Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm họng lâu ngày không khỏi là dạng bệnh diễn tiến kéo dài với các triệu chứng ở mức độ nặng hơn. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng tại họng và toàn thân. Chủ động tìm hiểu thêm về nguyên nhân, các triệu chứng bệnh để sớm nhận biết và điều trị kịp thời.

Viêm họng lâu ngày không khỏi - bệnh lý hô hấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng
Viêm họng lâu ngày không khỏi – bệnh lý hô hấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng

Nguyên nhân gây viêm họng lâu ngày không khỏi

Viêm họng là bệnh lý hô hấp thông thường, gây ra do các tác nhân đường hô hấp xâm nhập và kích ứng tại niêm mạc hầu họng. Một số biểu hiện đặc trưng phải kể đến: đau họng, ho, nóng rát cổ họng, xuất tiết dịch nhầy,… Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào thời điểm phát hiện và tiến hành điều trị. 

Thông thường, tình trạng viêm họng có thể khỏi hoàn toàn sau 5-7 ngày điều trị tích cực. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh bị viêm họng lâu ngày không khỏi, dai dẳng kéo dài 1-2 tháng.

Các chuyên gia y tế nhận định, bệnh viêm họng kéo dài dai dẳng do các nguyên nhân sau đây:

  • Thời tiết thay đổi: Đây là tác nhân gây bệnh của hầu hết các tình trạng đường hô hấp. Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích ứng, gây mệt mỏi và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus,… gây bệnh phát triển.
  • Ảnh hưởng của môi trường: Thường xuyên sinh hoạt, làm việc trong môi trường ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm hóa chất (tính chất công việc phải tiếp xúc thường xuyên, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Điều trị bằng phương pháp không phù hợp: Người bệnh thờ ơ trong việc điều trị, tự ý dùng thuốc không đúng bệnh khiến các biểu hiện diễn tiến nặng hơn là nguyên nhân khiến viêm họng kéo dài lâu ngày không khỏi. 
  • Hệ miễn dịch yếu: Ở người có hệ miễn dịch yếu (ví dụ như: trẻ nhỏ, người già, người có nhiều bệnh lý nền, phụ nữ có thai,…), khả năng chống đỡ lại các tác nhân gây bệnh cũng suy yếu khiến bệnh kéo dài, khó chữa dứt điểm.
  • Một số bệnh lý liên quan khác: Ngoài nguyên nhân chủ yếu do viêm nhiễm tại họng, tình trạng viêm họng kéo dài còn có thể do trào ngược dạ dày, dị ứng, bệnh bạch cầu, áp xe quanh amidan,….

Triệu chứng điển hình của viêm họng lâu ngày không khỏi

Các dấu hiệu viêm họng lâu ngày không khỏi tương tự với các chứng bệnh hô hấp thông thường khác. Cụ thể như:

  • Đau họng, cơn đau không dữ dội nhưng dai dẳng và nặng hơn khi nuốt và nói chuyện
  • Xuất hiện hạch dưới cằm, có thể sờ nắn và cảm giác đau tăng khi ấn vào
  • Khàn tiếng, thậm chí gây biến đổi giọng nói ở người bệnh
Niêm mạc hầu họng sưng đau, có thể nhìn rõ và sờ thấy hạch dưới cằm
Niêm mạc hầu họng sưng đau, có thể nhìn rõ và sờ thấy hạch dưới cằm
  • Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức toàn thân
  • Thường có biểu hiện sốt nhẹ, đặc biệt hay sốt về chiều tối kèm theo biểu hiện ớn lạnh
  • Xuất tiết đờm nhầy, đờm thường đặc (cần cảnh giác nếu đờm có màu và mùi hôi đặc trưng)
  • Soi cổ họng thấy biểu hiện tấy đỏ, phù nề rõ. Một số trường hợp nặng còn xuất hiện ổ mủ trắng hoặc lấm tấm dạng hạt

Mức độ biểu hiện triệu chứng ở mỗi người bệnh là khác nhau. Do đó, để có phương pháp điều trị hiệu quả, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Viêm họng lâu ngày có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp

Viêm họng là bệnh lý hô hấp thông thường, không quá nguy hiểm nếu điều trị dứt điểm từ giai đoạn mới khởi phát. Tuy nhiên, nếu không được điều trị tốt, diễn tiến kéo dài sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính với các triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Không chỉ gây tác động tại vùng hầu họng bị viêm nhiễm mà còn làm tăng nguy cơ gây một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Áp xe quanh amidan: Niêm mạc hầu họng bị viêm nhiễm không điều trị dứt điểm rất dễ tạo thành các ổ áp xe xung quanh amidan. Điều trị tình trạng này phức tạp hơn nhiều và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng liên quan khác.
  • Viêm nhiễm tai mũi họng xung quanh: Tai, mũi, họng là các cơ quan thông nhau, có mối quan hệ chặt chẽ. Do đó, viêm nhiễm tại họng có thể gây các bệnh lý hô hấp tại các cơ quan còn lại như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa,….
  • Bệnh lý tim, thận, khớp: Các bệnh lý hô hấp nói chung đều có thể ảnh hưởng tới tim, thận, khớp và gây một số bệnh nguy hiểm. Cụ thể như viêm cầu thận; sốt thấp khớp; viêm cơ tim;….
  • Nhiễm khuẩn huyết: Nếu không điều trị viêm họng từ giai đoạn đầu, các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn) có thể ăn sâu vào các mô tế bào và xâm nhập vào máu. Khi đó, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nhiễm khuẩn huyết nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh
  • Ung thư vòm họng: Tỷ lệ mắc không cao nhưng rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

Để ngăn ngừa biến chứng có thể xuất hiện khi bị viêm họng lâu ngày không khỏi, người bệnh nên đi khám và điều trị bệnh ngay từ khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên. 

Cách điều trị viêm họng lâu ngày không khỏi

Điều trị kịp thời từ giai đoạn khởi phát sẽ giúp người bệnh nhanh chóng trị dứt điểm và ngăn ngừa biến chứng của tình trạng viêm họng lâu ngày không khỏi. Tùy theo tình trạng và mức độ diễn tiến ở người bệnh mà có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau, cụ thể như sau:

Điều trị viêm họng lâu ngày không khỏi dứt điểm với thuốc Tây y

Không phải trường hợp viêm họng nào cũng cần phải điều trị với thuốc Tây y nhưng đây luôn là phương pháp hiệu quả được sử dụng phổ biến nhất. Để điều trị với phương pháp này, người bệnh phải đi khám để có chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ viêm nhiễm. 

Dùng thuốc Tây y điều trị viêm họng lâu ngày không khỏi dứt điểm hoàn toàn
Dùng thuốc Tây y điều trị viêm họng lâu ngày không khỏi dứt điểm hoàn toàn

Căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ có đơn thuốc phù hợp nhất với tình trạng của bệnh nhân. Cụ thể, một đơn thuốc phù hợp thường bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Nếu viêm họng gây ra bởi virus, vi khuẩn thì kháng sinh là nhóm thuốc đầu tiên cần được chỉ định. Một số nhóm kháng sinh thông dụng thường dùng như: Penicillin; Amoxicillin; Ampicillin; kháng sinh nhóm Cephalosporin; kháng sinh nhóm Macrolid ( chỉ định khi mức độ viêm nhiễm tăng hoặc người bệnh bị dị ứng với Penicillin)
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc có tác dụng làm lành các ổ viêm loét, hỗ trợ tái tạo các tế bào niêm mạc lành lặn và cải thiện tình trạng sưng tấy hầu họng. Thường dùng thuốc kháng viêm như Methylprednisolone; Prednisolone; Betamethasone;….
  • Thuốc giảm ho, long đờm: Thuốc được chỉ định khi người bệnh có triệu chứng ho, có đờm. Thuốc có tác dụng làm loãng dịch đờm, cải thiện biểu hiện ho (đặc biệt khi ngủ) và giảm lượng dịch nhầy ứ đọng tại đường hô hấp
  • Một số thuốc khác: Ngoài các nhóm thuốc trên, người bệnh có thể được chỉ định thêm dung dịch súc họng (nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn tại họng); viên ngậm giảm ho;….

Cải thiện triệu chứng tại nhà với mẹo dân gian

Viêm họng lâu ngày không khỏi cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà để điều trị. Ưu điểm của những mẹo này là tương đối lành tính, chế biến đơn giản và cải thiện triệu chứng hiệu quả 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các mẹo dân gian này chủ yếu là phương pháp truyền miệng, chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh tác dụng của chúng. Do đó, khi sử dụng, người bệnh cũng cần lưu ý, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để dùng kết hợp với phương pháp điều trị chính

Có thể tham khảo một số mẹo dân gian sau đây:

  • Bài thuốc từ mật ong: Ngậm và nuốt trực tiếp 2-3 thìa mật ong nguyên chất hàng ngày cũng là cách trị viêm họng đơn giản mà hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh có thể hòa 1-2 thìa mật ong nguyên chất với lượng nước ấm vừa đủ, khuấy đều đến tan hoàn toàn và uống hàng ngày
Dùng mật ong điều trị triệu chứng bệnh viêm họng hiệu quả
Dùng mật ong điều trị triệu chứng bệnh viêm họng hiệu quả
  • Mẹo điều trị với gừng: Pha trà gừng sử dụng hàng ngày giúp cải thiện các triệu chứng bệnh viêm họng hiệu quả. Chuẩn bị 1-2 lát gừng, đun sôi 10-15 phút, có thể kết hợp thêm 1-2 thìa mật ong để tăng hiệu quả điều trị
  • Trị viêm họng với tỏi: Dùng trực tiếp tỏi sống cũng là mẹo điều trị tại nhà tương đối hiệu quả. Nên duy trì 2-3 tép tỏi sống mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể ngâm tỏi với mật ong (3-4 ngày) và sử dụng phần nước cốt 2-3 lần/ngày để cải thiện triệu chứng bệnh
  • Cây rẻ quạt trị ho: Mẹo điều trị ho với cây rẻ quạt cũng được sử dụng khá phổ biến. Người bệnh chuẩn bị một lượng lá rẻ quạt phù hợp, rửa sạch và để ráo nước. Giã nát và trộn cùng một ít muối hạt, thêm lượng nước vừa đủ. Dùng hỗn hợp trên để súc họng, lưu ý không nuốt.

Điều trị an toàn với phương pháp Đông y

Hiện nay, ngoài sử dụng thuốc Tây y hoặc những mẹo dân gian, người bệnh có thể dùng thuốc Đông y để trị bệnh viêm họng lâu ngày không khỏi. Đây là phương pháp rất hiệu quả và được đánh giá rất cao bởi sự an toàn, lành tính. Bên cạnh đó, thuốc Đông y còn có chức năng bồi bổ cơ thể, bổ phế, dưỡng huyết, giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, phòng ngừa được nhiều bệnh khác.

Người bệnh bị viêm họng lâu ngày không khỏi nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng cũng tác động một phần tới tình trạng viêm họng lâu ngày không khỏi. Do đó, trong quá trình điều trị tình trạng này, người bệnh cần lưu ý bổ sung các nhóm thực phẩm và kiêng khem như sau:

  • Nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt,… để dễ tiêu hóa và hạn chế tình trạng nghẹn họng khi nuốt
  • Tăng cường nhóm thực phẩm nhiều rau xanh, củ quả tươi,…cung cấp vitamin C và lượng khoáng chất cần thiết cho cơ thể
  • Tăng cường nhóm thực phẩm giàu hàm lượng kẽm: tôm, rau chân vịt, củ cải,… rất tốt cho sức đề kháng và ngăn ngừa sự tấn công của các nhóm virus, vi khuẩn đường hô hấp
Uống nước ép hoa quả, rau củ tươi hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh
Uống nước ép hoa quả, rau củ tươi hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh
  • Uống nhiều nước, có thể bổ sung ở dạng nước hoa quả, nước ép rau củ, nước canh,…để tăng hàm lượng dinh dưỡng
  • Hạn chế các nhóm gia vị cay nóng như tiêu, ớt, mù tạt,….tránh kích ứng nghiêm trọng cổ họng gây viêm nặng hơn
  • Hạn chế nhóm thực phẩm khô cứng như bánh mì, các loại hạt (hạt hướng dương, hạt bí,….) gây ngứa và ho nặng hơn
  • Hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ vì có thể gây kích ứng cổ họng, gây xuất tiết dịch nhầy nhiều hơn

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng hiệu quả

Cùng với việc sử dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần có biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa nguy cơ viêm họng lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể như:

  • Giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng, súc họng, rửa mũi và tai hàng ngày với nước muối sinh lý
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, hạn chế uống nước đá thường xuyên
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc các chất kích thích khác để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp
  • Mang khẩu trang khi ra đường, đặc biệt nếu phải đến những nơi ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm hóa chất
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người có bệnh và không dùng chung đồ dùng cá nhân (khăn mặt, cốc, bát, đũa,…)
  • Đi thăm khám từ sớm nếu phát hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm họng
  • Nếu được chỉ định điều trị bằng thuốc, phải tuân thủ tuyệt đối phác đồ mà bác sĩ đưa ra, không tự ý ngưng thuốc và thay đổi liều lượng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên môn

Viêm họng lâu ngày không khỏi không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng khác. Người bệnh nên chủ động đi thăm khám và điều trị từ khi triệu chứng mới khởi phát để nhanh chóng dứt điểm. Đồng thời, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Đừng bỏ lỡ:

Bài viết liên quan
chua-viem-xoang-man-tinh-bang-thuoc-nam
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
thuoc-xit-viem-mui-di-ung
viem-xoang-tran-cap