Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Thuốc Tây trị viêm đại tràng là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ ưu nhược điểm và những nhóm thuốc chữa bệnh hiệu quả. Vậy nên nội dung bài viết dưới đây tapchidongy.org sẽ giúp bạn tổng hợp toàn bộ thông tin giải quyết được vấn đề này.

Thuốc Tây trị viêm đại tràng có những ưu nhược điểm gì?

Nhờ sự phát triển của ngành Dược cùng với Công nghệ Y khoa mà hiện nay người bệnh viêm đại tràng cũng có thêm nhiều phương pháp điều trị để lựa chọn phù hợp với bệnh tình của mình, thay vì chỉ có mỗi thuốc Đông y. Nhưng, là một người bệnh thì nên tìm hiểu kỹ các thông tin về thuốc trước khi đưa ra quyết định lựa chọn.

Thuốc tây có nhiều ưu nhược điểm trong điều trị bệnh viêm đại tràng
Thuốc tây có nhiều ưu nhược điểm trong điều trị bệnh viêm đại tràng

Ưu điểm của việc chữa viêm đại tràng bằng thuốc Tây

Mặc dù mỗi loại thuốc đều có những đặc tính và cách sử dụng khác nhau, nhưng khi xét về ưu điểm thì thuốc Tây trị viêm đại tràng đều có chung điểm là:

  • Tác dụng nhanh chóng. Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón,… hầu như sẽ biến mất chỉ trong một thời gian ngắn sau khi sử dụng thuốc.
  • Ngoài ra, còn một lợi thế nữa của thuốc Tây nữa đó là sự phong phú của loại thuốc, sự đa dạng của thị trường. Nghĩa là một loại triệu chứng bệnh có thể lựa chọn thuốc khác nhau để điều trị, chứ không chỉ có một loại duy nhất.

Nhược điểm khi dùng thuốc Tây y chữa viêm đại tràng

Đối với những người trung thành với thuốc Tây, đôi khi cũng không hẳn là tốt, bởi chúng giống như “con dao hai lưỡi”. 

  • Chúng mang đến công dụng hiệu quả, nhanh nhưng khi người bệnh sử dụng không đúng, không đủ liều sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc hoặc tác dụng phụ nguy hiểm như: Nôn mửa, suy gan, suy thận, ảnh hưởng thần kinh, ngộ độc…
  • Thậm chí, với những bệnh sử dụng thuốc kéo dài có hiện tượng cơ thể trữ nước gây tiểu đường, béo phì.
  • Tác dụng của thuốc chỉ mang tính chất tạm thời, người bệnh vẫn có nguy cơ bị tái phát hoặc bị chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu điều trị không có hiệu quả dứt điểm.

Vậy nên, trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc Tây nào thì người bệnh cũng nên khám bệnh, nghe theo chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị viêm đại tràng bằng Tây y được hiệu quả nhất.

Danh sách thuốc Tây chữa viêm đại tràng đạt hiệu quả cao

Mỗi người bệnh đều có những nguyên nhân, triệu chứng cũng như tình trạng khác nhau. Đương nhiên bác sĩ cũng sẽ dựa một phần vào đó để chẩn đoán và kê đơn phù hợp nhất đối với người bệnh.

Thuốc Tây chữa đại tràng theo nguyên nhân

Cụ thể một số thuốc thường được bác sĩ khuyên dùng dựa theo nguyên do gây bệnh như:

Viêm đại tràng do khuẩn Amip

Đây là loại vi khuẩn lây theo đường tiêu hóa, đi theo đường dạ dày.

Metronidazole loại bỏ vi khuẩn amip - điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả
Metronidazole loại bỏ vi khuẩn amip – điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả
  • Metronidazole 750mg: Thuốc có thể là dạng nén hoặc dạng dịch, người bệnh sẽ uống trước ăn 1 giờ để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Emetine hoặc Dihydro – emetine: Mỗi ngày uống 10 – 20mg hoặc tiêm 60mg.
  • Iodoquinol: Liều uống thường 750mg/ngày trong 5 – 10 người tùy từng người bệnh.

Viêm đại tràng do vi khuẩn lao

Là bệnh bị khởi phát bệnh do nuốt phải đờm từ phổi bị lao, qua đường tiêu hóa và gây bệnh.

  • Isoniazid 300mg: Người bệnh sẽ uống trước ăn 1 giờ hoặc 2 giờ sau khi ăn đều được.
  • Ethambutol (100mg – 400mg): Thuốc dưới dạng viên nén, chỉ uống 1 lần và tối đa 2 lần/ tuần.
  • Rifampin: (150mg – 500mg): Ngày người bệnh sẽ uống 1 lần và 1 tuần cũng chỉ uống tối đa 2 lần.

Viêm đại tràng vô căn

Là trường hợp người bệnh có những biểu hiện, triệu chứng của bệnh viêm đại tràng nhưng chưa tìm ra nguyên do cụ thể. 

Sulfasalazine - Thuốc tây trị viêm đại tràng phổ biến
Sulfasalazine – Thuốc tây trị viêm đại tràng phổ biến
  • Sulfasalazine: Dưới dạng viên nén 500mg, có thể uống 3 – 4 lần một ngày.
  • Diarsed: Người lớn có thể uống tối đa 4 viên/ ngày nhưng lần uống đầu nên uống liền 2 viên. Trẻ nhỏ trên 30 tháng tuổi thì sử dụng với nửa lượng người lớn.
  • Imodium: Dưới dạng viên nang, người bệnh có thể uống chung với chất lỏng khác.

Viêm đại tràng màng giả

Là bệnh do vi khuẩn C.difficile – sinh sống sẵn trong đường ruột, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ phát bệnh, cụ thể là khi bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài. Khi này người bệnh cần dừng thuốc kháng sinh nếu không thực sự cần thiết. Sau đó, uống:

  • Vancomycin: Dạng dịch truyền qua tĩnh mạch, liều lượng sẽ tùy vào từng mức độ của người bệnh.
  • Metronidazole: Dạng viên nén 250mg hoặc 500mg, có thể uống trong hoặc sau khi ăn đều được.

Thuốc Tây y điều trị viêm đại tràng theo triệu chứng

Thông thường, người bệnh sẽ được bác sĩ kê thuốc điều trị để điều trị triệu chứng để mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp người bình ổn định bệnh tình thời điểm đó. Một số nhóm thuốc tây điều trị viêm đại tràng được kê đơn nhiều như:

Nhóm thuốc trị táo bón

Đối với loại thuốc này thì người bệnh chỉ được chỉ định uống trong thời gian ngắn, không sử nhiều bởi khi đó dễ gặp tác dụng phụ (bị tiêu chảy).

Thuốc trị táo bón Folax được sử dụng để chữa bệnh viêm đại tràng
Thuốc trị táo bón Folax được sử dụng để chữa bệnh viêm đại tràng
  • Thuốc Folax: Bệnh nhân chỉ uống 1-2 gói/10g/ ngày.
  • Thuốc Sorbitol: Liều uống được chỉ định từ 1 – 3 gói/ngày (5g/1 gói).
  • Thuốc Duphalac: Thường được chia dưới dạng 10g/ 1 gói, người bệnh chỉ nên uống 1-3 gói/ngày.

Thuốc chống tiêu chảy

Tương tự như thuốc trên, bệnh nhân chỉ uống đúng theo chỉ định nếu không sẽ bị táo bón:

  • Iopradium: Dạng viên nén 2mg/ viên, người bệnh sử dụng tối đa 6 viên/ ngày.
  • Actapulgite: Trung bình người bệnh sẽ được kê uống tối đa 2 – 3 gói, tùy thể trạng bệnh viêm đại tràng khác nhau.
  • Smecta: Tương tự thuốc trên, tối đa 2 – 3 gói/ ngày/ người.

Nhóm thuốc chống viêm nhiễm

Công dụng chính của thuốc là kháng vi khuẩn, loại bỏ vi khuẩn và thường được bác sĩ kê đơn với bệnh nhân điều trị lần đầu. Tuy nhiên thuốc cũng không được dùng quá liều, dễ gây ra tác dụng phụ là tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

  • Sulfasalazine: Uống 0,5g – 2g/ lần đầu đến khi không cảm thấy thuyên giảm thì mới sử dụng tiếp và tối đa chỉ uống 4 lần/ ngày.
  • Mesalamine: Người bệnh uống 2 viên/ 400mg/ ngày và không uống quá 3 lần/ ngày.
  • Olsalazine: Người viêm đại tràng có thể uống 500mg – 1000mg / 2 lần/ ngày và tối đa là 4 lần ngày.

Thuốc giảm đau, chống co thắt

Đối với nhóm thuốc tây trị viêm đại tràng này thì có khá nhiều dạng thuốc để bệnh nhân lựa chọn. Cụ thể như:

Mebeverin
Mebeverin – Thuốc tây điều trị viêm đại tràng
  • Dạng tiêm – Phloroglucinol (loại 40mg): Mỗi ngày người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn tiêm ống sử dụng 1 – 3 ống/ngày.
  • Dạng viên uống: Phloroglucinol 80mg (4 viên/ngày), Trimebutin 100mg ( 1 – 6 viên/ngày), Mebeverin 100mg (2-4 viên/ngày)…
  • Dạng viên ngậm đặt lưỡi – Phloroglucinol 80mg/ viên ngậm (2 viên/ngày)

Hi vọng những thông tin và gợi ý trên đây về các loại thuốc Tây trị viêm đại tràng. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Có thể bạn quan tâm

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan