Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh là bệnh lý nguy hiểm có xu hướng trẻ hóa trong thời gian gần đây. Việc phát hiện ra bệnh sớm có thể gia tăng 80% cơ hội điều trị bệnh thành công. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ một vài thông tin hữu ích để bạn đọc có thể tham khảo.

Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh là gì?

Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh là tình trạng cột sống bị sưng viêm, lệch khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên dây thần kinh xung quanh. Trong quá trình bị chèn ép lâu ngày, các dây thần kinh dần trở nên xơ hóa, suy giảm chức năng truyền dẫn tín hiệu. Từ đó hình thành những cơn đau nhức, rối loạn khả năng vận động của người bệnh.

Nguyên nhân chính gây bệnh là do thoát vị đĩa đệm, nhân nhầy thoát ra chèn lên các rễ thần kinh. Ngoài ra còn có thể nguyên nhân khác như lão hóa, gai cột sống,…

Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh là tình trạng cột sống bị sưng viêm chèn ép lên dây thần kinh xung quanh
Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh là tình trạng cột sống bị sưng viêm chèn ép lên dây thần kinh xung quanh

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh

Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở vùng cổ và khu vực thắt lưng. Tùy vào vị trí khác nhau mà biểu hiện của bệnh cũng khác nhau.

Thoái hóa chèn dây thần kinh cổ

Khu vực cổ tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh kết nối với nhau. Chức năng của các dây thần kinh này là truyền máu và tín hiệu, cung cấp oxy cho não. Vì thế, khi bị chèn ép, người bệnh sẽ gặp phải các biểu hiện sau đây:

  • Thường xuyên thấy chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, dễ ngất xỉu, dễ nấc.
  • Khó khăn khi vận động cổ: đau nhức, cứng cổ.
  • Tê bì, mất cảm giác bả vai, cánh tay, bàn tay và ngón tay.
  • Tai ù, mắt mờ, giọng nói đôi khi bị thay đổi khiến khó nghe.
  • Cơ thể mất cân bằng, đi không vững do tín hiệu “hai chiều” bị tắc nghẽn.

Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh ngực

Dấu hiệu dễ thấy nhất là những cơn đau liên sườn thường xảy ra khi dây thần kinh ngực bị chèn ép. Ngoài ra, có một số biểu hiện khác của bệnh như:

  • Những cơn đau bất thường ở khu vực bụng và lưng.
  • Khi người bệnh vận động mạnh, đi đường xóc, cười lớn, hít thở mạnh có thể tạo nên cơn đau nhói ở vùng ngực.

Thoái hóa cột sống chèn ép dây thần kinh thắt lưng

Những triệu chứng thường dễ nhận biết bao gồm:

  • Đau nhức âm ỉ kéo dài từ thắt lưng xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân.
  • Khó khăn khi xoay vặn người, đi lại đứng ngồi. Nhất là khi đột ngột thay đổi tư thế cơn đau trở nên dữ dội hơn.
  • Tê bì, chân yếu khó di chuyển, cơ bị co cứng.
Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh cột sống lưng khiến người bệnh khó khăn khi xoay vặn mình
Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh cột sống lưng khiến người bệnh khó khăn khi xoay vặn mình

Bị chèn dây thần kinh cột sống có nguy hiểm không?

Hậu quả của bệnh là vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Những biến chứng có thể xảy ra của bệnh lý này như:

  • Rối loạn tiền đình: Rễ thần kinh bị chèn ép, tín hiệu truyền lên não bị tắc nghẽn. Vì thế người bệnh thường xuyên bị mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi.
  • Đau đớn, co giật: Tại cổ có hạch thần kinh giao cảm. Trường hợp khu vực này bị chèn ép, bệnh nhân sẽ bị co giật, vùng ngực thường bị cảm giác đau và khó thở.
  • Rối loạn vận động: Dây thần kinh bị chèn ép dẫn tới suy giảm chức năng vận động của cơ thể. Cụ thể, người bệnh sẽ bị rối loạn các chi, cổ và lưng khó xoay vặn, nghiêng 2 bên.
  • Rối loạn đại tiểu tiện: Khi rễ thần kinh bị chèn ép, ảnh hưởng tới cơ tròn khiến bệnh nhân mất khả năng kiểm soát đại tiểu tiện của bản thân.

Cách điều trị bệnh cột sống chèn dây thần kinh

Bệnh hoàn toàn có khả năng điều trị nếu kịp thời phát hiện sớm. Một số phương pháp được áp dụng trong chữa bệnh thoái hóa cột sống chèn ép dây thần kinh hiện nay như:

Điều trị nội khoa

Phương pháp điều trị này mục tiêu để bảo tồn, hạn chế xâm lấn cơ thể.

Sử dụng thuốc

  • Điều trị bằng thuốc Tây Y: Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bao gồm thuốc giảm đau, chống viêm, tiêu sưng. Những loại thuốc thường dùng như: meloxicam, diclofenac, piroxicam… Khi dùng thuốc Tây Y, triệu chứng tiêu giảm nhanh nhưng dễ gây ra tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, đại tràng… Người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc, ngừng thuốc sẽ bị đau trở lại.
  • Điều trị bằng thuốc Đông Y: Sử dụng những dược liệu tự nhiên, kết hợp theo tỉ lệ vàng, đun trong nhiệt độ phù hợp để bào chế ra phương thuốc giúp giảm đau, kháng viêm. Tùy vào cơ địa mỗi người mà công dụng của thuốc nam hiệu quả khác nhau nhưng không nhìn thấy ngay mà cần thời gian dài kiên trì thực hiện.

Vật lý trị liệu

Những phương pháp vật lý trị liệu có thể sử dụng kết hợp với thuốc để tăng cường hiệu quả điều trị.

  • Châm cứu, bấm huyệt: Tác động trực tiếp lên các huyệt đạo chính giúp giảm đau, thư giãn cơ, tiêu sưng viêm, khai thông kinh lạc.
  • Massage: Sử dụng lực phù hợp, xoa bóp chỗ đau, tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện vận động, kích thích quá trình lưu thông tuần hoàn máu và dinh dưỡng trong cơ thể. Từ đó, giúp hồi phục các khu vực rễ thần kinh bị tổn thương.
  • Chườm nóng: Phương pháp sử dụng nhiệt độ giúp giãn nở mạch máu, tăng cường lưu thông máu và oxy, giảm đau và giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép.
  • Vận động vật lý trị liệu: Luyện tập theo các bài tập nhẹ nhàng, liên tục giúp các cơ bắp hoạt động linh hoạt, giảm đau nhức, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bệnh nhân, hồi phục sức khỏe, tinh thần phấn chấn hơn.

Bên cạnh những phương pháp điều trị nội khoa kể trên, người bệnh cũng có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian điều trị thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh. Trường hợp bệnh mới khởi phát, những phương pháp dùng lá ngải, lá lốt kết hợp cùng muối trắng và hơ nóng lên có thể giúp giảm đau, thư giãn, dễ chịu hơn.

Đông Y sử dụng những dược liệu tự nhiên để bào chế ra phương thuốc giúp giảm đau, kháng viêm.
Đông Y sử dụng những dược liệu tự nhiên để bào chế ra phương thuốc giúp giảm đau, kháng viêm.

Điều trị ngoại khoa

Khi các phương pháp nội khoa không khiến bệnh thuyên giảm hoặc bệnh dẫn đến cơn đau cấp tính thì cần can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa.

  • Phương pháp mổ hở: Đây là phương pháp truyền thống phổ biến nhiều nơi. Bác sĩ rạch trên da khu vực bị chèn ép để giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép. Hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo về vị trí đúng, sử dụng ốc vít và dây kim loại để cố định cột sống khắc phục tình trạng cong vẹo, lệch cột sống. Tuy nhiên, phương pháp này có thể có những biến chứng như nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng máu, tổn thương mô và gân cơ xung quanh,…
  • Phương pháp mổ nội soi: Kỹ thuật tân tiến này phần nào giải quyết được những nhược điểm của biện pháp mổ hở. Bác sĩ rạch đường nhỏ khu vực thoái hóa, sử dụng ống nội soi tiến hành phẫu thuật. Phương pháp này chi phí cao hơn mổ hở. Ngoài ra yêu cầu về cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của bác sĩ thực hiện cũng cao hơn để đáp ứng điều kiện.

Những lưu ý với người bị thoái hóa cột sống chèn ép dây thần kinh

Người bệnh không thể tự ý mua thuốc hoặc chẩn đoán bừa khi thấy các dấu hiệu đau của cơ thể, mà nên chủ động tìm đến bác sĩ để thăm khám và tư vấn. Ngoài ra, có một số lưu ý mà người bệnh đừng bỏ qua:

  • Nên nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái, điều chỉnh lại đúng tư thế hoạt động, ngăn chặn tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn.
  • Xây dựng khẩu phần ăn dinh dưỡng, bổ sung các dưỡng chất phù hợp như Axit Omega-3, Canxi, Vitamin (A, C, D, K, B), các chất xơ…Hạn chế chất đạm, đồ dầu mỡ, cay nóng ảnh hưởng quá trình điều trị.
  • Nên nằm đệm cứng giúp cột sống ổn định.
  • Hạn chế đi giày cao gót.
  • Không nên luyện tập thể thao quá sức, sai kỹ thuật.

Thoái hóa cột sống chèn ép dây thần kinh là bệnh lý nguy hiểm vì thế mọi người không nên chủ quan. Nếu được điều trị sớm, bệnh hoàn toàn có thể bị đẩy lui mà không cần phẫu thuật. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mọi người có thêm nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Bài viết liên quan
thoai-hoa-cot-song-o-vi-tri-nao-pho-bien-nhat-hien-nay
thoai-hoa-cot-song-han-quoc
thoai-hoa-cot-song-m47
chua-gout-bang-thuoc-nam
hinh-anh-nghe-si-xuan-hinh-khoi-thoai-hoa-dot-song-co-1