Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Suy thận sau thận là bệnh nguy hiểm, có thể gây ra tử vong nếu không điều trị kịp thời. Vậy cụ thể bệnh lý này có triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh là gì? Cách điều trị và phòng tránh ra sao để hiệu quả tốt nhất? Đừng bỏ lỡ bài viết này để nắm rõ thông tin chi tiết từ chuyên gia.

Suy thận sau thận là gì? Phân loại

Suy thận là tình trạng thận bị suy giảm hoặc mất chức năng tạm thời khiến ứ đọng nước, không thể lọc bỏ chất cặn bã trong máu. Dựa vào nguyên nhân, suy thận được phân chia thành 3 loại: Suy thận trước thận, tại thận và sau thận.

Trong đó, suy thận sau thận là khái niệm để chỉ bệnh suy thận do tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu. Suy thận sau thận gồm:

  • Suy thận cấp: Mức lọc cầu thận giảm dưới 50 % đồng thời chỉ số creatinin huyết thanh tăng 50%. Thận mất chức năng tạm thời, người bệnh bị vô niệu do 2 bên niệu quản có sỏi hoặc nguyên nhân khác. Nhu mô cầu thận không bị hoại tử, chỉ cần giải phóng tắc nghẽn là thận có thể hồi phục chức năng.
  • Suy thận mạn: Lượng nephron giảm, người bệnh bị rối loạn cân bằng nước và điện giải, hội chứng ure máu cao, nghiêm trọng hơn là nhiễm axit chuyển hóa. Bệnh gần như không có biểu hiện cụ thể ở giai đoạn đầu, thường kéo dài nhiều năm gây nguy hiểm đến tính mạng.
Suy thận sau thận được chia thành 2 loại nhỏ là suy thận cấp và suy thận mạn
Suy thận sau thận được chia thành 2 loại nhỏ là suy thận cấp và suy thận mạn

Cơ chế bệnh sinh và dấu hiệu nhận biết suy thận sau thận

Suy thận sau thận được chia thành 2 loại khác nhau tương ứng với những đặc điểm riêng. Việc nắm rõ cơ chế bệnh sinh, dấu hiệu bệnh cực kỳ quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp nhất.

Suy thận cấp sau thận

Đối với trường hợp suy thận cấp sau thận, người bệnh sẽ phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu. Lúc này, lượng ure máu tăng cao gây ra đau đầu, buồn ngủ, thậm chí là hôn mê.

Bên cạnh đó, người tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng khiến người bệnh buồn nôn, chướng bụng, tiêu chảy. Lượng nước tiêu giảm xuống dưới 150ml/ngày do sỏi trong niệu quản gây ra tình trạng vô niệu. Lượng K+ trong máu cũng theo đó tăng cao hơn.

Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng khiến người bệnh vô cùng khó chịu
Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng khiến người bệnh vô cùng khó chịu

Suy thận mạn

Đối với trường hợp suy thận mạn sau thận, người bệnh hay bị thiếu máu, cao huyết áp, và protein niệu. Khi lượng ure máu tăng còn gây ra chứng chán ăn, đau đầu, mệt mỏi,…

Hợp chất nitơ không được đào thải, lúc này sẽ tích tụ lại tác động đến hệ thần kinh. Các hormone trong cơ thể như insulin, growth hormone hay prolactin glucagon…làm rối loạn chức năng cơ quan đích.

Mặc khác, ion hydro không được đào thải, đồng thời tái hấp thu bicacbonat gây ra mất cân bằng kiềm – toan. Một số trường hợp còn bị nhiễm axit chuyển hóa. Ngoài ra, người bệnh có thể bị phù một số bộ phận trên cơ thể, tăng K+ trong máu và rối loạn điện giải. Tình trạng thiếu máu và Ca+ gây loãng xương.

Nguyên nhân gây ra suy thận sau thận

Nguyên nhân chính gây suy thận sau thận là tắc đường dẫn nước tiểu đến bàng quang, niệu đạo. Cụ thể, các bác sĩ cho biết do những yếu tố sau:

  • Axit uric, canxi oxalat, acyclovir hay methotrexate gây tắc ống thận.
  • Thận có sỏi, cục máu đông hoặc hoại tử nhú gây tắc nghẽn.
  • Sau khi phẫu thuật điều trị bệnh lý như u sau phúc mạc, u tử cung, u xơ tiền liệt tuyến, u niệu đạo…
  • Bướu tiền liệt tuyến, đường niệu đạo hẹp, bọng đái thần kinh gây ra bế tắc thấp.
Thận có sỏi gây tắc nghẽn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây suy thận cấp sau thận
Thận có sỏi gây tắc nghẽn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây suy thận cấp sau thận

Cách điều trị suy thận sau thận hiệu quả

Suy thận sau thận là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, cần phải có phác đồ điều trị phù hợp và sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ. Do vậy, người bệnh phải hết sức thận trọng, hãy thăm khám sớm và chữa bệnh tại địa chỉ y tế uy tín.

Thông tắc nghẽn

Suy thận sau thận do tắc nghẽn nước tiểu nên đầu tiên, bác sĩ sẽ tập trung loại bỏ nguyên nhân này. Nếu tắc nghẽn do sỏi, người bệnh sẽ phải thực hiện phẫu thuật nội soi hoặc mổ để lấy sỏi ra ngoài. Trong trường hợp thiểu niệu, vô niệu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc lợi tiểu để giải quyết.

Chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo (hay còn gọi là lọc máu ngoài thận), bác sĩ sẽ sử dụng máy chạy thận để lấy cặn bã, nước dư thừa ra ngoài cơ thể. Phương pháp này áp dụng nguyên lý khuếch tán và siêu học.

Máy chạy thận sẽ đảm nhận nhiệm vụ thay cho thận, lấy máu ra ngoài, sau khi lọc xong thì trả máu lại cơ thể. Đây là biện pháp điều trị suy thận nói chung và suy thận sau thận nói riêng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Lọc qua màng bụng

Lọc màng bụng (thẩm thấu phúc mạc) là phương pháp sử dụng màng lọc ở thành bụng để thay thế cho thận. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa khoảng 2 lít dịch thẩm phân vào trong khoang phúc mạc. Dựa vào cơ thể siêu lọc và khuếch tán, các sản phẩm thải sẽ được loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Phương pháp ghép thận

Người bệnh sẽ được thay thế bằng một quả thận mới khỏe mạnh. Phương pháp này được chỉ định khi bệnh đã bước vào giai đoạn cuối.

Quy trình ghép thận rất phức tạp, các bác sĩ phải hết sức cẩn thận
Quy trình ghép thận rất phức tạp, các bác sĩ phải hết sức cẩn thận

Tuy hiệu quả tốt nhưng người bệnh vẫn phải dùng thuốc và có nguy cơ bị đào thải cực kỳ nguy hiểm. Chi phí cho mỗi lần tìm kiếm thận phù hợp và thực hiện thay thế rất cao.

Một số lưu ý người bệnh cần nắm rõ

Để quá trình điều trị cho hiệu quả cao và nhanh chóng, đồng thời góp phần phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, các bác sĩ đã đưa ra một số lưu ý như sau về dinh dưỡng và sinh hoạt:

  • Người bệnh cần suy thận cung cấp đủ năng lượng mỗi ngày, tuy nhiên ưu tiên hơn vào thực phẩm nhiều tinh bột ít đường và ngũ cốc thấp đạm.
  • Cung cấp lượng chất đạm vừa đủ, nên uống 1 – 2 ly sữa/ngày, ăn nhiều cá chứa omega 3 như cá hồi, cá thu,…
  • Cho ít muối, đường và các gia vị khi nấu, nên ăn đồ luộc thay vì chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế tối đa thức ăn nhanh, đồ hộp, rau dưa muối chua,…
  • Không nên ăn các thực phẩm nhiều phospho, kali như thịt gia cầm,…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể thay bằng canh hoặc các loại súp.
  • Tránh xa các loại nước uống có ga, chứa cồn và chất kích thích,
  • Rèn luyện thể lực, sức khỏe mỗi ngày bằng cách tập thể dục, yoga, chơi thể thao,…
  • Hạn chế làm việc quá lao lực, nên nghỉ ngơi và thư giãn nhiều để thả lỏng cơ thể, tránh căng thẳng.
  • Thăm khám sớm khi xuất hiện dấu hiệu bất thường, đồng thời nên khám tổng quát định kỳ 1 – 2 lần/năm.

Suy thận sau thận là bệnh lý nguy hiểm và điều trị khó khăn. Người bệnh luôn phải ý thức được việc chủ động phòng tránh, thăm khám sớm và tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và còn tiết kiệm được công sức, thời gian và tiền bạc.

Bài viết liên quan
thuoc-nam-chua-suy-than
suy-than-truoc-than
thuoc-tri-than-hu