Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Dị ứng thức ăn nổi mề đay là tình trạng xuất hiện phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng sẽ khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp Chí Đông Y sẽ giải đáp chi tiết về tình trạng này, đồng thời đưa ra hướng điều trị hiệu quả.

Tìm hiểu dị ứng thức ăn nổi mề đay là gì?

Dị ứng thức ăn nổi mề đay là tình trạng hệ miễn dịch nhận diện nhầm lẫn một số chất trong thực phẩm được nạp vào cơ thể là dị nguyên gây hại. Do đó, nhằm chống lại dị nguyên, hệ miễn dịch sẽ kích thích sản sinh bạch cầu gây phản ứng dị ứng.

Các loại thức ăn dễ gây dị ứng bao gồm: Hải sản (tôm, cua, ghẹ), nhộng tằm, thịt bò, đậu phộng, đậu nành, sữa bò, thực phẩm gluten,…

Chuyên gia phân tích về cơ chế sinh bệnh như sau:

  • Những loại thức ăn khiến cơ thể phản ứng quá mức, kích thích sản sinh lượng lớn chất trung gian gây dị ứng là histamin. Chất này tác động lên mạch máu làm thành mạch giãn và tăng tính thấm của thành mạch. Điều này gây ứ đọng độc tố, xung huyết và phù nề cục bộ, phù nề toàn thân.
  • Nhiều nghiên cứu chứng minh protein trong thức ăn có tính bền với nhiệt. Do đó khi vào trong dạ dày sẽ giữ nguyên cấu trúc, không bị phân hủy bởi acid và enzym tiêu hóa dẫn đến phát sinh triệu chứng dị ứng.
di-ung-thuc-an-noi-me-day
Dị ứng thức ăn nổi mề đay là tình trạng xuất hiện phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người lớn

Nguyên nhân gây tình trạng dị ứng thức ăn nổi mề đay

Những yếu tố dưới đây là nguyên nhân dẫn đến dị ứng thực ăn nổi mề đay:

  • Di truyền: Những người trong gia đình có ông bà, cha mẹ hay anh chị em mắc bệnh dị ứng thức ăn sẽ khiến các thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Tuổi tác: So với người lớn, trẻ nhỏ thường có nguy cơ bị dị ứng thức ăn cao hơn người trưởng thành. Bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ phản ứng với các thực phẩm lạ dẫn đến dị ứng.
  • Suy giảm chức năng nội tạng: Thức ăn sau khi vào dạ dày, dưỡng chất sẽ chuyển hóa và hấp thụ vào các cơ quan như đường ruột, gan, đại tràng,… Nếu các cơ quan này suy giảm chức năng, dưỡng chất sẽ không thể phân giải, tích tụ trong cơ thể gây phản ứng dị ứng.
  • Do tác động của môi trường: Những người phải sống trong môi trường ô nhiễm sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể nhạy cảm và dễ bị dị ứng nổi mề đay.

Triệu chứng thường gặp của dị ứng thức ăn nổi mề đay

Dị ứng thức ăn nổi mề đay bùng phát rất nhanh sau vài giờ, thậm chí ngay vài phút sau khi thức ăn nạp vào cơ thể. Các triệu chứng điển hình trên da gồm:

  • Da nổi mẩn đỏ, sưng phù, sẩn cục như nốt muỗi đốt và có xu hướng phồng to, lan rộng khi gãi mạnh.
  • Phù nề quanh mắt, lưỡi, phù nề môi, vòm họng khiến hoạt động sinh hoạt khó khăn.
  • Các vết mẩn đỏ kèm triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy, lúc dữ dội và lúc âm ỉ, ngứa dai dẳng và thường có bộc phát tần suất cao về đêm.

Tùy thuộc theo mức độ phản ứng của cơ thể với các tác nhân dị ứng, người bệnh có thể gặp một số vấn đề về các cơ quan khác như:

  • Hệ tiêu hóa: Có triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, trào ngược thực quản.
  • Hệ hô hấp: Hắt hơi, sổ mũi, phù nề thanh quản, ho khan, khàn giọng, khó thở, tức ngực, co rút liên sườn.
  • Hệ tim mạch: Tim đập nhanh, chóng mặt, hạ huyết áp, mất ý thức, ngất xỉu.
di-ung-thuc-an-noi-me-day
Da nổi mẩn đỏ, sưng phù, sẩn cục như nốt muỗi đốt

Bị dị ứng nổi mề đay do thức ăn có nguy hiểm không?

Dị ứng thức ăn nổi mề đay không phải bệnh quá nguy hiểm nhưng các triệu chứng nó gây ra lại ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Trong trường hợp chủ quan không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng như:

  • Hình thành thâm sẹo: Người bệnh thường xuyên cào gãi, chà mạnh khiến da thâm nhiễm, dày sừng, hình thành sẹo.
  • Tăng nguy cơ bội nhiễm: Khi bị dị ứng nổi mề đay, da sẽ yếu, tổn thương, khô nứt nẻ. Lúc này, vi khuẩn dễ xâm nhập tấn công làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Biến chứng nhiều bệnh da liễu: Dị ứng nổi mề đay khiến nồng độ lgE trong cơ thể tăng cao, khiến cơ thể xuất hiện nhiều bệnh lý da liễu khác như viêm da cơ địa, chàm,…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ khuyến nghị khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây cần nhanh chóng đến bệnh viện để cấp cứu và điều trị kịp thời.

  • Cơ thể xuất hiện các nốt phát ban mẩn đỏ ngứa ngáy dữ dội.
  • Khàn tiếng, cổ họng sưng to và có cảm giác căng cứng.
  • Thở khò khè và có cảm giác tức ngực, khó thở.
  • Nóng ran khắp cơ thể, sốt cao không dứt.
  • Nôn mửa, tiêu chảy, ngất xỉu, tụt huyết áp.

Chẩn đoán dị ứng nổi mề đay do thức ăn

Khi đến bệnh viện, người bệnh sẽ được bác sĩ tiến hành quá trình chẩn đoán như sau:

Khám lâm sàng

Bước đầu tiên bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng như sau:

  • Hỏi về tiền sử dị ứng, thời gian xuất hiện triệu chứng và các thực phẩm đã tiêu thụ trong thời gian gần đây.
  • Kiểm tra các dấu hiệu trên da như mẩn đỏ, sưng tấy, viêm đau,…

Khám cận lâm sàng 

Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chính xác tình trạng bệnh.

  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm da.
  • Thử trực tiếp thức ăn.

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn điều trị phù hợp để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh dị ứng mề đay do thức ăn.

di-ung-thuc-an-noi-me-day
Xét nghiệm da chẩn đoán tình trạng bệnh

Hướng dẫn điều trị dị ứng thức ăn nổi mề đay

Những phương pháp điều trị và kiểm soát dị ứng thức ăn nổi mề đay như sau:

Xử lý tại chỗ

Ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng của dị ứng thức ăn nổi mề đay cần có phương pháp xử lý tại chỗ như sau:

  • Móc họng kích nôn thức ăn: Việc này nhằm đẩy toàn bộ lượng thức ăn gây dị ứng khỏi dạ dày, nhờ đó triệu chứng mề đay sẽ thuyên giảm và ngăn chặn tiến triển sang sốc phản vệ ảnh hưởng tính mạng.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Sau khi nôn, người bệnh súc miệng bằng nước muối pha loãng để loại bỏ toàn bộ lượng thức ăn còn sót trong khoang miệng. Nước muối có tính sát khuẩn còn giúp ngăn ngừa phù nề và ngứa ngáy cổ họng.
  • Uống nước ấm: Có tác dụng giảm mùi vị khó chịu trong miệng, đồng thời nhiệt độ ấm sẽ giúp làm dịu dạ dày, cải thiện triệu chứng mề đay hiệu quả.
  • Không gãi, cọ xát lên da: Người bệnh lưu ý, lúc này triệu chứng ngứa sẽ rất dữ dội nhưng tuyệt đối không gãi hoặc cọ xát mạnh bởi điều này khiến da tổn thương và vùng da mẩn đỏ lan rộng.

Đây là các biện pháp xử lý tạm thời để ngăn ngừa dị ứng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, một số triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy hoặc sưng phù vẫn còn, người bệnh cần thực hiện phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện.

Áp dụng mẹo dân gian

Với tình trạng dị ứng thức ăn gây mề đay mức độ nhẹ, người bệnh được khuyến nghị áp dụng các mẹo dân gian dưới đây:

  • Chườm đá lạnh: Nhiệt độ thấp sẽ làm mát, xoa dịu vùng da đang bị mề đay dị ứng tức thì. Người bệnh dùng 1 chiếc khăn mỏng bọc từ 3 – 5 viên đá lạnh, sau đó chườm trực tiếp lên da sau khoảng 10 phút, nên thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả giảm sưng ngứa tốt nhất.
  • Bôi tinh dầu tràm trà: Trong tinh dầu chứa các hoạt chất giảm viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, thông mũi và cải thiện ho khan. Người bệnh nhỏ vài giọt tinh dầu vào bồn tắm hoặc thoa trực tiếp lên vùng da đang bị mề đay mẩn ngứa.
  • Uống trà gừng ấm: Trà gừng có tác dụng làm ấm bụng, cải thiện triệu chứng dị ứng thức ăn cả ngoài da và trong đường ruột. Người bệnh cho khoảng 3 – 4 lát gừng vào ấm để hãm với 200ml nước sôi, sau 15 phút có thể rót ra uống được.
  • Uống trà xanh: Trong lá trà xanh chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm sưng ngứa, hỗ trợ giải độc như EGCG, catechin, quercetin,…. Để cải thiện nhanh dị ứng nổi mề đay, người bệnh uống nước trà xanh hằng ngày, kết hợp tắm lá từ 3 – 5 lần/tuần.
  • Nước chanh: Với trường hợp dị ứng hải sản tôm, cua, mực,… bác sĩ khuyến khích người bệnh uống nước chanh pha loãng để đào thải chất gây dị ứng, đồng thời giảm triệu chứng ngứa ngáy, nổi sẩn trên da.
  • Bôi gel nha đam: Nghiên cứu phát hiện trong gel nha đam chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da, giúp làm dịu triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy hiệu quả. Rửa sạch 1 nhánh nha đam, cắt vỏ xanh và thoa gel trắng lên da trong 20 phút rồi rửa lại với nước.
di-ung-thuc-an-noi-me-day
Gel nha đam chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da, giúp làm dịu triệu chứng mẩn đỏ,

Điều trị bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây là giải pháp được ưa chuộng vì có khả năng kiểm soát nhanh triệu chứng dị ứng mề đay do thức ăn. Dưới đây là một số thuốc điều trị dị ứng mề đay phổ biến:

  • Thuốc kháng histamin H1: Thuốc ức chế sản sinh histamin trong cơ thể, từ đó cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả. Các loại thuốc phổ biến gồm meclizine, cyclizine, certizine, hydroxyzine, chlopheniramin, rompheniramin, loratadine, terfenadin, astemizol, levocabastine, azatadine, cycloheptadin.
  • Thuốc corticoid: Khi bị dị ứng gây phù nề vùng mắt và môi, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng corticoid liều thấp để giảm các triệu chứng này.
  • Kem dưỡng ẩm: Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm nhằm làm dịu da, mềm da, cung cấp độ ẩm để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khô ráp trên da. Một số kem bôi phổ biến gồm kem bôi Zinc, Panthenol, Glycerin, Menthol,…
  • Thuốc Epinephrine: Đây là thuốc dạng khí dung hoặc dạng thuốc tiêm, sử dụng cho các trường hợp dị ứng nghiêm trọng, gây triệu chứng nguy hiểm như phù nề lưỡi, khó thở, nghẹn cổ họng,…

Các loại thuốc này cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.

Sử dụng thuốc Đông y

Khi bị dị ứng thức ăn gây nổi mề đay, nhiều người lựa chọn phương pháp điều trị bằng thuốc Đông y. Các bài thuốc có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, kết hợp với liệu trình chuyên sâu giúp điều trị hiệu quả, an toàn mà không gây tác dụng phụ.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 8g đỗ nhược, 16g kinh giới tuệ, 16g lá đơn, 8g quế chi, 16g thương nhĩ tử, 12g đan sâm, 16g ý dĩ, 12g phòng phong. Cho dược liệu vào nồi sắc với 600ml nước, khi sôi thì tắt bếp và chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 10g tía tô, 6g ngọc thụ, 10g kinh giới, 15g hành củ, 8g sinh khương. Sắc các dược liệu trên với 800ml nước, khi cạn còn một nửa thì tắt bếp và cho ra cốc uống 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều.
  • Bài thuốc 3: Gồm các dược liệu như 12g tiêu lốt, 12g độc hoạt, 16g xương bồ, 12g chiết căn, 10g thiên niên kiện, 16g thương nhĩ, 12g tế tân, 8g quế, 12g nghiệt bì, 12g quốc lão, 16g kinh giới. Sắc các dược liệu trên uống hằng ngày, mỗi ngày 1 thang.

Phương pháp điều trị bằng Đông y mang hiệu quả tốt nhưng cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để phát huy tác dụng tốt nhất. Vậy nên, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện theo liệu trình đã được bác sĩ đưa ra.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Những người bị dị ứng thức ăn nổi mề đay cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thực phẩm không nên ăn

Trong khẩu phần ăn của người bệnh cần loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm gây dị ứng: Sau khi thăm khám, người bệnh sẽ xác định được thực phẩm gây dị ứng cho cơ thể. Lúc này cần loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm này khỏi khẩu phần. Bên cạnh đó, tránh ăn thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, thịt bò, trứng sữa.
  • Thực phẩm giàu đạm: Tiêu biểu là thịt bò, cua, tôm,… chứa hàm lượng đạm rất lớn, khiến cơ thể khó dung nạp và chuyển hóa nên dẫn đến phản ứng dị ứng mề đay.
  • Đồ ăn chứa nhiều muối đường: Cần giảm lượng đường muối trong thức ăn vì các chất này sẽ kích thích thần kinh ngoại biên, khiến triệu chứng dị ứng, mề đay nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, nóng cay: Bao gồm ớt, tiêu, mù tạt, khoai tây chiên, gà rán,… khiến da khô, bong tróc.

Thực phẩm nên bổ sung

Để thúc đẩy phục hồi sức khỏe, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm dưới đây:

  • Rau xanh, trái cây: Nhóm thực phẩm này có tác dụng thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, hỗ trợ tiêu viêm. Đồng thời hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất trong rau củ, trái cây sẽ giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể.
  • Thực phẩm giàu magie: Như tảo, hạt điều, hạnh nhân,… chứa thành phần giàu magie giúp giãn cơ, giãn mạch máu, kiểm soát triệu chứng dị ứng nổi mề đay.
  • Sản phẩm chứa lợi khuẩn: Tiêu biểu là sữa chua giúp cung cấp lợi khuẩn tăng cường đề kháng cho cơ thể.
  • Cá béo: Bao gồm cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu,… Trong các loại cá này chứa nhiều omega-3 giúp chống viêm và tăng cường miễn dịch, thúc đẩy phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
  • Gia vị có tính kháng khuẩn: Tỏi, nghệ, gừng,… là những gia vị có tính kháng khuẩn, trị viêm, đẩy lùi triệu chứng mề đay do dị ứng thức ăn.
di-ung-thuc-an-noi-me-day
Để thúc đẩy phục hồi sức khỏe, người bệnh cần bổ sung rau củ trái cây

Cách phòng ngừa dị ứng thức ăn nổi mề đay hiệu quả

Tình trạng dị ứng thức ăn gây nổi mề đay hoàn toàn có thể phòng tránh bằng biện pháp thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày như sau:

  • Loại bỏ tất cả những thực phẩm đã được xác định gây dị ứng nổi mề đay khỏi thực đơn hằng ngày.
  • Hạn chế tối đa sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp do chứa rất nhiều chất bạn không biết, làm tăng nguy cơ dị ứng.
  • Khi đi ăn tại các hàng quán bên ngoài, cần thông báo cho nhân viên về những thực phẩm bản thân dị ứng để họ loại bỏ hoặc thay thế thực phẩm khác phù hợp hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ chân tay trước khi ăn uống để giảm nguy cơ dị ứng khi ăn uống.
  • Bác sĩ khuyến nghị những người có cơ địa dễ dị ứng nên mang thuốc bên người để có biện pháp xử lý an toàn nếu không may mắc phải.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao đề kháng, giảm nguy cơ nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác.
  • Khi cơ thể có dấu hiệu mề đay, dị ứng ứng bất thường cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị sớm nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về phản ứng dị ứng thức ăn nổi mề đay được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Hiện nay có nhiều phương pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên cần đảm bảo tiến hành xử lý kịp thời, trong trường hợp dị ứng nặng phải nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán và điều trị an toàn.

Bài viết liên quan
to-dia
tri-eczema-bang-la-oi
chua-khoi-benh-me-day-man-ngua-nho-co-duyen
thuoc-nam-chua-viem-nang-long
thuoc-tri-me-day-cho-tre-em
mat ngu sau sinh
bi-phong-ngua-khong-nen-an-gi