Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Có rất nhiều người bệnh thắc mắc nên uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn? Trong quá trình điều trị bệnh dạ dày cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ với từng loại thuốc và tùy theo nguyên nhân của cơn đau sẽ có những cách uống khác nhau. Bạn cần tìm hiểu và cân nhắc những điều sau đây khi uống thuốc đau dạ dày.

Nên uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn?

Lựa chọn thời gian uống thuốc đau dạ dày hợp lý giúp bạn mau chóng đạt được hiệu quả điều trị bệnh và phòng tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy nên uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn? Bệnh dạ dày là một căn bệnh thuộc về tiêu hóa vậy nên các loại thuốc điều trị sẽ có mối liên hệ và những chỉ định liên quan đến bữa ăn của người bệnh.

một số loại thuốc chữa đau dạ dày nên uống trước bữa ăn và cũng có những loại thuốc nên uống sau bữa ăn. Tùy theo chỉ định của thuốc và những hướng dẫn của bác sĩ kê đơn mà người bệnh sẽ có những thời gian uống từng loại thuốc khác nhau.

Uống thuốc dạ dày trước hay sau ăn còn tùy theo từng loại thuốc khác nhau
Uống thuốc dạ dày trước hay sau ăn còn tùy theo từng loại thuốc khác nhau

Uống thuốc dạ dày trước khi ăn

Những loại thuốc đau dạ dày được bác sĩ chỉ định nên uống trước các bữa ăn từ nửa tiếng đến một tiếng bao gồm: 

  • Thuốc kháng sinh trị đau dạ dày do vi khuẩn HP: Những loại thuốc kháng sinh này nên uống trước các bữa ăn, khi bụng rỗng. Lý do lựa chọn thời điểm uống thuốc đau dạ dày này là bởi lượng axit trong dạ lúc này đang ở mức thấp, dạ dày chưa thể phân hủy thuốc ngay, kháng sinh được giữ lại để tiêu diệt vi khuẩn HP. Các loại kháng sinh này bao gồm: Kháng sinh amoxicillin, kháng sinh imidazole, clarithromycin…
  • Thuốc giải phóng chậm hoặc kém bền ở môi trường axit của dạ dày. Ngoài ra còn có các loại thuốc không nên giữ lâu ở trong môi trường dạ dày như: Kháng sinh erythromycin, kháng sinh ampicillin, các viên bao tan ruột…
  • Nhóm các loại thuốc tạo màng bọc: Nhóm thuốc giữ vai trò trung hòa acid, tạo thành màng bọc xung quanh ổ loét và toàn bộ niêm mạc của dạ dày. Một số loại  thuốc thuộc nhóm này như: Thuốc bismuth, thuốc misoprostol, thuốc sucralfate…

Người bệnh cần chú ý uống những loại thuốc này trước bữa ăn để đảm bảo cho quá trình hấp thụ thuốc đạt hiệu quả cao hơn và quá trình điều trị bệnh dạ dày cũng đạt được kết quả tốt hơn.

Những loại thuốc dạ dày uống sau bữa ăn

Uống thuốc đau dạ dày sau khi ăn no với một số trường hợp các loại thuốc có đặc điểm sau đây:

  • Nhóm các loại thuốc kháng acid: Những loại thuốc này có vai trò nâng cao độ pH của dạ dày, trung hòa acid dạ dày từ đó sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả. Nên uống các loại thuốc thuộc nhóm này sau khi ăn từ 1 – 3 giờ.
  • Các loại thuốc có tác dụng tăng khả năng hấp thụ nhờ thức ăn như cũng nên uống sau các bữa ăn như: các loại vitamin, viên nén digoxin…
  • Thuốc hấp thụ nhanh và có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ nếu uống lúc đói như thuốc kháng histamin H1 cũng nên uống khi đã ăn no.
  • Thuốc giảm đau, chống viêm có tác dụng kích thích tiêu hóa cũng cần uống sau các bữa ăn.
Bạn nên chú ý uống thuốc dạ dày đúng giờ và đúng liều lượng
Bạn nên chú ý uống thuốc dạ dày đúng giờ và đúng liều lượng

Người bị dạ dày chỉ nên uống những loại thuốc này khi đã nạp một lượng thức ăn vừa đủ, tránh gây phản tác dụng dẫn đến dạ dày sẽ bị tổn thương nặng hơn.

Những lưu ý cần biết khi uống thuốc dạ dày

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh uống một số loại thuốc đau dạ dày tùy thuộc theo mức độ nặng nhẹ khác nhau của các cơn đau và thể trạng của người bệnh.

  • Với người mắc bệnh đau dạ dày ở mức nhẹ có thể sẽ chỉ cần dùng một số loại thuốc kháng axit như: Thuốc Stomafar, thuốc Maalox. 
  • Với người bị đau dạ dày nặng sẽ được chỉ định uống thuốc chống tiết axit mạnh như: Các nhóm thuốc kháng thụ thể H2 (thuốc Famotidin, thuốc Cimetidin, Ranitidin) hoặc dùng các loại thuốc ức chế bơm proton (thuốc Pantoprazol, thuốc Omeprazol, Lansoprazol,…).
  • Trường trường hợp đau dạ dày do bệnh viêm loét dạ dày gây nên, thời gian điều trị bằng thuốc phải kéo dài ít nhất từ 1-2 tháng hoặc hơn tùy vào từng người bệnh.
  • Trường hợp đau dạ dày do khuẩn Helicobacter pylori gây ra, các bác sĩ sẽ dùng phác đồ điều trị kết hợp cùng với thuốc kháng sinh như clarithromycin, amoxicillin, thuốc tetracyclin, metronidazol… phác đồ d9ee6i2 điều trị đau dạ dày do khuẩn HP thường bao gồm 3 loại thuốc, trong đó có sử dụng 2 thuốc kháng sinh.
  • Viêm đau dạ dày mãn tính thì nên dùng thuốc đông y, tránh dùng tây y nhiều gây hại đến sức khỏe

Muốn cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ uống thuốc đau dạ dày đúng thời gian và kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý. 

Trước khi uống thuốc dạ dày cần nói cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh
Trước khi uống thuốc dạ dày cần nói cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh

Trong quá trình uống thuốc, để đạt được hiệu quả cao bạn cũng cần khai báo với bác sĩ về các tiền sử bệnh, những đơn thuốc đã từng sử dụng. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể lựa chọn từng loại thuốc và liều lượng phù hợp để việc điều trị đạt được hiệu quả hơn. Khi uống thuốc cũng cần theo dõi và thông báo những phản ứng của cơ thể khi uống thuốc dạ dày.

Ngoài việc lựa chọn thời điểm uống thuốc đau dạ dày theo quy định người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây: 

  • Không uống thuốc đau dạ dày cùng với nước chè: Hợp chất tanin có trong nước chè khi kết hợp với một số chất có trong thuốc điều trị dạ dày sẽ gây ra những phản ứng và tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Bạn nên uống thuốc đau dạ dày cùng với nước lọc để đảm bảo hiệu quả của thuốc.
  • Không uống cà phê và các chất kích thích khác cùng với thuốc đau dạ dày: Những loại nước này có thành phần gây bất lợi cho việc hấp thu thuốc vào cơ thể người bệnh. Vì thế, cần lưu ý tránh những loại nước này khi uống thuốc.
  • Không nên uống sữa tươi chung với thuốc đau dạ dày. Hàm lượng canxi có trong sữa tươi sẽ làm giảm công hiệu của các loại kháng sinh, gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh dạ dày. Bạn chỉ nên uống sữa tươi sau khi uống thuốc khoảng 4 giờ.
  • Có một số thực phẩm người bệnh không nên ăn kèm trong quá trình uống thuốc đau dạ dày như: tôm, chuối, lê tàu, nước cam… Đây là những loại thực phẩm có khả năng gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh.
  • Ghi nhớ thời điểm uống thuốc chính xác và không nên uống thuốc bù cho lần kế tiếp. Có rất nhiều bệnh nhân thường xuyên quên giờ uống thuốc và đến lần kế tiếp lại uống bù bằng cách dồn lượng thuốc tăng lên. Uống thuốc kiểu này sẽ làm tăng nồng độ thuốc trong máu và dạ dày gây nguy hại cho cơ thể.
  • Ngoài ra, còn có rất nhiều người dùng thuốc nhưng không tuân thủ theo liều lượng đã chỉ định làm giảm hiệu quả điều trị và ảnh hưởng lớn cả quá trình phục hồi của cơ thể.  Dùng thuốc quá liều còn có thể làm hại đến dạ dày, phản tác dụng của thuốc. 
  • Việc điều trị bệnh dạ dày là cả một quá trình, vậy nên điều trị bệnh cần kiên trì. Trong trường hợp có dấu hiệu kháng thuốc hay những biến đổi khác của cơ thể cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Nên uống thuốc với nước lọc để đảm bảo hiệu quả
Nên uống thuốc với nước lọc để đảm bảo hiệu quả buồn nôn

Bạn nên lựa chọn uống thuốc cùng với nước lọc để đảm bảo phát huy tốt nhất công dụng điều trị bệnh của thuốc. Bạn cũng cần điều chỉnh thời gian ăn uống đúng giờ đúng giấc, sử dụng thuốc đau dạ dày hợp lý theo mục đích sử dụng và uống đúng thời điểm.

Bài viết trên đây cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi nên uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn? Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh dạ dày!


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Bài thuốc dạ dày của Bệnh viện Quân y 103 Hà Nội là kết quả của sự kế thừa các tinh hoa của bài thuốc dân gian cổ truyền và được cải tiến qua hơn 20 năm điều trị tại viện. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về bài thuốc dạ dày viện 103 trong bài viết...
Nội soi dạ dày là thủ thuật Y khoa được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán bệnh thông qua nhiều quy trình và phương pháp khác nhau. Mặc dù thủ thuật rất phổ biến nhưng nhiều bệnh nhân chưa biết thời gian thực hiện mất bao lâu, chi phí bao nhiêu tiền, có lây không? Tham khảo bài...
Được đánh giá là phương pháp an toàn nhưng việc nội soi dạ dày có ảnh hưởng gì không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn của bác sĩ, trang thiết bị y khoa và sự hợp tác của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ thông tin tới quý độc giả về rủi ro...
Nội soi dạ dày có sinh thiết là một kỹ thuật nội soi sử dụng rất nhiều hiện nay. Phương pháp này đảm bảo an toàn, hiệu quả, phát hiện ung thư dạ dạ dày và nguyên nhân gây bệnh sớm. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để nắm rõ nội soi dạ dày có sinh thiết là gì...
Viêm dạ dày ruột cấp là một tình trạng bệnh lý phổ biến gây ra những triệu chứng khó chịu do nhiễm trùng đường tiêu hóa. Hãy tìm hiểu về viêm dạ dày ruột cấp, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả. Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày ruột cấp Dạ dày và...
Ợ hơi là tình trạng không khí ứ đọng trong dạ dày được đẩy ra khỏi cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là triệu chứng bệnh lý về hệ tiêu hóa, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, chế độ dinh dưỡng không khoa học. Bạn đọc tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới...
Nội soi dạ dày xong bị đau họng, đau bụng là tình trạng không hiếm gặp. Đây là những vấn đề thường xảy ra do tác động của ống nội soi và thao tác chưa chuẩn xác của bác sĩ. Tình trạng này có nguy hiểm cho sức khỏe không và nên làm gì để khắc phục? Những thông tin...
Nội soi dạ dày là một phương pháp chẩn đoán bệnh nhanh, chính xác được sử dụng phổ biến ở các cơ sở y tế hiện nay. Tuy nhiên, trước khi chuẩn bị thực hiện nội soi, có rất nhiều bệnh nhân băn khoăn rằng liệu nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không? Bạn đọc tìm hiểu thông...
Bài viết liên quan