Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Bác sĩ CKI Đỗ Thanh Hà | Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa dễ gặp ở nữ giới. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng đều dẫn đến những triệu chứng khó chịu và các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Bài viết dưới đây, Tạp Chí Đông Y sẽ cung cấp thông tin chi tiết về bệnh lý này, giúp chị em trang bị thêm kiến thức mới để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Tìm hiểu viêm âm đạo là gì?

Âm đạo là ống nối âm hộ với cổ tử cung, cũng là đường em bé được sinh ra và là nơi tiếp nhận dương vật khi quan hệ. Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm gây tiết dịch bất thừa, ngát ngáy và đau rát khó chịu.

Viêm âm đạo được phân loại dựa vào nguyên nhân gây bệnh như:

  • Viêm do vi khuẩn.
  • Viêm do virus.
  • Viêm do nấm Candida.
  • Viêm do trùng roi Trichomonas.
  • Viêm do lậu (Chlamydia).
  • Viêm không lây nhiễm.
  • Viêm teo âm đạo.

viem am dao
Viêm âm đạo được phân loại dựa vào nguyên nhân gây bệnh

Triệu chứng viêm âm đạo

Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm âm đạo gồm:

  • Khí hư có màu sắc bất thường như màu vàng, trắng đục, xanh,...
  • Khí hư có mùi hôi khó chịu, ra nhiều hơn bình thường.
  • Âm đạo ngứa ngáy.
  • Đau rát âm đạo khi quan hệ.
  • Âm đạo rát, buốt khi đi tiểu.Chảy máu âm đạo.

Nguyên nhân gây viêm âm đạo

Với mỗi thể viêm âm đạo sẽ có nguyên nhân gây bệnh riêng, cụ thể như sau:

  • Viêm do vi khuẩn: Nguyên nhân chính gây tình trạng này là quan hệ tình dục không an toàn hiến một số sinh vật trong âm đạo phát triển quá mức, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn trong âm đạo gây viêm nhiễm.
  • Viêm do nấm Candida: Đây là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, bị tiểu đường, phụ nữ lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài.
  • Viêm do trùng roi Trichomonas: Nguyên nhân do quan hệ tình dục với người bị nhiễm trùng Trichomonas khiến vi khuẩn lây lan sang âm đạo.
  • Viêm do lậu (Chlamydia): Đây cũng là bệnh viêm âm đạo lây nhiễm qua đường tình dục, do quan hệ không an toàn như quan hệ với nhiều người, quan hệ với người bị lậu, quan hệ không dùng bao cao su hoặc bất cứ biện pháp an toàn nào.
  • Viêm không lây nhiễm: Do sử dụng các loại xà phòng, thuốc xịt âm đạo hoặc thụt rửa quá sâu khiến mô âm đạo bị tổn thương, kích ứng.
  • Viêm teo âm đạo: Do nồng độ estrogen suy giảm khiến niêm mạc âm đạo mỏng, dễ bị kích thích nóng rát và bị  viêm.

viem am dao
Với mỗi thể viêm âm đạo sẽ có nguyên nhân gây bệnh riêng

Ngoài những nguyên nhân trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm âm đạo bao gồm:

  • Vệ sinh vùng kín chưa kỹ, mặc đồ lót ẩm ướt, bó sát.
  • Sử dụng các chất diệt tinh trùng để tránh mang thai.
  • Tăng cân nhanh, sinh hoạt thiếu khoa học.

Biến chứng nguy hiểm do viêm âm đạo

Phần lớn trường hợp viêm âm đạo không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu được điều trị đúng cách. Trong trường hợp viêm âm đạo không được chữa sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Lây lan sang vùng khác: Viêm âm đạo có thể lây lan sang vùng chậu gây bệnh viêm chậu PID, viêm nội mạc tử cung, viêm niệu đạo,...
  • Tăng khả năng mắc bệnh tình dục: Nữ giới bị viêm âm đạo trong thời gian dài sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh về tình dục, trong đó phổ biến là bệnh lậu và bệnh chlamydia.
  • Suy giảm khả năng mang thai: Vùng kín bị viêm khiến khí hư ra nhiều, dẫn đến tắc ống dẫn trứng, ngăn cản trứng gặp tinh trùng. Ngoài ra, môi trường âm đạo bị viêm gây mất cân bằng, khiến tinh trùng dù bơi được vào nhưng không thể sống ở đâu. Điều này khiến khả năng mang thai bị suy giảm.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Bà bầu bị viêm âm đạo có thể sinh con thiếu tháng, bé sinh non nhẹ cân, dễ gặp vấn đề về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp, tuần hoàn,.... ảnh hưởng tới sự phát triển về trí não và thể chất của trẻ.

Chẩn đoán viêm âm đạo

Để chẩn đoán chính xác tình trạng viêm âm đạo hiện tại, bác sĩ sẽ thực hiện quy trình như sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ trao đổi với người bệnh về tiền sử bệnh, thói quen sinh hoạt, các triệu chứng đang gặp phải.
  • Khám phụ khoa: Bác sĩ dùng dụng cụ mỏ vịt chuyên dụng để khám âm đạo có bị viêm hoặc tiết dịch bất thường không.
  • Thu thập mẫu xét nghiệm: Thu thập mẫu dịch tiết âm đạo để làm xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng viêm âm đạo hiện tại.
  • Kiểm tra độ pH: Đo độ pH âm đạo bằng cách dùng que hoặc giấy đo chuyên dụng. Nếu độ pH tăng cao có thể đã bị nhiễm trùng roi trichomonas hoặc bị nhiễm trùng âm đạo do các vi khuẩn.

Lưu ý, để kết quả chẩn đoán viêm âm đạo chính xác nhất, bác sĩ khuyến nghị chị em nên đi khám vào thời điểm hết chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời không quan hệ tình dục trước 2 - 3 ngày thăm khám.

viem am dao
Bác sĩ dùng dụng cụ mỏ vịt chuyên dụng để khám âm đạo

Đối tượng dễ mắc viêm âm đạo

Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa rất phổ biến ở phái nữ, nhưng những đối tượng chị em dưới đây sẽ có nguy cơ mắc cao hơn:

  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc phụ nữ đã mãn kinh.
  • Người sử dụng kháng sinh khiến nội tiết tố và hệ miễn dịch rối loạn.
  • Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hoặc các biện pháp tránh thai khác như đặt vòng, cấy que.
  • Người bị khô âm đạo hoặc âm đạo ẩm ướt.
  • Quan hệ tình dục không an toàn khiến vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo gây viêm.
  • Phụ nữ mắc bệnh đường huyết, thừa cân béo phì.

Phòng ngừa viêm âm đạo

Để phòng ngừa bệnh viêm âm đạo, chuyên gia khuyến nghị chị em phụ nữ cần thực hiện như sau:

  • Đảm bảo vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô ráo, tránh kích ứng.
  • Không nên tắm bằng bồn, nên tắm bằng vòi hoa sen.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ, lành tính, có chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Không dùng các loại xà bông có tính tẩy rửa mạnh để rửa vùng kín.
  • Khi đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau để tránh lây lan vi khuẩn từ hậu môn về phía âm đạo.
  • Khi rửa vùng kín, không thụt rửa quá sâu vì sẽ khiến niêm mạc âm đạo bị tổn thương trầy xước dễ viêm nhiễm.
  • Khi quan hệ nên dùng bao cao su để đảm bảo an toàn, tránh các bệnh tình dục.
  • Chọn đồ lót có chất liệu cotton mềm mại, thấm hút tốt, thoáng mát cho vùng kín.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất từ rau của và trái cây để tăng cường đề kháng cho vùng kín và cho cơ thể.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Để tránh những diễn tiến phức tạp và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, khi xuất hiện những triệu chứng này cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám chuyên khoa:

  • Viêm âm đạo tái phát dai dẳng.
  • Xuất hiện triệu chứng ớn lạnh, sốt, đau xương chậu.
  • Đã hoàn thành một đợt điều trị viêm âm đạo nhưng các triệu chứng bệnh không thuyên giảm.
  • Đã hoặc đang quan hệ tình dục không lành mạnh: quan hệ với nhiều người, quan hệ đường hậu môn, quan hệ đường miệng.

Phương pháp điều trị viêm âm đạo

Các phương pháp điều trị viêm âm đạo như sau:

Điều trị Tây y

Điều trị bằng các loại thuốc tây y cho từng trường hợp viêm âm đạo như sau:

  • Viêm do vi khuẩn: Bác sĩ kê đơn sử dụng các loại thuốc như metronidazole dùng đường uống và gel metronidazole hoặc clindamycin dùng đường bôi.
  • Nhiễm trùng nấm men: Bệnh dùng các loại thuốc bôi, kem chống nấm như miconazole, clotrimazole, butoconazole, tioconazole, fluconazole.
  • Nhiễm trùng trichomonas: Chỉ định dùng thuốc metronidazole hoặc tinidazole.
  • Viêm teo âm đạo: Sử dụng thuốc Estrogen ở dạng kem, viên uống.

viem am dao
Điều trị bằng các loại thuốc tây y mang lại hiệu quả cao

Điều trị Đông y

Đông y ứng dụng nhiều bài thuốc điều trị viêm âm đạo hiệu quả như sau:

Bài thuốc 1:

Bài thuốc dùng trong điều trị viêm âm đạo kèm theo triệu chứng như khí hư màu vàng, ngứa vùng kín, bị táo bón, nước tiểu đỏ.

  • Chuẩn bị dược liệu: Sinh địa 16g; Thương truật, chi tử, sa tiền, trạch tả, sài hồ, thổ phục linh bạch thược, mỗi vị 12g; Đan bì 10g;
  • Cách dùng: Mang toàn bộ nguyên liệu cho vào nồi nấu với bát nước lọc. Đun đến khi nước thuốc cô đặc lại còn 3 chén thì tắt bếp. Dùng thuốc khi còn ấm, nếu nguội đem hâm ấm lại trước khi uống.

Bài thuốc 2:

Bài thuốc áp dụng cho chị em viêm âm đạo ra kèm khí hư trắng, thường xuyên đau bụng dưới, chướng bụng, chân tay lạnh, đau nhiều hơn về chiều.

Chuẩn bị dược liệu: Hoàng kỳ, hoài sơn mỗi vị 16g; Đẳng sâm, đương quy, bạch truật, bạch thược, sa tiền, sinh địa mỗi vị 12g; Hương phụ, ngải diệp mỗi vị 10g; Cam thảo 6g; Quế nhục 4g; Táo tàu 3 trái.

Cách thực hiện: Sắc toàn bộ dược liệu trên với 5 bát nước lọc, tới khi cô đặc còn 3 chén thì tắt bếp và chắt ra uống hết trong ngày.

Bài thuốc số 3

Bài thuốc mang lại hiệu quả điều trị bệnh cho chị em bị viêm âm đạo với triệu chứng vùng kín ra nhiều khí hư, có mùi hôi và ngứa ngáy khó chịu.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Rễ bạch đồng nữ 80g; Lá bạc thau, vỏ cây gạo, ké đầu ngựa mỗi vị 20g.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu và cho vào nồi đun với 200ml nước. Sau khi cạn còn 1 nửa thì tắt bếp, chia thành 2 cốc uống trong ngày.

Điều trị tại nhà

Có nhiều phương pháp điều trị viêm âm đạo tại nhà mà chị em có thể tham khảo như sau:

  • Ngâm nước muối: Nước muối có tính sát khuẩn cao giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm triệu chứng ngứa ngáy và ra nhiều khí hư vùng kín. Chị em chỉ cần chuẩn bị 1 chậu nước ấm, thêm 2 thìa muối vào, khuấy đều rồi ngồi vào đó ngâm trong 15 phút.
  • Dùng lá trầu: Ngâm vùng kín với lá trầu cũng có tác dụng khử mùi, giảm ngứa, kháng viêm hiệu quả. Sử dụng 5 - 10 lá trầu rửa sạch, đun sôi với 2 lít nước, thêm 1 ít muối sau đó dùng nước này ngâm rửa vùng kín.
  • Dùng giấm táo: Trong giấm táo có chứa nhiều acid tự nhiên như acid axetic và acid malic giúp ức chế vi khuẩn, virus gây bệnh tại vùng kín, từ đó giảm ngứa và giảm dịch tiết tại âm đạo. Trị bệnh viêm âm đạo với giấm táo có nhiều cách như pha nước để ngâm rửa vùng kín hoặc pha nước ấm uống hằng ngày.

viem am dao
Nước muối có tính sát khuẩn cao giúp tiêu diệt vi khuẩn âm đạo

Huyệt đạo điều trị viêm âm đạo

Ngoài sử dụng thuốc, Y học cổ truyền đánh giá cao phương pháp xoa bóp bấm huyệt trị viêm âm đạo và các bệnh phụ khoa khác. Phương pháp này giúp thông kinh lạc, điều hòa chức năng của tạng phủ, khắc phục khí trệ huyết ứ. Nhờ đó cải thiện hiệu quả bệnh phụ khoa và tăng cường chức năng sinh sản.

Một số huyệt đạo được ứng dụng trong điều trị viêm âm đạo gồm:

  • Huyệt Quan Nguyên.
  • Huyệt Khí Hải.
  • Huyệt Tam Âm Giao.
  • Huyệt Huyết Hải.
  • Huyệt Thận Du.

Phương pháp này mang đến hiệu quả tốt và phụ nữ có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang mắc bệnh như viêm ruột thừa, viêm vòi trứng vỡ, thủng dạ dày,... không áp dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt.
  • Đảm bảo xác định đúng vị trí huyệt đạo để hiệu quả bấm huyệt tốt và không gây tai biến nguy hiểm.
  • Nếu trong quá trình bấm huyệt, cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đổ nhiều mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn,... thì nên ngừng thực hiện và theo dõi sức khỏe.
  • Không bấm huyệt lên các vị trí đang bị tổn thương, có vết thương hở, sưng đau bỏng rát.

Trên đây là thông tin về bệnh viêm âm đạo và hướng dẫn các cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn có điều trị hiệu quả, chị em nên đến phòng khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán, xây dựng phác đồ chữa bệnh phù hợp.

Dược liệu điều trị viêm âm đạo

Y học cổ truyền ghi chép về nhiều dược liệu có khả năng điều trị viêm âm đạo. Phổ biến nhất là các dược liệu sau:

Trinh nữ hoàng cùng

Dược liệu đã được Y học nghiên cứu và phát hiện chứa thành phần hoạt chất ức chế vi khuẩn, nấm men gây viêm âm đạo. Đồng thời, các hoạt chất khác trong dược liệu có khả năng thúc đẩy làm lành các thương tổn tại niêm mạc âm đạo.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 3 cành trinh nữ hoàng cung tươi hoặc 30g loại khô. Đem rửa dược liệu sạch với nước, sau đó cắt khúc nhỏ. Cho dược liệu vào ấm đun với 3 bát nước, đợi khi nước sôi, cạn còn 1 bát thì chắt ra uống.

Cây ích mẫu

Đông Y ghi chép cây ích mẫu có tác dụng hoạt huyết, chống ứ trệ, hỗ trợ điều trị viêm âm đạo và một số bệnh phụ khoa khác. Đồng thời, khả năng kháng viêm và chống khuẩn cao nên ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng, giảm các triệu chứng ngứa rát, khí hư ra nhiều, khí hư mùi khó chịu,... hiệu quả.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1g ích mẫu tươi đem rửa sạch, sau đó cho vào ấm đun với 1 lít nước. Sau khi cạn còn 300ml thì tắt bếp và rót ra cốc uống trong ngày.

Đương quy

Dược liệu có tính ấm, vị ngọt hơi đắng, hơi cay, mùi thơm nhẹ. Đương quy mang tác dụng bổ khí huyết, chủ trị viêm âm đạo, kinh nguyệt không đều, tắt kinh, chân tay tê,.. Y học hiện địa cũng đã phát hiện dược liệu có chứa chất kháng viêm, ổn định nồng độ nội tiết tố estrogen hiệu quả.

Cách thực hiện: Cùng 1 củ đương quy đem rửa sạch, cắt thành lát mỏng rồi nấu nước với 6 quả táo tàu. Dùng nước này uống hằng ngày để cải thiện tình trạng viêm âm đạo.

viem am dao
Đương quy mang tác dụng bổ khí huyết, chủ trị viêm âm đạo


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Âm Đạo bằng YHCT


Bài viết liên quan