Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Chữa thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền đang ngày càng được nhiều người bệnh tin tưởng, ưu ái gọi là “phương pháp vàng”. Bởi đây là cách điều trị có hiệu quả lâu dài, không tác dụng phụ, không xâm lấn. Vậy thực sự biện pháp này có đúng như vậy hay không? Hãy cùng tapchidongy.org tìm hiểu thêm một số thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền hay còn gọi là Đông Y, thuộc ngành Y – Dược Việt Nam đã xuất hiện từ lâu đời, dựa trên nền tảng m Dương – Ngũ Hành kết hợp sử dụng dược tính của những loại thuốc trồng tự nhiên.
Mục tiêu điều trị lấy sức khỏe của bệnh nhân làm gốc, tập trung điều trị căn nguyên, điều chỉnh cân bằng Ngũ Hành – Âm Dương, nâng cao đề kháng sức khỏe toàn diện.

Chữa thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền
Chữa thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền

Quan niệm Y học cổ truyền về bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm bị tổn thương, lệch khỏi vị trí ban đầu, khiến người bệnh đau nhức, mệt mỏi, rối loạn vận động, mất cảm giác, thậm chí nguy cơ tàn phế. Theo đông y, bệnh thuộc chứng yêu thống hay yêu thống liên tất (đau lưng lan xuống gối). Căn nguyên bệnh đến từ tạng can và thận hư yếu không chủ được cốt tủy, dinh dưỡng nuôi xương khớp bị suy giảm. Do đó, đĩa đệm nhanh chóng bị khô và thoái hóa, rách bao xơ, xương khớp và mô sụn yếu dần.

Cũng theo đông y, nguyên nhân gây bệnh có thể còn do khí hàn xâm nhập hoặc tác động từ bên ngoài (công việc phải lao động nặng, ngồi nhiều…) khiến cơ thể suy yếu, khí huyết ứ trệ, tắc nghẽn kinh mạch gây đau đớn.

Dựa vào nguồn gốc bệnh, có một số thể bệnh của thoát vị đĩa đệm như: Thoát vị đĩa đệm Thể Hàn Thấp; Thoát vị đĩa đệm Thể Phong Thấp; Thoát vị đĩa đệm Thể Thấp Nhiệt; Thoát vị đĩa đệm Thể Thận Hư; Thoát vị đĩa đệm Thận Dương Hư; Thoát vị đĩa đệm Khí Trệ Huyết Ứ…Tùy tình trạng bệnh sẽ có bài thuốc điều trị riêng, gia giảm các vị thuốc sao cho phù hợp từ đó mang lại kết quả khả quan.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Y học cổ truyền

Các bài thuốc Đông Y tập trung điều trị theo hướng thúc đẩy tuần hoàn máu, khai thông kinh mạch, khí huyết, bồi bổ các tạng can bị hư hại, tiêu trừ tà khí phong hàn. Từ đó phục hồi chức năng của đĩa đệm theo cách lành tính, không chịu tác dụng phụ, hướng tới hiệu quả ổn định lâu dài.

Một số bài thuốc Đông Y hiệu quả thường được sử dụng:

Bài thuốc “Phụ tử ma hoàng quế chi thang” – trị thoát vị thể hàn thấp

Triệu chứng: Nếu bạn đang gặp phải dấu hiệu đau nhức, lạnh buốt vùng lưng như ngâm trong chậu nước đá, tay chân yếu không có sức lực, bài thuốc này sẽ mang lại hiệu quả.

Dược liệu cần chuẩn bị:

  • Độc hoạt 9g
  • Xuyên ô 9g
  • Cát căn 9g
  • Quế chi 9g
  • Ma hoàng 9g
  • Tế tân 3g
  • Cam thảo 6g.

Cách dùng: Rửa sạch dược liệu, sắc các vị trên cùng nhau, uống sau bữa ăn 30 phút.

Bài thuốc “Độc hoạt ký sinh thang” – điều trị thoát vị đĩa đệm thể phong thấp

Triệu chứng: Cơ thể nặng nề, lưng đau lan xuống các ngón chân, mất cảm giác, thay đổi theo thời tiết, lưỡi có rêu trắng.

Dược liệu cần chuẩn bị:

  • Đẳng sâm 12g
  • Phòng phong 9g
  • Ngưu tất 9g
  • Tang ký sinh 18g
  • Phục linh 12g
  • Độc hoạt 9g
  • Tế tân 4-8g
  • Địa hoàng 16-24g
  • Tần giao 12g
  • Xuyên khung 8-12g
  • Quế tâm 4g
  • Đương quy 12g
  • Đỗ trọng 12g
  • Bạch thược 9g
  • Chích thảo 4g

Cách dùng: Rửa sạch và sắc với nước tất cả dược liệu, uống chia 2 lần/ngày.

Thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền có nhiều thể bệnh dùng bài thuốc khác nhau
Thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền có nhiều thể bệnh dùng bài thuốc khác nhau

Bài thuốc “Tứ diệu hoàn gia vị” – dành cho người bị thoát vị đĩa đệm thể thấp nhiệt

Triệu chứng: Vùng thắt lưng thường bị đau quặn, sưng và có cảm giác nóng, gặp nhiều khó khăn trong vận động, không thể nằm ngửa, bứt rứt, ra mồ hôi, tiểu buốt, nước tiểu có màu vàng sẫm.

Dược liệu cần chuẩn bị:

  • Ý dĩ 30g
  • Xương truật 12g
  • Rễ cỏ xước 9g
  • Tần giao 9g
  • Hoàng bá 9g

Cách dùng: Rửa sạch, sắc thuốc trong 30 phút, uống sau bữa ăn 3 lần/ngày.

Bài thuốc “Tả quy hoàn gia giảm” – dành cho người bị thoát vị đĩa đệm thể thận hư

Triệu chứng: Bệnh nhân thường sốt về chiều, cảm giác nóng trong, cơ thể mệt mỏi không sức lực.

Dược liệu cần chuẩn bị:

  • Thục địa 12g
  • Cỏ xước 9g
  • Cao quy bản 3g
  • Tang ký sinh 9g
  • Sơn thù 15g
  • Cao ban long 6g
  • Đỗ trọng 3g

Cách dùng: Rửa sạch và sắc tất cả với nước, uống 3 thang/ngày.

Bài thuốc “Hữu quy hoàn gia giảm” – dành cho người bị thoát vị đĩa đệm thể thận dương hư

Triệu chứng: Vùng lưng thấy lạnh, tê bì hoặc đau âm ỉ hoặc mất cảm giác, hơi thở ngắn, da mặt xanh xám, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng.

Dược liệu cần chuẩn bị:

  • Hoài sơn 3g
  • Kỷ tử 10g
  • Thỏ ty tử 9g
  • Đỗ trọng 8g
  • Cao ban long 12g
  • Tục đoạn 9g
  • Thục địa 12g
  • Đương quy 8g

Cách làm: Rửa sạch và sắc tất cả dược liệu cùng 6 bát nước, uống đều đặn hàng ngày

Bài thuốc “Thân thống trục ứ thang gia giảm” – dành cho người bệnh thoát vị đĩa đệm thể khí trệ huyết ứ

Triệu chứng: Lưng và chân đau nhói ở khu vực cố định, khó di chuyển, táo bón, lưỡi đỏ tím.

Dược liệu cần chuẩn bị:

  • Đào nhân 9g
  • Đương quy 9g
  • Xương bồ 6g
  • Tục đoạn 12g
  • Hồng hoa 9g
  • Ngưu tất 9g
  • Cam thảo 3g
  • Cốt toái bổ 9g
  • Khương hoạt 9g
  • Địa long 9g
  • Xuyên khung 9g
  • Nhũ hương 9g
  • Tần giao 9g

Cách sử dụng: Rửa sạch và sắc tất cả dược liệu trên lửa nhỏ, uống đều đặn hàng ngày.

Ngoài việc dùng các bài thuốc đông y, chữa thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền còn kết hợp thêm vật lý trị liệu nhằm hỗ trợ quá trình chữa trị đạt kết quả nhanh chóng.

Vật lý trị liệu – điều trị không dùng thuốc

Đây là phương pháp dùng châm cứu, massage, bấm huyệt, kéo dãn cột sống…tác động từ bên ngoài giúp giảm đau nhức nhanh chóng, khai thông kinh mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu và dinh dưỡng, tăng cường khả năng phục hồi đĩa đệm.

Tuy nhiên, cách điều trị này đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao thực hiện kỹ thuật để tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Trường hợp bệnh nhẹ, có thể chỉ cần châm cứu bấm huyệt, không cần sử dụng thêm thuốc. Trường hợp bệnh nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp đồng thời uống thuốc và vật lý trị liệu. Tốt nhất người bệnh khi phát hiện những triệu chứng thoát vị đĩa đệm nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu

Một số lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Y học cổ truyền

Người bệnh khi lựa chọn phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền cần lưu ý một số điểm sau:

  • Kiên trì thực hiện trong một thời gian do khác với phương pháp Tây Y, các bài thuốc Đông Y có hiệu quả quả chậm và phụ thuộc vào cơ địa của từng người khác nhau.
  • Trước khi sử dụng thuốc hoặc tham gia vật lý trị liệu cần gặp bác sĩ để được tư vấn đúng theo tình trạng bệnh của mình. Đặc biệt, các phương pháp châm cứu bấm huyệt không nên tự áp dụng hoặc thực hiện không có sự theo dõi của bác sĩ chuyên môn.
  • Chú ý kết hợp với khẩu phần ăn, dinh dưỡng phù hợp để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Điều trị thoát vị đĩa đệm theo Y học cổ truyền là phương pháp cần thời gian dài kiên trì để thực sự thấy rõ kết quả. Các vị thuốc đều là thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính vì vậy bạn có thể dùng trong thời gian dài mà không lo phản ứng phụ hay phụ thuộc vào thuốc sau khi ngưng như tân dược. Ngay khi phát hiện những triệu chứng của bệnh, hãy đến gặp bác sĩ, thăm khám ngay để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, kịp thời.

Thông tin hữu ích

Bài viết liên quan
bai-thuoc-chua-benh-xuong-khop-cua-dong-ho-do-minh-co-hieu-qua-khong
dau-nhuc-xuong-khop-o-nguoi-gia
tri-gai-cot-song-bang-hat-duoi-uoi
thuoc-gout-an-thong-dan
chua-dau-than-kinh-lien-suon-bang-dong-y