đều có tác dụng giảm nhanh triệu chứng trong các trường hợp khác nhau.

Thuốc kháng histamin điều trị viêm mũi dị ứng

Nhóm thuốc kháng sinh histamin là thuốc đối kháng thụ thể (receptor) của histamin. Thông qua ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H1, chúng có thể làm giảm hoặc làm mất tác dụng sinh học của histamin – các triệu chứng do dị ứng gây ra.

Loại thuốc được sử dụng trong trường hợp dị ứng ở đường hô hấp nói chung và viêm mũi dị ứng nói riêng là thuốc kháng H1. Hiện nay, thuốc đã được cải tiến qua hai thế hệ:

1. Nhóm thuốc kháng histamin thế hệ cũ

Thuốc kháng histamin thế hệ cũ bao gồm Clorpheniramin, Promethazin, Diphenhydramin, Alimemazin… Thuốc đi vào máu não dễ dàng để tác động trên thụ thể H1 cả trung ương và ngoại vi. Do đó, ngoài khả năng làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng (tắc nghẹt mũi, chảy dịch, sưng nề mũi…), thuốc còn có tác dụng an thần mạnh và chống nôn.

Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng - Thuốc kháng histamin H1 thế hệ cũ
Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng – Thuốc kháng histamin H1 thế hệ cũ
  • Cách dùng: Thuốc có tác dụng trong thời gian ngắn, khoảng 4-6 tiếng nên người bệnh cần dùng nhiều lần trong ngày. Liều lượng và thời gian dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tác dụng phụ: Do có tác dụng an thần nên thuốc dễ gây buồn ngủ, choáng váng đầu óc. Do có tác dụng kháng cholinergic nên người bệnh có thể bị khô miệng, bí tiểu, mờ mắt. Nếu dùng quá liều khoảng 25-50mg/kg thể trọng có thể gây chết.
  • Chống chỉ định: Thuốc không sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; phụ nữ có thai, đang cho con bú; người bị hen cấp hoặc có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt; người đang vận hành máy móc, lái xe. Không dùng nhóm thuốc kháng H1 trong trường hợp bị viêm loét dạ dày.
  • Biệt dược: Chlorpheniramine Maleate-4mg (Clorpheniramin), Promethazin 10mg (Promethazin), Diphenhydramin 25mg (Diphenhydramin)…

2. Nhóm thuốc kháng histamin thế hệ mới

Thuốc kháng histamin thế hệ mới hầu như không có tác dụng an thần, chống nôn nên được nhiều bệnh nhân ưa dùng. Thuốc ít đi qua hàng rào máu não, ít tác dụng trên thụ thể H1 trung ương mà chỉ có tác dụng trên thụ thể H1 ngoại vi.

Đó cũng là lý do tại sao chúng được gọi là thuốc kháng histamin có đối kháng chọn lọc trên thụ thể. Các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm này bao gồm Loratadin, Fexofenadin, Cetirizin, Levocetirizin…

Thuốc kháng histamin thế hệ mới không gây buồn ngủ
Thuốc kháng histamin thế hệ mới không gây buồn ngủ
  • Cách dùng: Tác dụng của thuốc tương đối lâu, kéo dài từ 12 – 24 tiếng nên người bệnh chỉ dùng 1 lần/ngày. Liều dùng của mỗi loại thuốc trong nhóm kháng histamin H1 sẽ khác nhau nên người bệnh cần tham khảo trực tiếp ý kiến của bác sĩ
  • Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp tình trạng mệt mỏi, bị khô miệng, choáng váng, nhức đầu. Số ít trường hợp gặp phải các tác dụng phụ như thiếu máu, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp, suy gan…
  • Chống chỉ định: Người bệnh bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc, thận trọng dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người bị suy gan và suy thận.
  • Biệt dược: Cetirizin 10mg (Cetirizin), Fexofenadin 60mg (Fexofenadine), Clarityne 10mg (Loratadine)…

[mrec_form id=”61642″]

Thuốc xịt mũi chữa viêm mũi dị ứng tốt nhất

Bên cạnh các loại thuốc kháng histamin, bác sĩ thường kê thêm các loại thuốc điều trị cục bộ, giảm triệu chứng tại chỗ nhanh chóng. Một số loại thuốc xịt mũi điều trị viêm mũi dị ứng thường dùng gồm:

1. Thuốc xịt mũi Aladka

Thuốc xịt mũi Aladka có tác dụng giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng tức thì như chống xung huyết và làm thông thoáng đường thở. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng kháng khuẩn do có chứa Neomycin sulfat.

Đây là hoạt chất tác động tốt trên nhiều loại vi khuẩn gây viêm xoang như Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae, Klebsiella… Từ đó Aladka giúp ngăn ngừa viêm mũi dị ứng biến chứng thành viêm xoang.

Thuốc xịt mũi Aladka
Thuốc xịt mũi Aladka
  • Cách dùng: Mỗi ngày người bệnh nên xịt 2 – 4 lần. Mỗi lần chỉ dùng 1-2 xịt tùy vào tình trạng bệnh.
  • Tác dụng phụ: Người bệnh có thể cảm thấy khô rát ở mũi, nhức đầu, buồn nôn… Nếu thuốc chảy xuống cổ họng có thể gây phản ứng toàn thân.
  • Chống chỉ định: Trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú. Người bị viêm tắc ruột, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn lao hoặc sốt rét. Người có sự mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc: Neomycin, Dexamethasone phosphate, Xylometazolin hydroclorid.
  • Giá bán: 14.000 đồng/ lọ.

2. Thuốc xịt mũi Otrivin 0.1%

Thuốc xịt mũi Otrivin 0.1% thuộc nhóm thuốc chống co mạch, được chỉ định để điều trị xung huyết mũi, viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi do nhiều nguyên nhân. Thành phần chính của thuốc là Xylometazolin hydroclorid có tác dụng hỗ trợ thải dịch tiết khi các xoang bị ứ đọng.

  • Cách dùng: Mỗi lần xịt 1 lần, mỗi ngày dùng tối đa 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối.
  • Tác dụng phụ: Các phản ứng đau đầu, buồn nôn, nóng rát nhẹ ở mũi, cổ họng, khô niêm mạc mũi thường gặp nhất. Ngoài ra còn có các tác dụng phụ hiếm gặp như rối loạn nhịp tim, huyết áp, suy giảm thị lực, phù mạch, phát ban…
  • Chống chỉ định: Thuốc không được chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi. Người bị viêm mũi khô, viêm teo mũi hay quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên qua xương bướm hoặc phẫu thuật ngoài màng cứng. Nếu người bệnh có triệu chứng tăng huyết áp, bệnh tim mạch, cường giáp, đái tháo đường… cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Giá bán: 45.000 đồng/lọ.

3. Thuốc xịt mũi Hadocort 

Thuốc xịt mũi Hadocort có thành phần tương tự thuốc xịt mũi Aladka. Do đó, thuốc cũng tác dụng tốt đối với bệnh viêm mũi dị ứng. Ngoài ra thuốc còn có tính kháng sinh mạnh, được sử dụng để điều trị viêm xoang, nhiễm trùng mắt. Từ đó ngăn ngừa các biến chứng của viêm mũi dị ứng.

Thuốc xịt mũi Hadocort
Thuốc xịt mũi Hadocort
  • Cách dùng: Liều khởi phát, xịt 1-2 giọt/lần và cách nhau 2 giờ. Liều duy trì, nhỏ 1-2 giọt/lần và cách nhau 4-6 giờ.
  • Tác dụng phụ: Nếu dùng quá liều và sử dụng trong thời gian dài, người bệnh có thể bị nhiễm trùng mắt, mỏng giác mạc, dị ứng toàn thân, tổn thương thần kinh thị giác, giảm thị lực.
  • Chống chỉ định: Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Người mẫn cảm với bất kỳ các thành phần nào của thuốc. Người có bệnh tim mạch, bướu cổ, tiểu đường, người có tiền sử tăng nhãn áp, thủng màng nhĩ do nhiễm khuẩn hay chấn thương. Người có các bệnh về mắt mũi do nhiễm nấm, lao hoặc vi khuẩn.
  • Giá bán: 20.000 đồng/chai.

4. Thuốc xịt mũi Nasonex

Thuốc xịt mũi Nasonex có tác dụng kháng viêm, kháng histamin, giảm các bạch cầu ưa eosin, bạch cầu trung tính và các protein kết dính tế bảo biểu mô. Khi dùng thuốc xịt mũi Nasonex, sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi,…

  • Cách dùng: Mỗi ngày người bệnh chỉ dùng thuốc 1 lần. Mỗi lần dùng 1-2 xịt.
  • Tác dụng phụ: Người bệnh có khả năng bị chảy máu cam, rát mũi, kích ứng mũi khi dùng thuốc xịt mũi Nasonex. Nếu dùng quá liều có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Chống chỉ định: Thuốc không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi, người mẫn cảm với các dược chất như Mometasone furoate monohydrate, Cellulose, Natri citrate dihydrate. Bệnh nhân bị chấn thương hoặc vừa phẫu thuật mũi.
  • Giá bán: 200.000 đồng/chai.

5. Thuốc xịt mũi Rhinocort

Hoạt chất chính có trong thuốc xịt mũi Rhinocort là Budesonide. Đây là một Corticosteroid tổng hợp, có tác dụng chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Rhinocort cũng có tác dụng kháng viêm thông qua việc hoạt hóa phospholipase A2..

Thuốc xịt mũi Rhinocort
Thuốc xịt mũi Rhinocort
  • Cách dùng: Trẻ em từ 2 – 7 tuổi dùng 200 – 400 mcg/ ngày; trẻ em trên 7 tuổi dùng 400 – 800 mcg/ ngày; người lớn dùng 800 – 1600 mcg/ ngày. Chia đều dùng từ 2 – 4 lần trong một ngày.
  • Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây kích ứng họng nhẹ, ho, khàn giọng. Thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida vùng miệng họng hay co thắt phế quản ở bệnh nhân có thể trạng quá mẫn.
  • Chống chỉ định:  Trẻ em dưới 2 tuổi, người mẫn cảm với Budesonide.
  • Giá bán: 225.000 đồng/ lọ

Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng

Trước khi điều trị viêm mũi dị ứng, người bệnh cần tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Dị nguyên nào là tác nhân kích hoạt phản ứng dị ứng trong cơ thể. Việc cắt nguồn gây dị ứng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của phác đồ điều trị bệnh.

Các loại thuốc tây y điều trị viêm mũi dị ứng cũng chỉ tác dụng trên triệu chứng. Sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa để tránh các tác dụng phụ. Đặc biệt các loại thuốc dạng xịt không được dùng liên tục quá 7 ngày. Tốt nhất là sử dụng liên tục trong khoảng 3 ngày rồi dừng lại.

Thuốc tây không có tác dụng điều trị gốc bệnh nên không cho hiệu quả bền lâu
Thuốc tây không có tác dụng điều trị gốc bệnh nên không cho hiệu quả bền lâu

Đối với thuốc đông y, người bệnh cần kiên trì sử dụng theo đúng liệu trình của thầy thuốc/bác sĩ đông y đưa ra. Do cơ chế tác động từ gốc nên hiệu quả sẽ chậm hơn so với thuốc tây nhưng an toàn, ít gây tác dụng phụ.

Ngoài ra, Khi dùng thuốc điều trị người bệnh cũng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng như:

  • Không ăn các thực phẩm có tính hàn như tôm, cua, cá…
  • Các thực phẩm quá chua cay, nhiều ngọt, nhiều mỡ.
  • Rượu, bia, thuốc lá, cafe…

Bệnh viêm mũi dị ứng không thể chữa khỏi nếu người bệnh chỉ tập trung chữa phần ngọn. Do đó, hướng điều trị tốt nhất là người bệnh kết hợp cải thiện cơ địa, tăng cường miễn dịch lẫn triệt tiêu triệu chứng cùng lúc. Người bệnh cũng cần chú trọng xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để cơ thể nhanh phục hồi hơn.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan