Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Rối loạn nội tiết tố nữ kéo theo sự ảnh hưởng tới chức năng các tuyến nội tiết như tuyến giáp, tuyến thượng thận, chức năng sinh dục và làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp Chí Đông Y chia sẻ kiến thức về các cách chữa bệnh rối loạn nội tiết tố nữ, giúp chị em trang bị thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Điều trị rối loạn nội tiết tố nữ tại nhà

Thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng có thể cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả. Cụ thể, chị em có thể thực hiện các phương pháp đơn giản ngay tại nhà như:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng cân bằng nội tiết tố nữ. Chuyên gia khuyến nghị nên xây dựng chế độ ăn uống như sau:

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm như cá, bơ, sữa, hướng dương,... giàu acid béo tốt như omega 3, omega 6, omega 9. Các acid này có tác dụng ổn định các hormone trong cơ thể.
  • Bổ sung các loại rau xanh đậm như cải, súp lơ,... Bởi trong các thực phẩm này chứa nhiều vitamin C, vitamin B cùng magie, kẽm, mangan tham gia trực tiếp vào sản xuất hormone và cân bằng nội tiết tố nữ, ngăn ngừa tình trạng rối loạn, đặc biệt ở phụ nữ tiền mãn kinh.
  • Bổ sung nhiều nước, kết hợp giữa nước lọc và nước ép từ rau củ, trái cây,... để cung cấp vitamin, khoáng chất đồng thời kích thích đào thải độc tố khỏi cơ thể. Điều này không chỉ tốt cho nội tiết mà còn làm đẹp da và tăng cường sức khỏe.

dieu tri benh roi loan noi tiet to nu
Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng cân bằng nội tiết tố nữ

Quản lý căng thẳng

Căng thẳng khiến tăng sản xuất hormone Cortisol và giảm mạnh hormone progesterone trong cơ thể phụ nữ. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống nội tiết tố, buồng trứng, tuyến yên và cả trục não bộ, dẫn đến hình thành mụn và khiến tâm trạng nữ giới bất ổn, dễ cáu gắt.

Cách quản lý căng thẳng như:

  • Cân bằng thời gian giữa công việc, học tập và nghỉ ngơi thư giãn.
  • Thực hiện một số phương pháp thư giãn như thiền định, yoga, hoạt động thể thao.
  • Thường xuyên gặp gỡ bạn bè, mở rộng quan hệ để cùng chia sẻ.

Tập thể dục điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ

Tập thể dục thể thao không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn tác động tích cực đến nội tiết tố, giúp điều chỉnh lại sự mất cân bằng, cải thiện triệu chứng mệt mỏi, bốc hỏa, mất ngủ, tâm trạng thất thường,... Mỗi ngày nữ giới nên dành ít nhất 30 phút cho hoạt động này. Nhưng cần lưu ý tập thể dục ở mức độ vừa phải, lựa chọn các bài tập vừa sức.

dieu tri benh roi loan noi tiet to nu
Tập thể dục điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ

Ngủ đủ giấc

Mất ngủ, ngủ không sâu giấc gây mât cân bằng nhiều loại hormone trong cơ thể như Insulin, Leptin, Cortisol, Ghrelin và một số hormone tăng trưởng khác.

Chuyên gia khuyến nghị mỗi ngày nên ngủ từ 7 - 8 tiếng, tránh thức khuya sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, cân bằng nội tiết tốt, đẹp da và tinh thần thoải mái.

Điều trị rối loạn nội tiết tố nữ bằng Tây y

Các phương pháp điều trị rối loạn nội tiết tố nữ bằng Tây y được chuyên gia đánh giá cao hiện nay như sau:

Sử dụng thuốc Tây y

Sau khi thăm khám, dựa vào kết quả xác định mức độ rối loạn nội tiết và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị như sau:

  • Thuốc tránh thai kết hợp: Thuốc có tác dụng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, giảm tình trạng trễ kinh, rong kinh, vô kinh do rối loạn kinh nguyệt gây ra. Các loại thuốc tránh thai có nhiều dạng như dạng viên uống, miếng dán tránh thai, tiêm ngừa thai, đặt vòng tử cung,...
  • Thuốc kiểm soát đường huyết: Tiểu đường có thể gây ra rối loạn nội tiết, bởi khi đường trong máu tăng sẽ dẫn đến kích thích sản xuất Androgen ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc như Metformin, Insulin,...
  • Thuốc giảm khô âm đạo: Mất cân bằng nội tiết khiến nồng độ estrogen và progesterone trong máu thay đổi. Điều này khiến môi trường âm đạo khô, giảm tiết dịch và có cảm giác đau rát khi quan hệ. Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc hư estradiol, ospemifene,...
  • Thuốc trị mụn, rậm lông: Tình trạng rối loạn nội tiết tố thường dẫn đến thừa Androgen, gây nổi mụn trứng cá, rậm lông. Để cải thiện triệu chứng này, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc chứa chất kháng Androgen như Eflornithine (Vaniqa).
  • Thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết tố: Các sản phẩm này thường có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên giúp bổ sung hormone hoặc cung cấp các hoạt chất điều hòa ổn định nội tiết tố.

dieu tri benh roi loan noi tiet to nu
Sử dụng thuốc Tây y mang lại hiệu quả cân bằng rối loạn nội tiết

Thuốc Tây y có tác dụng điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ hiệu quả, nhưng nếu dùng sai cách sẽ khiến tình trạng rối loạn nghiêm trọng hơn. Vậy nên, các loại thuốc này cần được sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và tránh gây tác dụng phụ nguy hiểm.

Liệu pháp thay thế hormone (HRT)

Đây là liệu pháp được sử dụng trong điều trị rối loạn nội tiết tố xảy ra trong thời kỳ mãn kinh, giúp ổn định nội tiết, cải thiện các triệu chứng như khô âm đạo, rối loạn giấc ngủ, trào huyết, bốc hỏa, đẩy lùi lão hóa và ngăn ngừa nhiều bệnh xương khớp.

Liệu pháp sử dụng estrogen, progesterone hoặc progestin dạng tổng hợp để đưa vào cơ thể giúp cân bằng nội tiết tốt. Việc bổ sung estrogen kịp thời cũng mang lại tác động tích cực cho hệ tim mạch, làm tăng ham muốn tình dục, cải thiện trí nhớ và giảm nguy cơ mắc Alzheimer cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.

Tuy mang lại hiệu quả cao nhưng phương pháp này cũng tiềm ẩn một số vấn đề như: Làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim mạch hoặc gây tăng cân, chảy máu âm đạo. Vậy nên, nữ giới cần được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng trước khi thực hiện, đồng thời tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình chăm sóc cơ thể sau khi áp dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT).

Điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ bằng Đông y

Trong Đông y có nhiều bài thuốc được đánh giá cao trong hiệu quả điều trị rối loạn nội tiết tố nữ như sau. Đặc biệt, đối với từng thể bệnh sẽ có bài thuốc riêng mang lại tác dụng tốt.

Bài thuốc 1:Trị rối loạn nội tiết tố do âm hư can vượng

Nữ giới rối loạn nội tiết tố do âm hư can vượng sẽ gặp các triệu chứng như rong kinh, dễ cáu gắt, thường xuyên run chân tay, lưỡi bị tia đỏ,...

Cách thực hiện: Chuẩn bị các dược liệu như sinh địa, hoài sơn, dạ giao đằng, bá tử nhân, táo nhân, đơn bì, sơn thù, câu đằng, hạ khô thảo, trạch tả, bạch thược, bạch linh, sài hồ, kỷ tử, cúc hoa,... Cho các dược liệu trên vào ấm, đun với 1 lít nước và lấy nước thuốc uống hằng ngày.

Bài thuốc 2: Trị rối loạn nội tiết tố do tâm thận bất giao

Thể bệnh này thường gặp ở phụ nữ tiền mãn tính, biểu hiện thường gặp là dễ bốc hỏa, tâm trạng bất ổn, dễ hồi hộp, có rêu lưỡi.

Cách thực hiện: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm đại táo, thục địa, sinh địa, cam thảo, đơn bì, phục thần, sao táo nhân, hoàng liên, bạch linh, bạch thược, viễn chí, thạch xương bồ, mạch môn, ngũ vị tử. Đun sôi các dược liệu với nước, mỗi ngày uống 1 thang để cải thiện bệnh.

dieu tri benh roi loan noi tiet to nu
Trong Đông y có nhiều bài thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ

Bài thuốc 3: Trị rối loạn nội tiết tố thể thận âm hư

Phụ nữ rối loạn nội tiết tố thể thận âm hư thường có dấu hiệu như mất ngủ, đau đầu, căng thẳng thần kinh, hồi hộp và mạch trầm hoạt.

Cách thực hiện: Chuẩn bị dược liệu gồm sinh địa, đương quy, cam thảo, đào nhân, bạch linh, sinh hoàng kỳ, sài hồ, xích thược, xuyên ngưu tất, sơn tra, trúc nhự, chỉ xác, xuyên khung, hồng hoa. Cho dược liệu vào ấm, đun sôi với 1.5 lít nước đến khi sôi, cạn còn 500ml thì tắt bếp, chắt ra cốc uống.

Phụ thuộc vào mức độ, thể trạng từng người, thầy thuốc sẽ chuẩn bị các dược liệu với định lượng riêng. Vậy nên, tuyệt đối không tự ý kê đơn bốc thuốc tại nhà. Bởi uống sai cách, sai liều lượng sẽ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Dược liệu chữa bệnh rối loạn nội tiết tố nữ

Bệnh rối loạn nội tiết tố nữ có thể điều trị bằng các dược liệu tự nhiên. Dưới đây là các dược liệu đã được nghiên cứu và chứng minh mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt.

Quả trinh nữ

Nghiên cứu Y học đã chứng minh trong quả của cây trinh nữ có chứa các hoạt chất như flavonoid, iridoid glycosid và diterpene có tác dụng cân bằng hormone estrogen và progesterone. Nhờ đó giúp điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ, giảm triệu chứng như trầm cảm, cáu gắt, mệt mỏi, đầy hơi, đau đầu, căng tức ngực.

Đương quy

Đương quy chứa nhiều hoạt chất tốt giúp hỗ trợ điều trị rối loạn nội tiết tố nữ, phù hợp với các đối tượng nữ giới thường xuyên bị thiếu máu, mắc bệnh lý liên quan đến lưu thông máu như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh,... Ngoài ra, axit ferulic trong đương quy giúp da mịn màng, trắng hồng tự nhiên.

dieu tri benh roi loan noi tiet to nu
Đương quy chứa nhiều hoạt chất tốt giúp hỗ trợ điều trị rối loạn nội tiết tố nữ

Nhục thung dung

Dược liệu này có tác dụng hoạt huyết, bổ máu, bổ thận, giúp cân bằng nội tiết và tăng cường sinh lý cho cả nữ giới và nam giới. Bên cạnh đó, nhờ thành phần chứa nhiều hoạt chất đa dạng như betaine, axit hữu cơ giúp ổn định huyết áp, nâng cao thể lực và ngăn ngừa lão hóa.

Huyệt đạo chữa bệnh rối loạn nội tiết tố nữ

Xoa bóp, bấm huyệt đúng kỹ thuật sẽ kích thích hệ thần kinh, thúc đẩy sản xuất hormone và cân bằng nội tiết tố cho cơ thể. Y học cổ truyền đã nghiên cứu và thống kê một số huyệt đạo có tác dụng điều trị rối loạn nội tiết tố nữ như sau:

  • Huyệt Huyết Hải: Bấm huyệt vào thời điểm từ 9 - 11 giờ sáng, mỗi lần bấm khoảng 3 phút để bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt và làm đẹp da.
  • Huyệt Tam Âm Giao: Bấm huyệt đạo mỗi ngày sẽ tác động vào kinh thiếu âm thận, giúp bổ thận, điều hòa khí huyết, cung cấp đủ lượng máu đến khắp cơ thể, ổn định nội tiết tố và giúp da hồng hào.
  • Huyệt Hành Gian: Mỗi ngày nên bấm huyệt khoảng 5 - 10 phút, huyệt giúp ổn định kinh nguyệt, giảm triệu chứng đau bụng kinh và hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa hiệu quả.
  • Huyệt Thái Xung: Dùng ngón cái bấm huyệt mỗi ngày khoảng 2 - 3 lần, mỗi lần 5 phút để ổn định nội tiết, cải thiện sắc tố da đồng thời phục hồi chức năng gan tăng cường sức khỏe.

Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ được chia sẻ trong bài viết đã được bác sĩ chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả. Tuy nhiên, chị em vẫn cần đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan