Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Sau nhiều nghiên cứu Y học, chuyên gia cho biết thiếu hụt một số dưỡng chất sẽ khiến da khô sạm, kém sức sống và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu. Vậy da khô thiếu chất gì? Trong bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ giải đáp chi tiết cho câu hỏi này, đồng thời hướng dẫn cách bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp khắc phục tình trạng trên.

Da khô thiếu chất gì? 8 hoạt chất thiếu hụt khiến da khô sạm

Sức khỏe làn da ảnh hưởng rất nhiều từ chế độ dinh dưỡng. Việc thiếu hụt một số dưỡng chất dưới đây sẽ khiến da trở nên khô ráp, đen sạm, kém sức sống và có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý Da liễu.

Vitamin A

Chuyên gia cho biết, vitamin A (retinol) là loại vitamin tham gia vào cấu trúc tế bào da và quá trình sản xuất collagen, duy trì lớp màng ngoài bảo vệ da, giúp da căng mịn, chống lão hóa sớm. Sự thiếu hụt vitamin A sẽ khiến da khô sạm, xuất hiện sừng hóa và bong tróc, sần sùi. Thiếu hụt vitamin A có thể dẫn đến hình thành mụn trứng cá, viêm da và một số bệnh lý khác như khô tóc, quáng gà, mờ mắt, hệ miễn dịch suy giảm,…

Trung bình mỗi ngày, người trưởng thành cần bổ sung khoảng 600mcg vitamin A, loại vitamin này có nhiều trong các thực phẩm có màu đỏ như: Lòng đỏ trứng gà, cà rốt, bí đỏ xoài, gấc, cherry, dâu tây,..

da-kho-thieu-chat-gi
Thiếu hụt vitamin A sẽ khiến da khô sạm, xuất hiện sừng hóa và bong tróc, sần sùi

Da khô thiếu chất gì? Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong quá trình cung cấp độ ẩm cho da, giúp da trắng sáng, căng mịn và ngừa lão hóa. Do đó, khi thiếu vitamin nhóm B sẽ khiến da gặp các dấu hiệu như khô sạm, thô ráp, bong tróc kém thẩm mỹ. Cụ thể vai trò của từng loại vitamin B như sau:

  • Vitamin B2: Thúc đẩy quá trình trao đổi tế bào da, giúp duy trì độ ẩm và kích thích sản sinh collagen cho da căng mịn.
  • Vitamin B3: Có tác dụng bảo vệ da trước tác hại của ánh mặt trời như nám da, sạm da, lão hóa, khô da.
  • Vitamin B5: Thúc đẩy tế bào da phát triển, giúp da duy trì vẻ căng mịn, trắng sáng nhờ khả năng chống mất nước, cung cấp độ ẩm, tránh da bong tróc.
  • Vitamin B7: Hoạt chất này có tác dụng thúc đẩy da phục hồi, chống lại các gốc tự do gây mụn, nám sạm. Bên cạnh đó vitamin B7 cũng giúp duy trì sản sinh chất béo, tránh mất nước, giúp da ẩm và căng bóng.
  • Vitamin B9: Loại vitamin này giúp thúc đẩy tái tạo tế bào, chống lại sự tác hại của gốc tự do và tia UV, giúp da duy trì độ ẩm tối ưu.
  • Vitamin B12: Rất cần thiết cho quá trình sản sinh tế bào, giúp dưỡng ẩm da, đồng thời giảm viêm, khô nhân mụn, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu như chàm, vảy nến.

Vitamin B có thể bổ sung qua mỹ phẩm hoặc các thực phẩm như gan, cá hồi, cá ngừ, thịt bò, quả bơ, khoai tây, đậu phộng, nấm,…

Thiếu vitamin C gây khô da

Vitamin C còn được gọi là axit ascorbic, có tác dụng ngăn chặn sự mất nước xuyên biểu bì. Đồng thời tham gia quá trình tổng hợp lipid, thiết lập lớp sừng có khả năng thấm nước thấp giúp giữ ẩm trên da. Ngoài ra, vitamin C cũng giúp chống oxy hóa, tham gia tổng hợp collagen giúp dưỡng giữ nước và làm ẩm da từ sâu bên trong. Do đó, da khô, sạm, sừng hóa nang lông, sần sùi là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu vitamin C.

Người trưởng thành cần đảm bảo cung cấp tối thiểu 75mg vitamin C mỗi ngày. Tuy nhiên, vitamin C không thể tự tổng hợp mà cần bổ sung từ các thuốc uống, kem bôi hoặc các nhóm thực phẩm tự nhiên.

da-kho-thieu-chat-gi
Thiếu vitamin C gây khô da

Da khô thiếu chất gì? Vitamin D

Chuyên gia cho viết, thiếu hụt vitamin D khiến da dần trở nên khô ráp, kém mịn màng, đặc biệt là tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu như chàm, viêm da, vảy nến.

Lý giải cho điều này, chuyên gia cho biết vitamin D là loại vitamin chính tồn tại trong biểu bì, ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp keratin – Hoạt chất giúp da săn chắc, mềm mịn, đàn hồi và tránh tổn thương, lão hóa.

Để bổ sung vitamin D, bạn có thể tắm ánh ánh sáng mặt trời (trước 8h hoặc sau 4 – 5h chiều). Bên cạnh đó là tăng cường tiêu thụ các thực phẩm như sữa chua, phomai, gan, dầu cá, ngũ cốc, tôm cua,…

Vitamin E

Trước câu hỏi “Da bị khô là thiếu chất gì?”, các nghiên cứu Y học hiện đại cho biết, thiếu hụt vitamin E cũng là nguyên nhân dẫn đến làn da bị khô ráp. Bởi hoạt chất này có tác dụng cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, giúp làn da trở nên mềm mại, đàn hồi. Vitamin E còn giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ da trước tác nhân gây hại như hóa chất, bụi bẩn, tia cực tím.

Do đó, khi cơ thể thiếu vitamin E sẽ khiến da khô, nứt nẻ, nhanh lão hóa chảy xệ, hình thành nếp nhăn. Đặc biệt dễ bị tấn công bởi các tác nhân từ bên ngoài môi trường gây thâm sạm, xỉn màu, chai sần kém thẩm mỹ.

Vitamin E có nhiều trong các loại thực phẩm như hạnh nhân, hạt hướng dương, quả bơ, quả kiwi, dầu oliu, bông cải xanh,…

da-kho-thieu-chat-gi
Thiếu hụt vitamin E cũng là nguyên nhân dẫn đến làn da bị khô ráp

Thiếu Omega 3 gây khô da

Da khô ngứa, kém mịn màng là biểu hiện khi cơ thể thiếu hụt acid béo Omega 3. Chuyên gia cho biết, Omega 3 có khả năng kiểm soát lượng dầu tiết ra trên da, duy trì độ ẩm của làn da, ngăn ngừa lớp tăng sinh lớp sừng của nang lông và ức chế lão hóa.

Do đó, để làn da luôn trong trạng thái mềm mịn, khỏe mạnh, trắng sáng, bạn cần bổ sung cho cơ thể đủ lượng Omega 3 cần thiết từ các thực phẩm như: Cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá mòi, hạt chia, hạt lanh, óc chó,…

Lutein và Zeaxanthin

Lutein và Zeaxanthin được đánh giá là hai loại carotenoid có đặc tính chống oxy hóa mạnh, tham gia vào cấu trúc da, giúp ngăn ngừa tác động của tia cực tím gây sạm da, ung thư da, đồng thời làm tăng độ ẩm cho da, giúp da không bị khô ráp.

Một số thực phẩm giàu Lutein và Zeaxanthin như: Rau cải bắp, rau chân vịt, súp lơ, xà lách, măng tây, cà rốt, ngô, bí đỏ, đu đủ,…

Thiếu kẽm khiến làn da khô sạm

Khi cơ thể thiếu kẽm sẽ dẫn đến tình trạng khô da, nứt nẻ da, lâu lành tổn thương. Việc bổ sung đầy đủ kẽm sẽ giúp tăng cường miễn dịch, giúp da cung cấp đủ độ ẩm và hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu như chàm, viêm da dị ứng, vảy nến, á sừng,… Ngoài ra, bổ sung kẽm sẽ giúp ngăn chặn tác hại từ tia UV, hạn chế hình thành hắc sắc tố gây nám da, sạm da.

Ngoài bổ sung các loại loại kem dưỡng hoặc thực phẩm chức năng, một số thực phẩm giàu kẽm bạn có thể tham khảo như: Hàu, tôm, cua, cải xanh, xà lách, súp lơ, ngũ cốc, hạt dinh dưỡng,…

da-kho-thieu-chat-gi
Thiếu kẽm khiến làn da khô sạm

Cách bổ sung dưỡng chất cho da hiệu quả tốt

Ngoài giải đáp “Da khô thiếu chất gì?”, chuyên gia Tạp Chí Đông Y cũng hướng dẫn chi tiết cách bổ sung dưỡng chất cần thiết cho da hiệu quả.

Tăng cường dưỡng chất cho da qua thực phẩm

Đây là phương pháp đơn giản mà hiệu quả rất tốt, được nhiều người áp dụng thực hiện ngay tại nhà. Một số thực phẩm giàu vitamin và dưỡng chất mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn hằng ngày như:

  • Các loại hạt: Bao gồm hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,… Các loại hạt này chứa hàm lượng lớn vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin E cùng nhiều khoáng chất có lợi cho da, giúp da đạt độ ẩm lý tưởng, đảm bảo mềm mịn, trắng sáng.
  • Rau màu xanh đậm: Phân tích cho thấy trong nhóm rau màu xanh đậm như rau chân vịt, bắp cải, súp lơ,… có chứa hàm lượng lớn vitamin cùng các chất chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả. Bổ sung rau xanh đậm thường xuyên sẽ cải thiện tình trạng da khô nứt nẻ, đồng thời ngăn ngừa lão hóa chảy xệ.
  • Trái cây tươi: Như cam, chanh, bưởi, ổi, các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, cherry,… cung cấp nước, vitamin và nhiều khoáng chất giúp da duy trì độ ẩm cần thiết và tăng cường độ đàn hồi cho làn da.

Dưỡng da với nguyên liệu từ tự nhiên

Có nhiều nguyên liệu tự nhiên sở hữu hàm lượng dưỡng chất dồi dào, giúp cung cấp độ ẩm, phục hồi da và ngăn ngừa da lão hóa hiệu quả.

  • Nha đam: Trong thành phần nha đam chứa hàm lượng lớn vitamin E, vitamin C, vitamin A và kali. Các chất này có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, tránh khô da, dưỡng ẩm và làm mềm da. Dùng nha đam còn giúp các vùng da đang bị tổn thương nhanh hồi phục hơn. Người bệnh đắp trực tiếp gel nha đam lên vùng da đang bị khô, sau 15 phút rửa lại với nước mát.
  • Dầu dừa: Dầu dừa cũng sở hữu lượng lớn vitamin E, vitamin C và vitamin nhóm B. Bôi dầu dừa hằng ngày sẽ giúp da được cung cấp độ ẩm, tạo độ mềm mại, mịn màng và ngăn ngừa lão hóa chảy xệ da. Bạn bôi trực tiếp dầu dừa lên những vùng da bị khô ráp, nhẹ nhàng massage để dưỡng chất thấm sâu. Nên thực hiện vào buổi tối và rửa lại da vào sáng hôm sau.
  • Dầu oliu: Tương tự như dầu dừa, thoa dầu oliu mỗi tối sẽ cung cấp cho da lượng lớn vitamin E, giúp dưỡng ẩm từ sâu bên trong, đồng thời giúp da khỏe mạnh, nhanh phục hồi hơn.
  • Dầu hoa anh thảo: Loại dầu này sở hữu nhiều dưỡng chất tốt cho da như vitamin E, Oleic Acid và Omega-6,… Không chỉ giúp tạo độ ẩm làm mềm da, dầu hoa anh thảo còn có tác dụng trị mụn, hỗ trợ cải thiện triệu chứng bong da, ngứa da do bệnh á sừng, vảy nến, chàm, viêm da dị ứng.
da-kho-thieu-chat-gi
Thoa dầu oliu giúp dưỡng ẩm từ sâu bên trong

Dùng thực phẩm chức năng

Khi bị thiếu chất gây khô da, sạm da,… bạn có thể bổ sung các chất cần thiết qua thực phẩm chức năng. Phương pháp này cho tác dụng nhanh, không chỉ giúp da được dưỡng ẩm mà còn tăng cường đề kháng, cải thiện da toàn diện từ sâu bên trong.

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm và nhiều thương hiệu mới. Do đó, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn đơn vị cung cấp chính hãng, uy tín, chất lượng. Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin, hoạt chất, khoáng chất,… thông qua thực phẩm chức năng cần được hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Thoa kem dưỡng da

Một phương pháp khác giúp dưỡng da, bổ sung vitamin trực tiếp lên bề mặt da là thoa kem dưỡng. Để khắc phục tình trạng da khô, nứt nẻ, sần sùi, chuyên gia Da liễu khuyến nghị bạn nên lựa chọn các loại kem dưỡng có thành phần như Collagen, Vitamin A, Vitamin B, Vitamin C và Vitamin E. Các loại kem này sẽ giúp tăng cường độ ẩm, giúp da phục hồi cấu trúc, chữa lành các thương tổn hiệu quả. Nhưng cũng giống như thực phẩm chức năng, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn những đơn vị cung cấp kem dưỡng uy tín để đảm bảo sản phẩm chất lượng, chính hãng, an toàn khi sử dụng.

da-kho-thieu-chat-gi
Thoa kem dưỡng da bổ sung vitamin trực tiếp lên bề mặt da

Vệ sinh, chăm sóc da đúng cách không bị khô

Da không không chỉ do thiếu chất mà còn do thực hiện vệ sinh, chăm sóc da sai cách. Do đó, bên cạnh tập trung bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, bạn cần vệ sinh, chăm sóc da đúng cách để da không bị khô.

  • Số lần vệ sinh da: Tần suất vệ sinh da mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần để có thể làm sạch bã nhờn, bụi bẩn, giúp nang lông thông thoáng mà không gây ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da, gây khô ráp da.
  • Nhiệt độ nước tắm: Chuyên gia cho biết, thường xuyên tắm, vệ sinh da bằng nước quá nóng khiến da bị khô, nứt nẻ, dễ kích ứng. Nhiệt độ lý tưởng để tắm, rửa mặt là 33 độ C. Mức nhiệt này sẽ giúp lỗ chân lông giãn nở, dễ dàng loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn. Tuy nhiên, sau đó bạn nên rửa lại bằng nước mát để lỗ chân lông se khít.
  • Chọn sản phẩm làm sạch da: Cần tránh các sản phẩm có tính tẩy rửa quá mạnh sẽ khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên. Bạn nên chọn các sản phẩm lành tính, ưu tiên chiết xuất tự nhiên và có chứa các hoạt chất giữ ẩm da như glycerin, lauric acid hay dimethicone, hyaluronic acid, lanolin, petroleum,…
  • Tẩy tế bào chết đúng cách: Việc tẩy tế bào chết thường xuyên sẽ giúp da sạch sâu, khỏe mạnh, ngừa mụn phát triển và giúp các hoạt chất trong sản phẩm dưỡng da thẩm thấu tốt hơn. Nhưng cần lưu ý không nên tẩy tế bào chết quá nhiều lần vì sẽ khiến da khô ráp, mỏng yếu và dễ kích ứng. Tần suất được khuyến nghị là 1 – 2 lần/tuần. Ngoài ra, tránh sử dụng các vật dụng tạo độ ma sát cao khi tẩy tế bào chết như đá bọt, xơ mướp.

Bài viết trên Tạp Chí Đông Y đã giải đáp chi tiết cho câu hỏi da khô thiếu chất gì, đồng thời đưa ra những phương pháp bổ sung dưỡng chất tốt cho da. Hy vọng, thông qua đó sẽ giúp bạn đọc trang bị  thêm những kiến thức cần thiết giúp bảo vệ làn da của mình.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Da khô nên ưu tiên tẩy tế bào chết hóa học vì sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ, không gây kích ứng và không hề gây khô da sau khi sử dụng. Hơn nữa, tẩy da chết hóa học còn hỗ trợ giữ ẩm cho da khô, làm se khít lỗ chân lông và làn da được săn chắc, mịn màng.

Hiện nay, tại Hà Nội và Hồ Chí Minh đều có nhiều bệnh viện, phòng khám, spa thăm khám và điều trị da nhiễm corticoid. Vậy nên điều trị da nhiễm corticoid ở đâu? Người bệnh có thể tham khảo một số đơn vị như Bệnh viện Da liễu Trung Ương, khoa Da liễu – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam,...

Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì có điều trị được mụn bọc không? Chữa bao lâu thì khỏi là những vấn đề được khách hàng đặc biệt quan tâm khi tìm hiểu về bài thuốc. Đây là liệu trình xử lý mụn đang được áp dụng độc quyền tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam và thu về được...

Rối loạn nội tiết ở nữ giới thường gây nên một số vấn đề như mụn, nám da, tàn nhang, đồi mồi hay các rát thâm tăng sắc tố.... Những người bị rối loạn nội tiết thường có xu hướng tiêu cực hơn, dễ cáu gắt, hay nổi nóng, tâm lý thất thường. Để cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố da, chuyên gia đưa ra những hướng dẫn cụ thể như: Kiểm soát căng thẳng, tập thể dục thể thao, bổ sung đủ nước cho cơ thể,...

Thiếu hụt một số dưỡng chất sẽ khiến da khô sạm, kém sức sống và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu. Vậy da khô thiếu chất gì? Chuyên gia cho biết, da khô là biểu hiện cơ thể đang thiếu một số chất như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, vitamin D, Omega 3, kẽm, Lutein và Zeaxanthin.

Làn da nhiễm corticoid có thể được phục hồi thông qua việc ngưng sử dụng corticoid và thực hiện chăm sóc da đúng cách. Điều này bao gồm sử dụng kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, tránh tiếp xúc với chất kích ứng, và có thể cần sự can thiệp từ bác sĩ da liễu. Quá trình phục hồi có thể mất thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn.

Da dễ bắt nắng là hiện tượng da dễ bị tổn thương do tác tại từ tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Tình trạng này thường diễn vào mùa hè - thời điểm nền nhiệt cao, nắng nóng liên tục và tia UV hoạt động mạnh. Do đó, để bảo vệ làn da, bạn cần thực hiện một số biện pháp như thoa kem chống nắng, che chắn da khi ra đường, bổ sung dưỡng chất chăm sóc da từ bên trong và trang bị các kiến thức sơ cứu da khi bị bỏng nắng.

Vào mùa hè nóng nổi mẩn đỏ kèm ngứa ngáy là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, các triệu chứng khó chịu này có thể cải thiện và phòng ngừa nếu được áp dụng phương pháp phù hợp như: Chườm lạnh cho da, dùng dân gian khi mùa hè nóng nổi mẩn đỏ, dùng thuốc Tây y,...

Bài viết liên quan