Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Dùng thuốc nam trị mề đay là phương pháp an toàn, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí được nhiều người lựa chọn. Vì sử dụng các loại dược liệu tự nhiên lành tính thuốc nam trị mề đay hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ dù dùng lâu dài. Dưới đây là một số bài thuốc bổ biến bạn đọc có thể tham khảo!

Trị mề đay bằng thuốc nam có tốt không?

Mề đay là một bệnh da liễu mãn tính khiến da nổi mẩn đỏ, gây ngứa ngáy cho người bệnh. Bệnh không thể điều trị dứt điểm, dễ phát tác khi thời tiết thay đổi, người bệnh tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi, hóa chất, …Các loại thuốc trị mề đay trên thị trường chỉ có tác dụng kiểm soát và giảm thiểu triệu chứng bệnh.

Do đó, việc dùng thuốc Tây y liên tục khiến nhiều người lo ngại có thể gây hại cho sức khỏe, để lại nhiều biến chứng sau này. Vì thế, dùng thuốc nam trị mề đay trở thành giải pháp an toàn được người bệnh lựa chọn sử dụng lâu dài.

Thuốc nam trị mề đay trở thành giải pháp an toàn được người bệnh lựa chọn
Thuốc nam trị mề đay trở thành giải pháp an toàn được người bệnh lựa chọn

Được đánh giá là giải pháp trị mề đay an toàn, phù hợp với mọi đối tượng nhưng dùng thuốc nam vẫn có những hạn chế nhất định. Cụ thể ưu – nhược điểm khi dùng thuốc nam chữa mề đay là:

Ưu điểm

  • Thành phần dược liệu tự nhiên, an toàn, giá thành rẻ phù hợp sử dụng cho mọi người bệnh.
  • Cách thức chế biến, sử dụng dễ dàng.
  • Dùng lâu dài không gây biến chứng hay tác dụng phụ cho người bệnh
  • Hỗ trợ kiểm soát bệnh, ngăn ngừa tái phát tốt.

Hạn chế

  • Chỉ phù hợp với thể bệnh nhẹ, mới khởi phát hoặc người đã khỏi triệu chứng nặng muốn kiểm soát bệnh.
  • Thời gian tác động chậm, cần kiên trì sử dụng đều đặn hàng ngày.

Gợi ý thuốc nam trị mề đay hiệu quả, an toàn

Có rất nhiều loại thuốc nam có tính kháng viêm, giảm sưng tốt, hỗ trợ điều trị mề đay hiệu quả cho người bệnh. Dưới đây là những nguyên liệu dễ kiếm, dễ chế biến người bệnh có thể lựa chọn:

Lá bạc hà

Trong lá bạc hà chứa hàm lượng lớn tinh dầu có tác dụng làm mát, giảm sưng viêm ở những vùng da nổi mề đay rất tốt. Vị thuốc nam này thích hợp điều trị chứng mề đay phong nhiệt, tức mề đay bùng phát do sự thay đổi của nhiệt độ, thời tiết. Nếu bị mề đay vào thời gian giao mùa, cơ thể nóng trong, sốt, … thì nên dùng lá bạc hà.

Dùng lá bạc hà trị mề đay có 2 cách cơ bản:

Cách 1: Tắm nước lá bạc hà 

  • Bước 1: Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà, để ráo và chuẩn bị 1 thìa cà phê muối biển.
  • Bước 2: Đun sôi 2 lít nước, thả lá bạc hà đun lửa nhỏ thêm trong khoảng 10 phút
  • Bước 3: Tắt bếp, pha thêm nước lạnh cho đến khi nước ấm vừa tắm. Cho thêm muối biển vào, khuấy đều cho tan hết muối.
  • Bước 4: Dùng nước tắm mỗi ngày đến khi triệu chứng mề đay thuyên giảm và biến mất.

Lưu ý: Phương pháp thích hợp với những người bị mề đay toàn thân hoặc trên vùng da lớn.

Cách 2: Đắp lá bạc hà 

  • Bước 1: Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà, để cho ráo nước.
  • Bước 2: Cho lá bạc hà vào cối giã nát. Đắp bã lá lên vùng da bị nổi mề đay.
  • Bước 3: Đắp lá trong 3-5 phút rồi rửa sạch lại với nước.

Lưu ý: Phương pháp thích hợp với những người bị mề đay trên vùng da nhỏ, vừa.

Dùng lá bạc hà trị mề đay
Dùng lá bạc hà trị mề đay

Rau má

Rau má có tính hàn, chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, tiêu viêm và giải độc vượt trội. Chúng giúp làm giảm nhanh tình trạng sưng tấy, ngứa rát trên da, ngăn nguy cơ bệnh chuyển biến thành thể bội nhiễm. Rau má thích hợp chữa chứng mề đay do bia rượu, nóng trong gây ra.

Các cách dùng rau má:

Cách 1: Xay sinh tố

  • Bước 1: Rau má rửa sạch và để ráo.
  • Bước 2: Xay hỗn hợp rau má với 1 lít nước, hỗn hợp thu được lọc qua rây để loại bỏ bã.
  • Bước 3: Cho thêm đường hoặc sữa theo ý thích, đun sôi hỗn hợp trên lửa nhỏ đến khi sôi lăn tăn.
  • Bước 4: Để nước rau má nguội rồi thưởng thức.

Cách 2: Nấu canh rau má thịt lợn

  • Bước 1: Rau má rửa sạch và để ráo. Thịt lợn có thể mua loại xay sẵn hoặc tự xay tại nhà.
  • Bước 2: Phi thơm hành, đảo thịt lợn với gia vị đến khi chín tới, cho khoảng 1 – 1,5 lít nước vào nồi.
  • Bước 3: Đun đến khi sôi thì cho rau má vào đun thêm 5 phút rồi tắt bếp và thưởng thức.

Cách 3: Đắp lá rau má

  • Bước 1: Rau má rửa sạch rồi để ráo. Chuẩn bị thêm 1 thìa cà phê muối biển.
  • Bước 2: Giã nát hỗn hợp rau má và muối biển rồi đắp lên vùng da bị mề đay. Duy trì đắp 2 lần/ngày đến khi các triệu chứng biến mất thì dừng.
Rau má có tính hàn, chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, tiêu viêm và giải độc
Rau má có tính hàn, chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, tiêu viêm và giải độc

Lá hẹ

Lá hẹ tính ấm, có khả năng phục hồi thương tổn da, giảm ngứa ngáy hiệu quả. Đồng thời chúng cũng rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Lá hẹ thích hợp dùng cho người nổi mề đay do lạnh, dị ứng thức ăn đi kèm một số biểu hiện khác như đau bụng, đầy hơi.

Các cách dùng lá hẹ:

Cách 1: Nấu canh lá hẹ

  • Bước 1: Rửa sạch rau hẹ, chuẩn bị thêm thịt heo, đậu hũ. Tiến hành sơ chế nguyên liệu: hẹ và đậu hũ cắt miếng vừa ăn, thịt heo băm nhỏ.
  • Bước 3: Cho thịt heo vào nồi, xào với gia vị đến khi chín tới rồi cho thêm 1,5 lít nước.
  • Bước 4: Đun đến khi sôi thì cho thêm đậu phụ và hẹ vào, tiếp tục đun thêm 5 phút.
  • Bước 5: Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp và thưởng thức.

Cách 2: Thoa nước hẹ lên da bệnh

  • Bước 1: Lá hẹ rửa sạch rồi để ráo.
  • Bước 2: Đem lá hẹ giã nhuyễn rồi vắt lấy nước
  • Bước 3: Thoa nước lá hẹ lên vùng da bệnh, để trong 15 phút rồi rửa sạch lại với nước. Lưu ý cần vệ sinh sạch sẽ và để khô vùng da bệnh trước khi thoa.
Lá hẹ tính ấm, có khả năng phục hồi thương tổn da, giảm ngứa ngáy hiệu quả
Lá hẹ tính ấm, có khả năng phục hồi thương tổn da, giảm ngứa ngáy hiệu quả

Trà xanh

Trà xanh có tính mát, giàu chất chống oxy hóa và có khả năng kháng viêm, đào thải độc tốt tốt. Dùng trà xanh sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng ngứa ngáy, da sưng tấy, nổi mẩn đỏ, cơ thể thanh thanh lọc, thúc đẩy bệnh mề đay nhanh khỏi hơn.

Cách đun nước tắm lá trà xanh:

  • Bước 1: Lá trà xanh đem rửa sạch rồi để ráo. Chuẩn bị thêm một thìa cà phê muối biển.
  • Bước 2: Đun sôi lá trà với 2 lít nước sạch trong khoảng 5 đến 7 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Lọc bỏ bã trà, pha thêm nước lạnh đến khi nước trà ấm vừa đủ tắm. Hòa thêm một thìa muối biển, khuấy cho tan hết rồi dùng nước tắm như bình thường.

Nha đam

Nha đam chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất, có tác dụng phục hồi, dưỡng ẩm da rất tốt. Bên cạnh đó, chúng còn giúp cơ thể thanh nhiệt giải độc, thúc đẩy quá trình tái tạo lại vùng da mề đay bị tổn thương, tránh để lại sẹo. Nha đam phù hợp điều trị chứng nổi mề đay do da khô hoặc bị kích ứng bởi thời tiết lạnh.

Các cách dùng nha đam:

Cách 1: Dùng gel nha đam

  • Bước 1: Chuẩn bị lá nha đam bản lớn, dày thịt, đem rửa sạch và cắt bỏ vỏ bên ngoài, chỉ lấy thịt.
  • Bước 2: Tách lấy phần gel nhầy khỏi thịt lá.
  • Bước 3: Thoa trực tiếp gel nha đam lên vùng da bệnh.
  • Bước 4: Rửa sạch lại gel nha đam bằng nước ấm sau khoảng 15 phút.

Cách 2: Kết hợp gel nha đam và dầu oliu

Các bước tách gel nha đam làm tương tự như trên. Sau khi lấy được gel, bạn cho thêm dầu oliu vào trộn đều rồi thoa lên vùng da bệnh. Sự kết hợp này sẽ giúp cân bằng độ ẩm, giúp da hồi phục tổn thương nhanh hơn.

Nha đam chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất, có tác dụng phục hồi, dưỡng ẩm da rất tốt
Nha đam chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất, có tác dụng phục hồi, dưỡng ẩm da rất tốt

Lá khế

Lá khế tính bình, nổi bật với khả năng tiêu viêm, sát khuẩn, cho hiệu quả nhanh với những triệu chứng mề đay thể nhẹ. Có thể dùng loại lá này với nhiều thể bệnh mề đay khác nhau, cho hiệu quả điều trị tương đối tốt.

Các cách dùng lá khế:

Cách 1: Đun nước tắm

  • Bước 1: Lá khế đem rửa sạch, để ráo nước. Có thể sử dụng thêm cành khế non để đun nước tắm cùng.
  • Bước 2: Vò nát lá khế trước để các chất trong lá dễ tiết ra hơn. Cho lá và cành non vào nồi đun cùng 2 lít nước
  • Bước 3: Đun sôi trong 5 phút thì tắt bếp, bọc bỏ phần bã lá.
  • Bước 4: Pha thêm nước lạnh cho tới khi đạt nhiệt độ vừa tắm.
  • Bước 5: Duy trì thói quen tắm lá khế mỗi ngày cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm và biến mất.

Cách 2: Sao lá khế chườm nóng

  • Bước 1: Lá khế rửa sạch, để ráo nước. Lá khế càng khô, thời gian sao càng nhanh.
  • Bước 2: Cho lá khế vào chảo, sao trên lửa nhỏ. Đảo đều tay và liên tục đến khi lá khô lại, ngả sang màu vàng.
  • Bước 3: Để lá trên bếp cho đến khi ấm già thì đỏ vào một chiếc khăn mỏng, bọc kín lại rồi chườm lên vùng da bệnh. Nên dùng khăn xô vì chúng có độ mềm vừa phải, tỏa nhiệt tốt, không làm trầy xước da khi chườm. Trường hợp lá đã gần nguội, có thể bỏ khăn ra, chườm lá trực tiếp lên da.
Lá khế tính bình, nổi bật với khả năng tiêu viêm, sát khuẩn
Lá khế tính bình, nổi bật với khả năng tiêu viêm, sát khuẩn

Cách 3: Uống nước lá khế

  • Bước 1: Lá khế và cành khế non rửa sạch để ráo nước.
  • Bước 2: Đun sôi cành và lá khế với 2 lít nước trong 5 phút.
  • Bước 3: Lọc bã, chia nước khế thành 3 phần uống đều đặn trong ngày.

Lá trầu

Lá trầu không có tính ấm, khả năng kháng viêm, tiêu độc và giảm ngứa ngáy tốt. Đây là một vị thuốc nam thường được dùng trong điều trị mề đay, mang đến hiệu quả tích cực cho người bệnh.

Cách đun nước lá trầu không:

  • Bước 1: Lá trầu không chuẩn bị lượng vừa đủ, rửa sạch và để ráo nước.
  • Bước 2: Đun sôi lá trầu không với 2 lít nước trong khoảng 5-7 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Lọc bã trầu không, chế thêm nước lạnh vào nồi cho đến khi đạt được nhiệt độ thích hợp để tắm. Lá trầu không không vứt đi mà có thể dùng để chườm lên vùng da bệnh trong khi tắm.
  • Bước 5: Tắm bằng lá trầu không hàng ngày cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Gừng tươi

Giống với trầu không, gừng tươi có tính ấm, kháng viêm và khử khuẩn tốt. Loại thuốc nam này thích hợp với thể bệnh mề đay do thời tiết lạnh, da khô.

Các cách dùng gừng tươi:

Cách 1: Uống trà gừng mật ong

  • Bước 1: Gừng tươi rửa sạch thái lát mỏng, hãm trong 300ml nước sôi khoảng 15 phút.
  • Bước 2: Chế thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều
  • Bước 3: Uống trà gừng khi ấm

Cách 2: Tắm nước gừng tươi

  • Bước 1: Chuẩn bị 2 củ gừng tươi rửa sạch, cắt lát mỏng đem đun sôi cùng 2 lít nước
  • Bước 2: Đun sôi trong 3-5 phút thì tắt bếp.
  • Bước 3: Chế thêm nước sạch cho tới khi đạt nhiệt độ vừa tắm
  • Bước 4: Tắm nước gừng tươi hằng ngày tới khi các triệu chứng bệnh khỏi hẳn

Trên đây là những loại thuốc nam trị mề đay phổ biến, hiệu quả tốt người bệnh có thể tham khảo. Trong trường hợp duy trì sử dụng thời gian dài mà bệnh không thuyên giảm, ngày một nặng hơn, người bệnh nên chủ động thăm khám thầy thuốc, bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị tối ưu nhất.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Bài viết liên quan