Sắt là một khoáng chất thiết yếu của cơ thể và có liên quan đến khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu cùng nhiều chức năng khác. Bởi vậy, thực hiện xét nghiệm thăm dò sắt Fe là vô cùng quan trọng để sớm phát hiện những rối loạn nồng độ sắt bên trong cơ thể.

Vai trò của sắt huyết thanh đối với cơ thể

Sắt tuy là khoáng chất quan trọng, cần thiết đối với cơ thể nhưng nó chỉ được nạp vào thông qua một đường duy nhất là đường uống. Quá trình ăn uống bình thường sẽ giúp sắt đi vào cơ thể, tuy nhiên khả năng hấp thụ khá ít, chỉ dưới 10%.

Sắt đi vào cơ thể dưới dạng muối hoặc hidroxit của Fe3+, hợp chất của sắt sẽ bị phân ly thành những ion tự do hoặc kết hợp với các chất hữu cơ. Lúc này, Fe3+ sẽ bị chất khử từ thức ăn khử về dạng Fe2+ dễ hấp thu hơn.

xét nghiệm thăm dò sắt fe
Sắt đi vào cơ thể dưới dạng muối hoặc hidroxit của Fe3+

Sau khi được hấp thu vào mạch máu, ion Fe2+ sẽ nhanh chóng bị oxy hóa thành Fe3+, gắn với protein đặc hiệu transferrin dạng vận chuyển cùng sự tham gia của ceruloplasmin hoạt động xúc tác. Hầu hết các transferrin được vận chuyển tới tủy xương và tạo ra hemoglobin. Một phần sắt khác sẽ được lưu trữ ở dạng ferritin và hemosiderin tại ruột, gan cùng tủy xương.

Vai trò đầu tiên của sắt là tham gia quá trình hô hấp tế bào, tạo nên hemoglobin, myoglobin, vận chuyển oxy đến các tế bào của cơ thể. Ion sắt cũng là thành phần của enzyme catalase, cytochrome, peroxidase, flavoprotein nội tế bào,…

Nhu cầu sắt của mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, sự phát triển của cơ thể,… Với phụ nữ, do hiện tượng kinh nguyệt và quá trình thai nghén, nuôi con bú nên lượng sắt cần dung nạp vào cơ thể sẽ lớn hơn.

Nếu cơ thể không có đủ sắt thì nồng độ sắt trong máu giảm, cơ thể sẽ dùng hết lượng sắt dự trữ, gây thiếu máu thiếu sắt. Ngược lại, hấp thụ quá nhiều sắt cũng khiến các cơ quan như tim, tụy, gan bị ảnh hưởng. Nó sẽ gây suy giảm chức năng, suy cơ quan và dẫn đến tình trạng suy đa tạng vô cùng nguy hiểm.

Xét nghiệm thăm dò sắt Fe là gì?

Xét nghiệm thăm dò sắt Fe là thực hiện xét nghiệm định lượng sắt có trong huyết thanh có trong cơ thể của người bệnh. Cụ thể là sắt tự do, sắt ở dạng dự trữ ferritin và sắt ở dạng vận chuyển kết hợp với transferrin tồn tại trong máu lưu thông, vận chuyển khắp cơ thể.

Thực tế cho thấy hàm lượng sắt có trong máu thường thay đổi liên tục trong ngày và giữa các ngày với nhau. Vậy nên xét nghiệm thăm dò sắt Fe sẽ được đo lường cùng những xét nghiệm khác như xét nghiệm khả năng gắn sắt tối ưu, mức bão hòa của transferrin.

Xét nghiệm thăm dò sắt Fe là thực hiện xét nghiệm định lượng sắt có trong huyết thanh
Xét nghiệm thăm dò sắt Fe là thực hiện xét nghiệm định lượng sắt có trong huyết thanh

Các xét nghiệm sắt được dùng cùng nhau sẽ giúp phát hiện và chẩn đoán cơ thể thiếu sắt hay quá tải sắt. Đặc biệt, với những bệnh nhân bị thiếu máu thì xét nghiệm cũng góp phần xác định tình trạng bệnh do thiếu sắt gây ra hay do nguyên nhân khác. 

Trong một số trường hợp, xét nghiệm sắt được chỉ định khi nghi ngờ người bệnh bị ngộ độc sắt, sàng lọc bệnh di truyền nhiễm sắc tố sắt mô.

Chỉ định xét nghiệm thăm dò sắt Fe khi nào?

Xét nghiệm thăm dò sắt Fe không nằm trong nhóm xét nghiệm thường quy mà chỉ được chỉ định khi có bất thường trên hồng cầu, hematocrit, hemoglobin hay có nghi ngờ bệnh nhân bị quá tải sắt, thiếu hụt sắt thông qua triệu chứng lâm sàng.

  • Tình trạng thiếu sắt: Bệnh nhân sẽ không có nhiều triệu chứng, biểu hiện nguy hiểm ở giai đoạn đầu. Nhưng nếu nguồn sắt dự trữ trong cơ thể cạn kiệt thì sẽ xuất hiện triệu chứng như: Mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ốm yếu,… Nếu nặng hơn, người bệnh sẽ bị đau đầu, đau ngực, nhận thức kém.
  • Tình trạng sắt quá tải: Ở mỗi người, triệu chứng thừa sắt sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ xuất hiện những biểu hiện như: Đau khớp, đau bụng, mệt mỏi, không có ham muốn tình dục, thiếu năng lượng, gặp vấn đề về tim mạch.
Sắt quá tải có thể gây đau bụng
Sắt quá tải có thể gây đau bụng

Thực hiện xét nghiệm Fe

Trước khi thực hiện xét nghiệm thăm dò sắt Fe, người bệnh không dùng chất bổ sung sắt trong 12 giờ. Ngoài ra, vì nồng độ sắt thay đổi trong cả ngày nên cần làm xét nghiệm sắt vào buổi sáng, đây là thời điểm sắt đạt mức cao nhất.

Cách thực hiện

Quấn một dải dây thun quanh cánh tay nhằm mục đích ngăn dòng máu chảy, giúp tĩnh mạch bên dưới lớn hơn và dễ đưa kim vào hơn.

  • Làm sạch vị trí sẽ lấy máu bằng cồn.
  • Đặt kim vào tĩnh mạch, có thể dùng nhiều hơn 1 cây kim nếu cần.
  • Gắn một ống và kim để làm đầy máu.
  • Tháo băng ra khỏi cánh tay khi đã lấy đủ lượng máu cần thiết.
  • Đặt một miếng gạc hoặc bông gòn lên vị trí kim khi lấy ra để ngăn máu chảy.
  • Tạo áp lực cho nơi lấy máu, cuối cùng băng lại.

Khi lấy máu, có một dây thun quấn quanh cánh tay trên nên người bệnh có thể cảm thấy hơi chặt và đau nhói, nhưng cũng có nhiều người không cảm thấy gì.

Có rất ít rủi ro khi làm xét nghiệm này, có thể xuất hiện một vết bầm nhỏ tại nơi lấy máu nhưng không quá nghiêm trọng. Một số ít trường hợp, tĩnh mạch có thể bị sưng sau khi lấy mẫu máu, còn gọi là viêm tĩnh mạch.

Ý nghĩa khi thực hiện xét nghiệm sắt Fe

Xét nghiệm thăm dò sắt Fe giúp kiểm tra được lượng sắt trong máu để xem chất sắt được chuyển hóa có tốt hay không.

Sắt huyết thanh

  • Nam giới: 70 – 175 microgam mỗi decilitre hoặc 12,5 – 31,3 micromol/lít.
  • Nữ giới: 50 – 150 mc/dL hoặc 8,9 – 26,8 mcmol/L.
  • Trẻ em: 50 – 120 mcg/dL hoặc 9.0 – 21,5 mcmol/L.

Chỉ số khả năng liên kết sắt: Cả nam và nữ đều 250 – 450 mcg/dL hoặc 45 – 76 mcmol/L.

Bão hòa transferrin: Ở nam giới là 10-50%, nữ giới từ 15-50%.

Một số ý nghĩa cụ thể khi thực hiện xét nghiệm thăm dò sắt Fe:

Xét nghiệm huyết thanh

Xét nghiệm này gắn với transferrin trong huyết thanh bằng phương pháp thực hiện là đo quang. Giá trị bình thường là 6,6- 28μmol/L. Nếu nồng độ huyết thanh giảm thì cơ thể bị thiếu máu sắt, mất máu cấp, viêm mạn tính. Nếu nồng độ huyết thanh tăng thì có thể bị viêm gan cấp, nhiễm sắc tố sắt nguyên phát, truyền máu nhiều lần,…

Xét nghiệm Ferritin

Ferritin là protein dự trữ sắt có mặt ở hầu hết các cơ quan gan, tủy xương, lách, một phần nhỏ được giải phóng qua huyết thanh. Giá trị bình thường của Ferritin là 30-400μg/L và giảm nếu cơ thể thiếu sắt, tăng khi cơ thể thừa sắt. Đây là dấu hiệu gây bệnh ung thư gan, ung thư phổi, bạch cầu cấp,…

Ferritin là protein dự trữ sắt có mặt ở hầu hết các cơ quan
Ferritin là protein dự trữ sắt có mặt ở hầu hết các cơ quan

Xét nghiệm Transferrin

Transferrin là glycoprotein được tổng hợp ở gan và có vai trò vận chuyển sắt trong cơ thể. Giá trị bình thường là  2,0- 3,6 g/L, trong đó:

  • Nếu transferrin tăng thì có thể cơ thể thiếu sắt do chế độ ăn uống hoặc bệnh dạ dày gây giảm hấp thu sắt, thường gặp ở phụ nữ đang có thai.
  • Nếu transferrin giảm thì có thể là cơ thể thừa sắt hoặc rối loạn phân bổ sắt.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xét nghiệm thăm dò Fe

Kết quả xét nghiệm sắt có thể bị ảnh hưởng hoặc cũng có nhiều người không đủ điều kiện thực hiện vì những lý do như:

  • Người bệnh uống thuốc tránh thai, chất bổ sung sắt, thuốc aspirin, estrogen,…
  • Sử dụng các phương thuốc thảo dược trước khi làm xét nghiệm.
  • Uống bổ sung vitamin B12 trong 48 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm sắt Fe.
  • Người bệnh bị thiếu ngủ, mệt mỏi, ngủ không đủ giấc.
  • Thời gian qua, người bệnh phải đối mặt với nhiều căng thẳng.
  • Đã từng được truyền máu trong vòng 4 tháng trở lại.

Một số thông tin khác cần biết

Nếu bạn đang dùng viên uống bổ sung sắt thì có thể nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn. Mức độ sắt sẽ thay đổi theo từng ngày nên xét nghiệm sẽ thường được chỉ định vào buổi sáng, đây là lúc nồng độ sắt cao nhất.

Kết quả xét nghiệm sắt cũng sẽ được kiểm tra với kết quả xét nghiệm công thức máu, ferritin và transferrin. Thông thường, xét nghiệm ferritin sẽ được dùng để xem cơ thể có thiếu sắt hay không và sẽ được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm sắt.

Một xét nghiệm khác được gọi là xét nghiệm nhuộm siderocyte giúp kiểm tra số lượng hồng cầu. Thông thường, siderocyte rất thấp trong máu và nồng độ này cao chứng tỏ  cơ thể thiếu máu, quá tải sắt hoặc ngộ độc chì, nhiễm trùng nặng.

xét nghiệm thăm dò sắt fe
Xét nghiệm nhuộm siderocyte giúp kiểm tra số lượng hồng cầu

Khi chẩn đoán thiếu máu sắt thì phải biết được nguyên nhân, cách xử lý. Một số trường hợp có thể bị thiếu sắt do mất máu mãn tính, kinh nguyệt nhiều, mang thai hoặc chảy máu trong đường ruột. Một số trường hợp khác có thể bị thiếu sắt vì mất qua da hoặc nước tiểu. Cách xử lý nếu thiếu sắt là uống bổ sung nhưng quan trọng nhất là xác định được chính xác và ngăn chặn kịp thời.

Xét nghiệm thăm dò sắt Fe là kỹ thuật được thực hiện khá phổ biến và áp dụng ở hầu hết các bệnh viện, phòng khám. Nếu có những triệu chứng cảnh báo thiếu sắt thì cần đi khám và làm xét nghiệm ngay để có hướng xử lý kịp thời.


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan