Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt là hiện tượng phổ biến. Hầu hết, các trường hợp này đều lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Thế nhưng, cha mẹ không nên chủ quan mà cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp, giúp trẻ được phát triển một cách tốt nhất.

Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Làn da của trẻ vốn mỏng manh và non nớt nên rất dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài như khói bụi, ô nhiễm… Từ đó, dễ dẫn đến những tổn thương, viêm nhiễm và điển hình là nổi mẩn đỏ. Các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này có thể kể đến dưới đây.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt gây ảnh hưởng đến sự phát triển
Trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt gây ảnh hưởng đến sự phát triển

1. Rôm sảy

Vào những ngày nắng nóng của mùa hè, trẻ tiết mồ hôi nhiều… dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông… Từ đó, gây ra hiện tượng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ tại các vùng như mặt, lưng, bẹn, nách, thậm chí toàn thân.

Rôm sảy nếu được chăm sóc tốt, giúp làn da luôn khô thoáng sạch sẽ thì sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Còn nếu cha mẹ không để ý, có thể dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm trùng da.

2. Dị ứng thời tiết

Làn da của trẻ còn mỏng manh nên rất dễ bị kích ứng khi thời tiết có sự thay đổi thất thường. Trong đó, vùng da mặt, tay, chân thường xảy ra phản ứng dị ứng với các biểu hiện như nổi mẩn đỏ, ngứa da, da khô ráp. Ngoài ra, còn có thể kèm theo một số triệu chứng khác như đỏ mắt, ho, chảy nước mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt.

Hầu hết khi bị dị ứng thời tiết sẽ bùng phát rất nhanh ở trẻ nhưng chỉ vài ngày sau là thuyên giảm. Tuy nhiên, cha mẹ cần có biện pháp điều trị kịp thời và chính xác nhằm điều trị dứt điểm, tránh để bệnh tái phát nhiều lần.

3. Bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ do côn trùng đốt

Không may trẻ bị côn trùng đốt như kiến, bò cạp, ong, muỗi… sẽ dẫn đến tình trạng sưng phù, mẩn đỏ và nổi mụn nước kèm theo hiện tượng đau nhức. Nguyên nhân là cơ thể sẽ phản ứng đối với khác nguyên của côn trùng và gây các triệu chứng trên vùng da bị đốt cũng như vùng da xung quanh.

4. Mụn sữa

Mụn sữa chủ yếu xuất hiện ở những trẻ sơ sinh được 3 tuần đầu. Thông thường, sau 3 tháng, các nốt mụn này sẽ tự biến mất mà không gây khó chịu gì.

Tuy nhiên, nếu mụn sữa không biến mất thì sau 3 tháng, chúng sẽ gây ửng đỏ, ngứa ngáy trên da và ngày càng to hơn, thậm chí là mưng mủ. Vì thế, mẹ cần nhanh chóng điều trị để loại bỏ hoàn toàn những mụn này, tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

5. Lác sữa

Ngoài mụn sữa thì lác sữa cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn đỏ ở mặt. Theo đó, những trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi dễ bị lác sữa do cơ địa dị ứng, dẫn đến tình trạng da khô, bong tróc, nứt nẻ, đau đớn.

Thông thường, với những bé mà bố mẹ từng bị lác sữa hay có cơ địa dị ứng thì tỷ lệ sẽ mắc cao hơn những đứa trẻ khác. Vì thế, cha mẹ cần chú ý chăm sóc để phòng ngừa tình trạng này.

6. Tác nhân của môi trường bên ngoài gây dị ứng

Làn da của trẻ vốn non nớt nên nếu không may gặp phải các tác nhân như đạm sữa bò, khói thuốc lá, lông thú, phấn hoa… dễ làm da bị dị ứng. Triệu chứng của hiện tượng này là do bị ngứa ngáy, sưng phù, nổi mẩn đỏ ở quanh miệng, mặt, khiến trẻ chán ăn, quấy khóc, mất ngủ.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở trên mặt
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở trên mặt

7. Bổ sung cho trẻ thực phẩm quá nhiều đạm

Nhiều bậc phụ huynh bổ sung quá thường xuyên và quá nhiều các thực phẩm giàu đạm như cua, hải sản, tôm… sẽ làm làn da bị kích ứng. Từ đó, gây nên hiện tượng nổi các hạt đỏ, phù nề, sưng tấy.

8. Viêm da tiết bã khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt có thể do viêm da tiết bã với nguyên nhân là nấm Malassezia spp tấn công trên da, thường xuất hiện ở da mặt, da đầu. 

Triệu chứng điển hình của bệnh là làn da xuất hiện các nổi mẩn màu hồng nhạt, ở đầu bong tróc vảy, gây ngứa ngáy khó chịu.

9. Viêm da thể tạng

Viêm da thể tạng còn được gọi là chàm thể tạng và xuất hiện chủ yếu ở những trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi. Nguyên nhân chính gây bệnh là do di truyền hoặc cơ địa của bé nhạy cảm trước các dị nguyên.

Triệu chứng của bệnh là vùng má, trán và quanh miệng xuất hiện các nốt mẩn đỏ, kèm theo mụn nước. Sau đó, trẻ sẽ phải đối mặt với tình trạng ngứa ngáy, viêm loét khi mụn vỡ và kèm theo cả viêm tai giữa, đi ngoài phân lỏng.

Thông thường, khi trẻ 3 – 4 tuổi, bệnh sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, một số ít trường hợp, bệnh sẽ đeo bám cho đến khi trưởng thành.

Xử lý thế nào khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt tùy từng mức độ, nguyên nhân mà sẽ có biện pháp xử lý khác nhau. Thường sẽ là những cách đơn giản sau:

Điều trị nổi mẩn đỏ ở mặt cho trẻ tại nhà bằng mẹo dân gian

Với các trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ mức độ nhẹ và không kèm theo các triệu chứng khác lạ, cha mẹ có thể sử dụng mẹo dân gian để điều trị. Một số mẹo thường dùng bao gồm: 

Bôi ngoài da bằng lá trầu không

Loại lá này có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm và chống ngứa. Do đó, cha mẹ có thể áp dụng cách sau để giảm tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ.

  • Lấy vài lá trầu không rửa thật sạch. Nên ngâm vào nước muối pha loãng vài phút để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Vớt lá trầu ra, giã nát rồi hãm cùng nước sôi khoảng 15 phút.
  • Tiến hành lọc lấy nước trầu đã hãm ra chậu. Lấy khăn sữa sạch thấm vào nước và bôi nhẹ nhàng lên vùng da của bé.

Áp dụng cách này mỗi ngày để cải thiện tình trạng mẩn đỏ nhanh chóng, hiệu quả.

Đắp trực tiếp lá tía tô lên da

Lá tía tô có tác dụng làm dịu vùng da bị ngứa, mẩn đỏ, sát khuẩn và giảm viêm. Vì thế, bạn có thể đắp trực tiếp lá này lên da theo cách sau:

Đắp lá tía tô giúp giảm viêm, điều trị mẩn đỏ trên da
Đắp lá tía tô giúp giảm viêm, điều trị mẩn đỏ trên da
  • Rửa sạch lá tía tô và ngâm vào nước muối pha loãng.
  • Vớt lá ra, cho vào cối cùng vài hạt muối biển và giã nát.
  • Dùng lá tía tô đã giã nát, đắp trực tiếp lên vùng da mẩn đỏ ở trẻ khi vừa vệ sinh thật sạch.
  • Lưu mặt nạ trên da khoảng 20 phút thì gỡ xuống và rửa sạch với nước ấm.

Áp dụng cách này mỗi ngày 1 – 2 lần để sớm giảm các triệu chứng của bệnh.

Dùng lá khế sao nóng

Lá khế có tác dụng giải độc, làm mát da và tiêu viêm hiệu quả. Vì thế, cha mẹ có thể áp dụng theo cách sau đây để giảm tình trạng nổi mẩn đỏ trên da ở con:

  • Rửa sạch vài lá khế tươi. Nhớ ngâm vào nước muối pha loãng trong vài phút để hiệu quả làm sạch cao hơn.
  • Vớt lá khế ra, để ráo nước và tiến hành sao thật vàng. Cho lá khế vào chiếc khăn sạch.
  • Nhẹ nhàng chườm qua chườm lại chiếc khăn lá khế lên vùng da cần chăm sóc. Chườm khi lá khế nguội thì sao lại cho nóng rồi chườm tiếp.

Thực hiện cách này vài lần mỗi ngày để thu được hiệu quả cao.

Trẻ nổi mẩn đỏ ở mặt điều trị bằng thuốc Tây

Trong trường hợp, mặt trẻ nổi mẩn đỏ mà áp dụng các biện pháp dân gian không thuyên giảm, cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn phương pháp điều trị. Theo đó, những loại thuốc thường được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc Eosin 2%: Loại thuốc này có thể dùng cho trẻ nhỏ với tác dụng kháng khuẩn.
  • Thuốc Bactroban: Đây là loại thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ, có tác dụng điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng da.
Thuốc Bactroban có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng da
Thuốc Bactroban có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng da
  • AtoPalm: Đây là loại kem bôi da có tác dụng dưỡng ẩm, chữa lành vùng da bị tổn thương. Thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm da cơ địa, bệnh chàm.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc Tây cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng, giảm các loại thuốc để tránh gây hại cũng như khiến trẻ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị bằng đông y điều trị trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Tây y dễ gây tác dụng phụ nhưng phương pháp Đông y lại được đánh giá cao về tính an toàn, hiệu quả. Bởi Đông y tác động vào căn nguyên gốc rễ của nguyên nhân gây bệnh nên cho hiệu quả cao, ít tái phát. Hơn nữa, các thảo dược thiên nhiên từ Đông y lại có tác dụng tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, giúp làn da và cơ thể trẻ ngày càng khỏe mạnh hơn.

Bài thuốc đông y chữa mẩn đỏ cho hiệu quả cao và lành tính
Bài thuốc đông y chữa mẩn đỏ cho hiệu quả cao và lành tính

Những thảo dược chủ yếu thường được dùng trong các bài thuốc Đông y như hoàng kỳ, bồ công anh, kinh giới, diệp hạ châu, sài đất, hạ khô thảo, hạnh phúc… Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi, mức độ bệnh, cơ địa… mà các lương y sẽ bốc thuốc với các thảo dược và liều lượng phù hợp. Do đó, cha mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của các chuyên gia để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nổi mẩn ở mặt

Để hỗ trợ điều trị tình trạng nổi mẩn ở mặt cũng như phòng ngừa tái phát, cha mẹ cần tuân thủ những lưu ý chăm sóc sau đây:

  • Cần đảm bảo làn da của bé được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày đúng cách.
  • Khi làn da trẻ xuất hiện mụn, tuyệt đối không tự ý nặn hay sờ vào vì rất dễ gây nhiễm trùng, mưng mủ.
  • Chỉ dùng các loại sữa tắm, dầu gội chuyên dụng để làm sạch cơ thể bé.
  • Không tự ý mua thuốc hay các loại kem về cho trẻ sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Lựa chọn các trang phục rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi để cho trẻ mặc.
  • Kiểm soát để trẻ không cào gãi lên vùng da nhằm tránh gây tổn thương, khiến da càng sưng đỏ, viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
  • Nếu trẻ còn bú mẹ thì nên cho con bú nhiều lần hơn trong ngày. Với trẻ lớn hơn, hãy bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C, khoáng chất để tăng sức đề kháng, giúp trẻ nhanh khỏi hơn.
  • Trước khi áp dụng phương pháp dân gian để chữa mẩn đỏ cho trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và đưa ra lời khuyên phù hợp.
  • Lựa chọn khăn tắm và khăn mặt sạch, mềm, phù hợp với làn da của trẻ.
  • Luôn giữ môi trường sống của trẻ được sạch sẽ, thoáng đãng, có đối lưu không khí.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các dị nguyên như lông thú, phân hóa, mạt bụi…
  • Nên nhờ các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt. Hy vọng với những kiến thức này, cha mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc nhằm loại bỏ sớm các nốt mẩn. Từ đó, giúp con yêu được phát triển khỏe mạnh.

ĐỌC THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *