Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Đau dạ dày có ăn được cà chua không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Thực tế, các thực phẩm chua, cay, nóng khi ăn sẽ tác động mạnh mẽ đến thành dạ dày gây ra tình trạng đau rát, khó chịu, viêm nhiễm… Để lý giải cho câu hỏi này bạn có thể xem thêm một vài thông tin bổ ích trong bài viết dưới đây. 

Lý giải: Đau dạ dày có ăn được cà chua không?

Cà chua là loại thực phẩm phổ biến trên toàn thế giới. Nó được dùng để chế biến nên rất nhiều món ăn bổ dưỡng, cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc và học tập căng thẳng. 

Trong cà chua có chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C… vừa bảo vệ mắt vừa làm đẹp, vừa tốt cho tim mạch, huyết áp và ngăn chặn tình trạng ung thư. Tuy nhiên với người đau dạ dày cần phải thận trọng. 

Người mắc bệnh đau dạ dày có được ăn cà chua không? Tại sao?
Người mắc bệnh đau dạ dày có được ăn cà chua không? Tại sao?

Trong cà chua có chứa nhiều acid tác động đến thành dạ dày gây ảnh hưởng đến các vết viêm, loét bên trong. Bệnh đau dạ dày không nên ăn nhiều cà chua nhưng không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn thực phẩm này ra khỏi bữa ăn. 

Hãy cân nhắc về hàm lượng cũng như cách chế biến khi cần thiết. Đau dạ dày ăn cà chua chỉ nên ăn ở giai đoạn đầu, đến khi dạ dày bị viêm, loét, ung thư, thủng, xuất huyết thì không nên ăn.  

Những lưu ý với người đau dạ dày khi muốn ăn cà chua

Đau dạ dày có ăn được cà chua không? Có thể ăn nhưng chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Cà chua tuy chứa nhiều acid nhưng hàm lượng dinh dưỡng cùng các vitamin, khoáng chất… lại rất nhiều. 

Loại quả này có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, làm đẹp da, tốt cho tóc và làm giảm lượng đường trong máu. Đau dạ dày nếu muốn ăn cà chua cần phải dựa theo những lưu ý dưới đây. 

Sơ chế và chế biến đúng cách

Một trong những lưu ý với người mắc bệnh đau dạ dày khi muốn dùng cà chua trong bữa ăn đó là phải sơ chế và chế biến đúng cách. Bạn nên chọn những quả cà chua còn tươi, không quá xanh, độ chín vừa phải.

Khi mua ấn nhẹ vào vỏ bên ngoài để cảm nhận, quả mềm vừa phải là được. Về màu sắc cà chua, nên chọn quả có màu đỏ tươi, bóng. Tuyệt đối không nên chọn những loại quả đã bị dập nát. 

Người đau dạ dày ăn cà chua cần phải biết sơ chế và sử dụng đúng cách
Người đau dạ dày ăn cà chua cần phải biết sơ chế và sử dụng đúng cách

Cà chua sau khi về đem ngâm với nước muối pha loãng hoặc nước gạo đều được. Đây là cách để loại bỏ bớt vi khuẩn và các hóa chất bảo quản nếu có. Ngoài ra, công đoạn chế biến cũng cần phải tỉ mỉ. Khi nấu loại bỏ hết hạt cà chua, không nấu quá kỹ để tránh làm cà chua biến chất, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 

Chỉ ăn cà chua khi đã được nấu chín

Nhiều người có thói quen ăn cà chua sống mà quên mất cần phải ăn chín, uống sôi. Cà chua tuy có tác dụng làm đẹp da nhưng ăn sống có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường ruột. Nhất là khi bụng đang đói.

Cà chua ăn khi đói tác động đến thành dạ dày, làm cho lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn. Chất pectin có trong cà chua phản ứng mạnh mẽ với dịch vị gây cảm giác ợ hơi, khó chịu, các cơn đau kéo dài hơn. 

Các loại thực phẩm cần tránh không kết hợp với cà chua

Ngoài việc lý giải được vấn đề đau dạ dày có nên ăn cà chua không, bạn cũng cần phải nắm được các thực phẩm tuyệt đối không nên ăn cùng loại quả này. Thực tế nhiều người luôn giữ thói quen ăn uống điều độ, đúng giờ nhưng vẫn không hiểu tại sao mình lại mắc bệnh viêm dạ dày. 

Câu trả lời là do cách kết hợp thực phẩm không đúng. Nên tránh ăn cà chua với các loại sau:

  • Cà rốt: Cà rốt có chứa nhiều enzyme. Các enzyme này làm nhiệm vụ phân giải vitamin C trong cà chua, tạo áp lực cho thành dạ dày, cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất trong cơ thể. 
  • Khoai tây: Khoai tây có chứa một hàm lượng không nhỏ axit clohiđric. Đặc tính của cà chua lại không tan trong môi trường axit nên gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng, ợ chua…
  • Dưa chuột: Nhiều món salad sử dụng cà chua và dưa chuột. Dưa chuột chứa enzyme catabolic có tác dụng phá hủy vitamin C trong cà chua gây ảnh hưởng đến dạ dày. 
  • Khoai lang: Khoai lang cũng như cà chua rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên khi kết hợp 2 loại này với nhau lại gây ra đau bụng, buồn nôn, nguy có mắc tiêu chảy cao. 
  • Tôm: Ăn cà chua thì nên tránh không ăn kèm với tôm. Trong tôm chứa nhiều chất tốt cho cơ thể, phòng ngừa các bệnh như đau lưng, mỏi gối, mọc mụn… Nhưng khi ăn cà chua với tôm lại làm phát sinh ra chất asen gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Cách phòng tránh bệnh đau dạ dày hiệu quả nhất

Bệnh dạ dày tiến triển theo nhiều giai đoạn và theo 3 cấp độ khác nhau. Ở giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát có thể dễ dàng điều trị tại nhà bằng các bài thuốc dân gian nhưng khi tiến triển đến giai đoạn viêm loét thì quá trình tạo khối u, hình thành nên bệnh ung thư sẽ rất nhanh. 

Khi đã bị ung thư thì mọi sự nỗ lực cũng chỉ để duy trì sự sống, không thể chữa dứt điểm. Vậy nên cần phải có biện pháp phòng tránh bệnh đau dạ dày để không bị nhiễm bệnh.

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý

Bệnh đau dạ dày nên ăn gì để làm giảm cơn đau? Chắc chắn có rất nhiều người băn khoăn về câu hỏi này. Chế độ ăn uống đóng góp một phần vô cùng quan trọng, liên quan trực tiếp đến bệnh đau dạ dày. Bạn có thể ăn nhiều rau xanh kết hợp với hoa quả không có vị chua.

Thực phẩm khi chọn lựa và chế biến cũng cần phải sử dụng loại mềm, lỏng, không cứng tránh tạo áp lực lên thành dạ dày. Các loại thịt khi chế biến chọn chỗ mềm như thịt mông, thịt thăn… không chọn phần thịt có cả gân khi ăn sẽ cọ vào thành dạ dày làm vết loét ngày càng lớn hơn.

Cần phải duy trì thói quen ăn uống khoa học mới có thể làm tình trạng bệnh thuyên giảm
Cần phải duy trì thói quen ăn uống khoa học mới có thể làm tình trạng bệnh thuyên giảm

Đau dạ dày có ăn được cà tím không? Nhiều người vẫn băn khoăn về câu hỏi này. Theo nghiên cứu, trong cà tím có chứa vitamin PP và Nightshade soda rất hiệu quả trong việc phòng ngừa ung thư, điều trị tình trạng viêm, loét dạ dày. Cà tím có thể chế biến thành các món canh ăn rất tốt cho sức khỏe. Hoặc một cách khác là làm nước ép uống.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bổ sung dưỡng chất thôi chưa đủ, cần phải xây dựng một thói quen sinh hoạt lành mạnh. Không nên thức quá khuya, không được ngủ muộn sau 11 giờ sẽ rất dễ hình thành nên các cơn đói. Lúc này cơ thể cần nạp năng lượng, vừa khiến bạn tăng cân lại làm ảnh hưởng đến dạ dày.

Khi bạn ngủ dạ dày cũng sẽ được nghỉ ngơi. Thức ăn chưa tiêu hóa kịp, dạ dày vẫn phải tiếp tục co bóp trong khi bạn ngủ. Tình trạng này kéo dài dịch tiết ra nhiều, dạ dày bị phá hủy, gây viêm, loét. 

Người mắc bệnh béo phì nên giảm cân

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh liên quan đến dạ dày. Chính vì thế bạn cần phải giảm cân ngay lập tức nếu như đã chót sở hữu thân hình quá khổ. Phương pháp giảm cân cho người đau dạ dày không hề đơn giản, cần phải từ từ và khoa học.

Người thừa cân, dịch vị dạ dày thường sẽ nhiều hơn so với người bình thường. Hiện tượng ợ chua, ợ hơi, đầy bụng diễn ra nhiều hơn là dấu hiệu hình thành viêm loét dạ dày. 

Người thừa cân, béo phì có tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày ở mức cao
Người thừa cân, béo phì có tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày ở mức cao

Đồng thời cần hạn chế tối đa căng thẳng, stress. Cuộc sống có quá nhiều nỗi lo và áp lực nhưng bạn cần phải tìm cho mình một lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực hơn. Căng thẳng sẽ làm dạ dày tiết ra nhiều acid hơn, gây viêm, nhiễm, loét dạ dày. Tình trạng này kéo dài nếu không tìm được phương pháp điều trị thích hợp sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. 

Đau dạ dày có ăn được cà chua không? Những thông tin trên đây chắc chắn đã giúp bạn có được lời giải đáp chính xác nhất. Cà chua tuy bổ dưỡng nhưng chỉ được ăn với lượng vừa phải, không được ăn quá nhiều. Bên cạnh đó hãy tập thêm các bài tập thể thao để gia tăng sức bền, duy trì sức đề kháng cho cơ thể.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan