Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Phác đồ điều trị gout mới nhất từ Bộ Y tế là phác đồ chuẩn được sử dụng tại các bệnh viện, phòng khám. Dưới đây là nội dung cập nhất mới nhất phác đồ trị gout bạn có thể tham khảo. 

Chẩn đoán bệnh gout

Chẩn đoán bệnh gout là việc làm đầu tiên được thực hiện trước khi đưa ra phương pháp điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân gây gout. Các phương pháp chẩn đoán được áp dụng như:

Chẩn đoán xác định

Để xác định tình trạng bệnh gout bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện những xét nghiệm sau:

Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh gout
Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh gout
  • Xét nghiệm acid uric máu: Đây là một xét nghiệm được bắt buộc thực hiện trong chẩn đoán gout. Nếu nồng độ acid uric cao hơn bình thường sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm tiếp theo.
  • Xét nghiệm acid uric niệu: Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm acid uric niệu để xác định nguyên nhân gây bệnh. Trung bình, acid niệu không thấp hơn 600mg/dl trong 24 giờ. Nếu chỉ số này cao hơn, cơ thể sẽ gặp rối loạn chuyển hóa khiến nồng độ acid uric tăng cao.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Bản chất của bệnh gout là sự tích tụ muối ở các ổ khớp. Xét nghiệm dịch khớp sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được căn bệnh này. 

Chẩn đoán triệu chứng

Ngoài chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên triệu chứng bệnh như sau: 

Chẩn đoán gout cấp tính

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên các cơn đau, triệu chứng đi kèm. Cụ thể:

  • Vị trí đau: Xuất hiện ở ngón chân cái, khớp cổ tay, khớp ngón tay, khớp gối…
  • Tính chất cơn đau: Cơn đau của bệnh gout diễn ra đột ngột, mức độ đau dữ dội. Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm và rạng sáng. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng như lạnh run, mệt mỏi, sốt cao.
  • Khoảng cách giữa các cơn đau: Các cơn đau gout diễn ra cách xa nhau, ngắn nhất là vài tháng. Có trường hợp các cơn đau gout cách nhau đến nhiều năm. 

Chẩn đoán gout mãn tính

Các triệu chứng điển hình của bệnh gout mãn tính như sau:

Hạt tophi xuất hiện tại ổ khớp chứng tỏ bạn đã bị gout mãn tính
Hạt tophi xuất hiện tại ổ khớp chứng tỏ bạn đã bị gout mãn tính
  • Tác động đến xương khớp: Tinh thể muối urat lắng đọng tại khớp sẽ khiến khớp bị biến dạng, teo cơ, cứng khớp. 
  • Xuất hiện hạt tophi: Hạt tophi xuất hiện tại ổ khớp. Sau đó xuất hiện tại mạch máu, thận, vành tai… Ở giai đoạn này, biến chứng có thể phát sinh như cao huyết áp, tiểu đường, suy thận…

Chẩn đoán phân biệt

Gout có thể nhầm lẫn với nhiều căn bệnh xương khớp khác. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán phân biệt bệnh gout như sau:

  • Phân biệt gout cấp tính với viêm khớp nhiễm trùng, bệnh gout giả, chấn thương khớp, lao khớp.
  • Phân biệt gout mãn tính với thoái hóa khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp.

Phác đồ điều trị gout mới nhất theo Bộ Y tế

Các phương pháp điều trị bệnh gout phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Dưới đây là phác đồ điều trị gout Bộ Y tế mà người bệnh có thể tham khảo:

Áp dụng phác đồ điều trị gout – Điều trị nội khoa

Trong phác đồ điều trị bệnh gout của Bộ Y tế, phương pháp điều trị nội khoa sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc như sau:

  • Thuốc chống viêm:

Các loại thuốc chống viêm được sử dụng để giảm viêm, giảm đau ở ổ khớp. Một số loại thuốc được chỉ định sử dụng như sau:

  •  Colchicin:

Thuốc này có tác dụng giảm đau, chống viêm trong cơn gout cấp hay mạn tính. Theo nghiên cứu mới, không nên sử dụng Colchicin liều cao bởi sẽ gây ra tác dụng phụ. Chỉ nên sử dụng 1mg/ngày càng sớm càng tốt (trong vòng 12 giờ đầu cơn gout khởi phát).

Sử dụng các thuốc chống viêm để điều trị gout
Sử dụng các thuốc chống viêm để điều trị gout

Đồng thời, có thể phối hợp điều trị với một số nhóm thuốc chống viêm không steroid NSAID để cắt cơn đau gout. Trong trường hợp, bệnh nhân chống chỉ định với NSAID, bác sĩ sẽ chỉ định dùng Colchicin liều 1mg x 3 lần/ngày trong ngày đầu tiên. Hoặc sử dụng 0,5mg cách nhau 2 giờ 1 lần nhưng tối đa không quá 4mg. Đến ngày thứ hai, người bệnh dùng 1mg x 2 lần. Từ ngày thứ 3 trở đi, dùng 1mg x 1 lần duy nhất.

Test Colchicin: Trong 2 ngày đầu, người bệnh dùng 1mg x 3 lần, triệu chứng tại khớp sẽ giảm nhanh sau 48 giờ. Tuy nhiên, sau 48 giờ, bệnh nhân thường có dấu hiệu tiêu chảy. Lúc này, bạn cần kết hợp Loperamid 2mg, ngày 2 viên, chia thành 2 lần để kiểm soát tiêu chảy.

Dự phòng tái phát: Sử dụng liều 0,5 – 1,2mg, uống từ 1 – 2 lần/ngày. Trung bình, người bệnh dùng 1mg/ngày kéo dài trong 6 tháng. Giảm liều sử dụng ở những người mắc bệnh mãn tính, người trên 70 tuổi. Trong trường hợp không dùng Colchicin thì dự phòng tái phát bằng thuốc kháng viêm không steroid liều thấp.

  • Thuốc chống viêm không steroid:

Có thể sử dụng một trong những loại thuốc như sau: Piroxicam, Diclofenac, Indomethacin, Naproxen, nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2.

Lưu ý những trường hợp chống chỉ định sử dụng các loại thuốc này như người bị suy thận, viêm loét dạ dày, tá tràng. Thuốc chống viêm không steroid có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp điều trị cùng Colchicin.

  • Corticoid:

Thuốc Corticoid đường toàn thân sẽ được chỉ định khi các loại thuốc trên không mang lại hiệu quả hay có chống chỉ định. Tuy nhiên, Corticoid rất hạn chế và chỉ được sử dụng điều trị trong ngày.

Thuốc Corticoid chỉ được chỉ định khi những loại tân dược khác không mang đến hiệu quả
Thuốc Corticoid chỉ được chỉ định khi những loại tân dược khác không mang đến hiệu quả

Trường hợp tiêm Corticoid trực tiếp vào khớp cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Trước khi thực hiện, cần chú ý loại trừ trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn. 

  • Thuốc giảm acid uric máu:

Nhóm thuốc giảm acid uric trong máu có tác dụng hỗ trợ đào thải acid uric qua thận. Từ đó giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh gout. Các loại thuốc giảm acid uric máu được sử dụng phổ biến như:

  • Nhóm thuốc có tác dụng ức chế tổng hợp acid uric:

Allopurinol là loại thuốc được chỉ định phổ biến nhất. Liều lượng dùng căn cứ vào nồng độ acid uric máu. Liều khởi đầu thường là 100mg.ngày trong vòng 1 tuần. Sau đó, bác sĩ có thể cân nhắc tăng lên 200 – 300mg/ngày.

Nồng độ acid uric máu thường có xu hướng trở về bình thường sau khi điều trị với liều 200 – 300mg/ngày. Không nên chỉ định sử dụng thuốc trong cơn đau gout cấp tính mà chỉ nên dùng khi viêm khớp đã thuyên giảm, sau 1 – 2 tuần dùng Colchicin.

Người bệnh cần chú ý đến các tác dụng phụ khi sử dụng Allopurinol. Tác dụng phụ thường gặp như sốt, đau đầu, dị ứng, nổi ban đỏ… Người bệnh lưu ý theo dõi trong quá trình sử dụng thuốc.

  • Nhóm thuốc tăng thải acid uric

Trước khi chỉ định dùng nhóm thuốc này, bác sĩ cần xét nghiệm acid uric niệu cho bệnh nhân. Thuốc chống chỉ định trong trường hợp acid uric niệu cao hơn 600mg/24 giờ hoặc người mắc bệnh sỏi thận, suy thận, cao huyết áp.

Các loại thuốc giảm tăng acid uric được sử dụng để điều trị bệnh gout
Các loại thuốc giảm tăng acid uric được sử dụng để điều trị bệnh gout

Có những trường hợp cần sử dụng kết hợp thuốc tăng thải acid uric với Allopurinol. Tuy nhiên, cả hai nhóm thuốc này nên chỉ định dùng trong cơn đau gout cấp tính.

Một số loại thuốc tăng thải acid uric được sử dụng phổ biến như Probenecid, Sulfinpyrazon, Benziodaron, Benzbromarone… Trong đó, thuốc Probenecid dùng với liều lượng 250mg – 3g/ngày, Sulfinpyrazon dùng với liều 100 – 800mg/ngày..

Phác đồ điều trị gout – Điều trị ngoại khoa

Phương pháp phẫu thuật loại bỏ hạt tophi sẽ được thực hiện nếu cần thiết. Cách này được thực hiện trong trường hợp gout đi kèm biến chứng loét hay bội nhiễm hạt tophi. Hoặc khi hạt tophi có kích thước lớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vận động cũng được chỉ định phẫu thuật. 

Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng Colchicin để tránh các cơn gout khởi phát. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được chỉ định uống thuốc hạ acid uric máu.

Lưu ý khi điều trị và cách phòng ngừa bệnh gout

Bệnh gout có diễn biến phức tạp hơn những bệnh xương khớp khác. Do đó, người bệnh cần theo dõi tình trạng bệnh sát sao, chặt chẽ. Bạn nên đi khám sức khỏe đều đặn để xác định chỉ số như acid uric trong máu, creatine… Đặc biệt, những người lớn tuổi, người thường xuyên uống rượu bia nên khám sức khỏe định kỳ. Từ đó giúp phát hiện kịp thời các bệnh lý và điều trị sớm nhất. 

Uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ phòng ngừa bệnh gout
Uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ phòng ngừa bệnh gout

Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong điều trị, kiểm soát các cơn gout tái phát. Người bệnh gout nên xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh như sau:

  • Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa quá nhiều purin. Các loại thực phẩm như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản…
  • Tập thể dục thường xuyên để giảm cân, tăng cường sức đề kháng.
  • Không được uống rượu bia, chất kích thích gây hại cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước, từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để tăng đào thải acid uric.
  • Tránh uống các loại thuốc làm tăng acid uric trong máu.
  • Hạn chế căng thẳng, stress, chấn thương…

Với các trường hợp khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị gout riêng biệt. Bệnh nhân phải thăm khám sức khỏe định kỳ và tuân theo phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ. Điều này sẽ giúp kiểm soát tốt bệnh gout và ngăn ngừa bệnh tái phát. 


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan