Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Suy giảm nội tiết tố nữ gây ra nhiều vấn đề về nhan sắc, sức khỏe cũng như tâm sinh lý phụ nữ. Nếu không sớm có biện pháp cải thiện, hậu quả của việc thiếu hụt nội tiết tố sẽ vô cùng nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết suy giảm nội tiết tố nữ và cách cải thiện qua bài viết. 

Biểu hiện của suy giảm nội tiết tố nữ là gì?

Nội tiết tố nữ còn được gọi là estrogen – Hormone quyết định giới tính, vẻ ngoài và sinh lý phụ nữ. Tình trạng suy giảm nội tiết thường xuất hiện ở phụ nữ trung niên, tiền mãn kinh, nữ giới dậy thì muộn hay phụ nữ sau sinh…

Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ thường gặp phải kể đến như:

  • Âm đạo khô, quan hệ bị đau nhức, giảm ham muốn tình dục và khó đạt khoái cảm trong chuyện chăn gối.
  • Rối loạn kinh nguyệt bao gồm các hiện tượng rong kinh, mất kinh,…
  • Tâm trạng thất thường, dễ xúc động hay cáu gắt, thường xuyên thấy phiền muộn, khó tập trung.
  • Dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Mất ngủ, bốc hỏa về đêm, dễ bị đau nhức xương khớp.
  • Cân nặng tăng hoặc giảm nhanh một cách bất thường, đột ngột.
  • Xuất hiện mụn nội tiết, nám sạm hay các dấu hiệu lão hóa trên da.
  • Tóc khô, dễ gãy rụng, da và móng yếu dễ bị tổn thương.
Người bệnh thường suy giảm ham muốn tình dục
Người bệnh thường suy giảm ham muốn tình dục

Tìm hiểu nguyên nhân gây suy giảm nội tiết tố nữ

Có nhiều nguyên nhân suy giảm nội tiết tố nữ, theo đó những tác nhân phổ biến nhất là:

  • Tuổi tác: Cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi đặc biệt sau tuổi 35. Khi này hormone sinh dục biến đổi, nồng độ estrogen suy giảm rõ rệt.
  • Mang thai và sinh con: Quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ tác động không nhỏ đến cơ thể người mẹ. Cơ thể phụ nữ có sự tăng nồng độ progesterone và estriol và giảm estradiol. Những bất ổn về nội tiết tố kéo dài cả sau khi sinh con.
  • Áp lực và căng thẳng: Căng thẳng thần kinh, áp lực tinh thần ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormone của cơ thể. Nếu cơ thể phải trải qua thời gian dài căng thẳng, mệt mỏi thì nội tiết tố sẽ bị suy giảm.
  • Thói quen sinh hoạt: Ăn uống không đủ chất, lạm dụng chất kích thích, rượu bia, chất gây nghiện, ăn nhiều đồ ăn không lành mạnh là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn nội tiết.
  • Cắt bỏ buồng trứng: Buồng trứng phụ nữ là cơ quan sản xuất nội tiết tố nữ. Do vậy, khi phải cắt bỏ buồng trứng do bệnh lý, ung thư hay các yếu tố khác phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố cũng như bị suy giảm nội tiết nghiêm trọng.
Có nhiều nguyên nhân suy giảm nội tiết tố nữ
Có nhiều nguyên nhân suy giảm nội tiết tố nữ

Bị thiếu hụt nội tiết tố nữ có nguy hiểm không?

Chị em phụ nữ không nên chủ quan trước tình trạng suy giảm nội tiết tố estrogen. Bệnh có thể làm nhan sắc, tinh thần bị tàn phá. Hơn hết phụ nữ còn phải đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, cụ thể:

  • Làn da nhanh lão hóa cùng nhiều vấn đề như khô, mụn, nếp nhăn, nám…
  • Tóc dễ rụng, chẻ ngọn, cơ thể xuống sắc gây mất tự tin trong cuộc sống.
  • Đời sống tình dục xuống cấp nghiêm trọng, tăng khả năng vô sinh ở phụ nữ, đe dọa hạnh phúc gia đình.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, ung thư cổ tử cung, ung thư vú.
  • Xương khớp yếu, dễ bị loãng xương, mất xương, đau nhức cơ…
  • Gây rối loạn huyết áp, tăng khả năng mắc bệnh tim mạch, đột quỵ…
  • Tâm trạng dễ thay đổi, thường xuyên cáu gắt, dễ bị trầm cảm.
Chị em phụ nữ không nên chủ quan trước tình trạng suy giảm nội tiết tố estrogen
Chị em phụ nữ không nên chủ quan trước tình trạng suy giảm nội tiết tố estrogen

Cách cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả

Để có biện pháp tăng cường nội tiết tố phù hợp, trước hết người bệnh cần được khám và chẩn đoán tình trạng. Tùy theo mức độ nghiêm trọng và thể trạng từng người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán tình trạng suy giảm nội tiết tố

Trước khi đưa ra chỉ định điều trị, bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán mức độ suy giảm nội tiết tố nữ. Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh lý của người bệnh.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm để kiểm tra nồng độ hormone cũng như một số yếu tố nội sinh ảnh hưởng. Các xét nghiệm thường được chỉ định với nữ giới như:

  • Testosterone free (SHBG cùng Testosterone)
  • Total testosterone
  • FSH
  • LH
  • TSH
  • Estradiol
  • Progesterone
  • Prolactin

Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ xét nghiệm máu, chụp não bộ để phát hiện được một số nguyên nhân gây bệnh đặc biệt. Sau khi thực hiện các thao tác khám bệnh trên, bác sĩ mới đưa ra chẩn đoán về tình trạng suy giảm nội tiết và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất cho phụ nữ.

Chẩn đoán tình trạng suy giảm nội tiết tố
Chẩn đoán tình trạng suy giảm nội tiết tố

Thuốc kiểm soát nội tiết tố

Suy giảm nội tiết tố nữ nên uống thuốc gì, thuốc chữa suy giảm nội tiết tố bằng cách kiểm soát sinh sản được sử dụng khá rộng rãi. Những loại thuốc tránh thai chứa estrogen và progesterone giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, cân bằng hormone của cơ thể.

Dùng thuốc tránh thai hàng ngày mang lại công dụng cân bằng nội tiết tố hiệu quả. Ngoài ra chị em còn có thể áp dụng vòng tránh thai, thuốc tiêm tránh thai… Cách điều trị này phù hợp với đối tượng chưa muốn có con. Nếu muốn sử dụng trong thời gian dài cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh các tác dụng phụ.

Thay thế hormone (MHT)

Để tăng cường lượng hormone estrogen trong cơ thể, bác sĩ sẽ kê cho phụ nữ những loại thuốc bổ sung estrogen tổng hợp. Các loại thuốc phổ biến hiện nay dùng cho chị em phụ nữ như: Menopause one, Evening Primrose, Fémipause…

Các estrogen tổng hợp được đánh giá mang lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên phương pháp MHT này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Phụ nữ cần dùng đúng liều, tránh dùng sai hướng dẫn khiến tăng nguy cơ ung thư, xuất huyết tử cung…

Thay thế hormone MHT thường được áp dụng cho người bị teo buồng trứng, cắt buồng trứng… Việc dùng thuốc nên theo hướng dẫn sát sao của bác sĩ chuyên khoa.

Các estrogen tổng hợp được đánh giá mang lại hiệu quả nhanh
Các estrogen tổng hợp được đánh giá mang lại hiệu quả nhanh

Cân bằng estrogen bằng thuốc bôi

Khi bị suy giảm nội tiết tố nữ, âm đạo dễ bị khô, tăng khả năng viêm nhiễm. Khi này các bác sĩ có thể chỉ định các loại kem bôi chứa estrogen. Những loại thuốc phổ biến dạng bôi cho phụ nữ là:

  • Estrace: Có thể dùng hàng ngày trong 7 ngày đầu và giảm xuống vài lần/tuần sau các tuần tiếp theo.
  • Premarin: Dùng mỗi ngày trong 2-3 tuần đầu sau đó giảm liều lượng xuống 3-4 lần/tuần.

Với các loại thuốc chữa bệnh trên, phụ nữ tuyệt tối không tự ý mua và sử dụng dẫn đến sai cách và sai liều lượng. Trong quá trình điều trị nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bạn nên đi khám kịp thời để có lời khuyên đúng đắn.

Những lưu ý cho phụ nữ suy giảm nội tiết tố

Để phòng ngừa suy giảm nội tiết tố nữ cũng như cải thiện tình trạng bệnh, chị em phụ nữ nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Theo đó những lưu ý để chăm sóc sức khỏe đúng cách bao gồm:

  • Bổ sung các loại thực phẩm tăng cường nội tiết tố như đậu nành, súp lơ xanh, bơ, quả mọng…
  • Tránh xa thuốc lá, bia rượu và chất kích thích để bảo vệ cơ thể.
  • Không nên thức khuya quá nhiều, làm việc quá sức hay để tinh thần căng thẳng kéo dài khiến cho nội tiết tố suy giảm.
  • Sinh hoạt tình dục khoa học, điều độ để cải thiện sức khỏe sinh lý của phụ nữ.
Sinh hoạt tình dục khoa học, điều độ để cải thiện sức khỏe sinh lý của phụ nữ
Sinh hoạt tình dục khoa học, điều độ để cải thiện sức khỏe sinh lý của phụ nữ
  • Không được lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hay dùng thuốc nội tiết bừa bãi mà chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Khi có dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ, chị em cần sớm đi khám và điều trị nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm chức năng kém chất lượng…

Trên đây là những thông tin về bệnh suy giảm nội tiết tố nữ. Hy vọng qua bài viết, chị em đã có cho mình cách phòng ngừa và tăng cường nội tiết tố hiệu quả.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Bài viết liên quan