Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mẩn ngứa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như bị côn trùng cắn, dị ứng hoặc mắc các bệnh da liễu. Để làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nhanh chóng, bạn có thể dùng các loại thuốc bôi đặc trị. Vậy bị mẩn ngứa bôi thuốc gì hiệu quả? Hãy tham khảo ngay top những sản phẩm trị ngứa được săn đón trên thị trường hiện nay.

Bị mẩn ngứa bôi thuốc gì nhanh khỏi? Xem ngay
Bị mẩn ngứa bôi thuốc gì nhanh khỏi? Xem ngay

Bị mẩn ngứa bôi thuốc gì?

Trên thị trường có vô số các loại thuốc bôi ngoài da chữa mẩn ngứa, dị ứng, mề đay. Mỗi loại thuốc  đều có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng tình trạng ngứa và đối tượng sử dụng.

Thuốc bôi ngoài da Corticoid

Thuốc bôi mẩn ngứa ngoài da Corticoid là loại thuốc phổ biến được kê đơn để điều trị một số bệnh da liễu như ngứa, mề đay, dị ứng, vẩy nến, chàm…

Loại thuốc này được chia thành 7 nhóm khác nhau được sắp xếp từ mạnh đến yếu. Tùy vào tình trạng bệnh, đối tượng, lứa tuổi sử dụng mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sao cho phù hợp. Với căn bệnh vẩy nến, chàm, eczema thông thường sẽ được kê loại thuốc Corticoid thể mạnh. Còn với căn bệnh mẩn ngứa, viêm da sẽ dùng loại thể nhẹ hơn.

Một số thuốc Corticoid thường gặp: Flurandrenolide (loại thuốc siêu mạnh); Kem mỡ Temovate 0,05 Mỡ; Alphatrex 0,05 ( Betamethasone dipropionat ) ; Kem mỡ Aristocort 0,5 ( Triamcinolone acetonide ); Mỡ Cordran 0,05 ( Flurandrenolide ); Kem Aristocort 0,1; Kem Synalar 0,01; Kem  Valisone 0,1 ( Betamethason valerate ) …

Thuốc corticoid tiềm ẩn nhiều nguy hại nếu dùng không đúng cách
Thuốc corticoid tiềm ẩn nhiều nguy hại nếu dùng không đúng cách

Mặc dù cho hiệu quả nhanh, dấu hiệu bệnh giảm thiểu ngay nhưng sản phẩm cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nếu lạm dụng, dùng kéo dài. Một số phản ứng nguy hiểm như khô da, teo da, giãn mao mạch xuất huyết… rất nguy hiểm nếu dùng với đối tượng trẻ nhỏ khi không được bác sĩ hướng dẫn.

Cách dùng thuốc: Làm sạch vùng da bị mẩn ngứa, đợi vùng da này khô hoàn toàn trước khi thoa thuốc corticoid. Bôi một lớp mỏng, massage nhẹ nhàng để thuốc ngấm

Lưu ý: Thuốc corticoid cần dùng đúng người, đúng bệnh, đúng đối tượng và độ tuổi. Chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Kem dưỡng ẩm

Bị mẩn ngứa bôi thuốc gì? Kem dưỡng ẩm là câu trả lời mà người bệnh cần ghi nhớ. Các loại kem dưỡng ẩm có vai trò giống như tên gọi của nó. Ngoài tác dụng duy trì độ ẩm, dưỡng da mềm mại, cấp nước, giữ nước, ngăn ngừa khô da, chống mất nước thì nhiều loại kem còn kết hợp khả năng kháng viêm. Khi da đủ độ ẩm sẽ tạo lên một hàng rào chắn bảo vệ da và môi trường bên ngoài từ đó giảm thiểu tình trạng ngứa da, viêm da.

Theo các chuyên gia làm đẹp cho hay, dù bạn có bị ngứa da hay không vẫn nên sử dụng kem dưỡng ẩm mỗi ngày đặc biệt trong mùa hanh khô của miền Bắc Việt Nam. Trên thị trường có rất nhiều các loại kem dưỡng ẩm lành tính, an toàn với cả làn da nhạy cảm, làm da mỏng manh của cả đối tượng là trẻ nhỏ.

Kem dưỡng ẩm có nhiều loại như loại thuốc mỡ, dầu dưỡng ẩm, kem hay dạng dung dịch còn được gọi là lotions. Một số sản phẩm mọi người có thể tham khảo như Vaseline, Avène Xeracalm A.D, Mustela Stelatopia Emollient Balm, Cetaphil Lotion, SkinClinical Extreme….

Cách dùng: Lựa chọn loại dưỡng ẩm phù hợp với làn da, bôi mỗi ngày 2 lần sáng tối hoặc sau khi tắm. Làm sạch da, massage nhẹ nhàng để kem thấm vào da từ đó duy trì độ ẩm cho da.

Ở giai đoạn cấp, mẩn ngứa tăng nặng mọi người có thể bôi corticoid trước sau đó mới bôi kem dưỡng ẩm lên sau, tình trạng ngứa sẽ giảm nhanh chóng.

Lưu ý: Không bôi kem, thuốc vào vị trí nhạy cảm như mắt, miệng và tham vấn bác sĩ trước khi dùng.

Thuốc bôi histamin

Thuốc kháng histamin là sản phẩm được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh mẩn ngứa, dị ứng, mề đay.

Histamin là chất trung gian, chất này đảm nhiệm vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Thuốc kháng histamin có tác dụng ức chế histamin từ đó làm giảm thiểu tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da.

Cách dùng: Loại thuốc này có đường uống và bôi ngoài da. Một số thuốc bôi histamin bạn có thể tham khảo như: Benadryl (Diphenhydramine); Thuốc Phenergan: tác dụng giảm đau, giảm ngứa, điều trị hiệu quả tình trạng da khô, ngứa, nứt nẻ…;

Thuốc kháng histamin phenergan

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Các loại thuốc bôi nói chung và thuốc bôi histamin nói riêng phần lớn chỉ giúp điều trị triệu chứng bệnh, giảm thiểu cơn ngứa ngáy tức thì, không điều trị được triệt để bệnh vì vậy với những người bị bệnh mãn tính, ngứa ngáy tái phát liên tục nên tìm hiểu các bài thuốc đặc trị.
  • Chú ý khi dùng thuốc bôi ngoài da với trường hợp vết thương hở hoặc khu vực nhạy cảm
  • Làm sạch da và chờ da khô trước khi bôi thuốc
  • Trường hợp bôi thuốc vài ngày đến 1 tuần không có cải thiện nên ngừng thuốc và liên hệ bác sĩ tư vấn
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Gợi ý top thuốc bôi trị ngứa phổ biến trên thị trường

Một số sản phẩm thuốc bôi mẩn ngứa với ưu điểm an toàn, không chứa corticoid mọi người có thể tham khảo. Một số loại thuốc sau đây an toàn cho cả trẻ nhỏ nên các mẹ đừng bỏ qua nhé.

Kem bôi trị ngứa da Kobayashi

Được ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại nên kem trị ngứa da của Nhật Bản này hoàn toàn an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng kể cả trẻ em. Trẻ nhỏ dùng thuốc cần có sự giám sát của cha mẹ.

  • Thành phần: Đây là sản phẩm thuốc của Nhật Bản được bào chế từ các thành phần như sáp ong, axicon, dầu mè…
  • Điều trị: Trị dị ứng da, ngứa da, rôm sảy, da bị nứt nẻ, làm mờ sẹo, ngăn chặn tình trạng viêm da tái phát…
  • Giá: Sản phẩm có giá dao động trong khoảng từ 220.000-250.000 đồng
  • Chú ý: Đây không phải sản phẩm thuốc đặc trị, không giải quyết bệnh được từ nguyên nhân gốc rễ vì vậy không thay thế được thuốc chữa bệnh. Mọi người cần lưu ý.

Lucas Papaw Ointment

Kem đa năng Kem Lucas Papaw Ointment có xuất xứ từ đất nước Kangaroo – Úc. Đây được xem là loại kem dưỡng ẩm, kem bôi ngoài da nhỏ mà có võ, vô vàn nhiều tác dụng, không thể thiếu trong mùa đông của miền bắc Việt Nam.

kem đa năng chữa mẩn ngứa

  • Thành phần: Hoàn toàn từ thảo dược với thành phần chính là đu đủ. Thành phần trong loại kem này được FDA Hoa Kì chứng nhận là an toàn, không gây đột biến, không gây hại cho da, sản phẩm không chứa corticoid.
  • Điều trị: Các bệnh về da như khô da, ngứa da, phát ban ngứa, hăm tã ở trẻ em, mụn sữa ở trẻ sơ sinh…
  • Giá: Giá thành sản phẩm dao động từ 150.000 – 300.000 ngàn đồng tùy vào trọng lượng của tuýp kem.

Kem A-Derma Dermalibour Repairing Stick

Kem A-Derma Dermalibour Repairing Stick có xuất xứ từ nước Pháp. Là sản phẩm an toàn cho trẻ nhỏ vì vậy mọi đối tượng đều có thể sử dụng.

  • Thành phần: Yến mạch, kẽm oxit, đồng sulfate, …
  • Điều trị: Ngứa da, da bị kích ứng, hăm tã ở trẻ sơ sinh, da khô nứt nẻ… Các thành phần hoạt chất tác động theo cơ chế tạo ẩm, làm dịu da, phục hồi làn da mềm mịn
  • Giá thành: 350.000 đồng

Kem bôi Eucerin AtopiControl Acute Care Cream.

Kem dưỡng da Eucerin sản xuất tại Ba Lan, xuất xứ từ Đức. Sản phẩm được kiểm chứng an toàn cho trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi, vì vậy cha mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn sản phẩm này để sử dụng.

  • Thành phần: dầu hoa anh thảo, chiết xuất rễ cây cao thảo, tinh dầu hạt nho… chứa nhiều hàm lượng omega 6 và các hoạt chất chống oxy hóa, chống viêm khác có tác dụng tái tạo làn da, giảm ngứa ngáy, giảm mẩn đỏ nhanh chóng.
  • Điều trị: Mang lại hiệu quả trong việc điều trị, làm thuyên giảm tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, viêm nhiễm do các bệnh viêm da cơ địa gây nên.
  • Giá thành: 460.000 đồng

Lời khuyên dành cho người bệnh khi bị mẩn ngứa

Một vài lời khuyên dành cho người bệnh bị mẩn ngứa nổi mề đay, hãy áp dụng để giảm thiểu triệu chứng bệnh.

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát: Chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt như cotton sẽ giúp da dễ chịu hơn, tránh cọ sát gây ngứa ngáy.
  • Tránh tắm nước quá nóng: Nước nóng có thể khiến da khô, nứt nẻ và ngứa ngáy hơn. Nên tắm nước ấm hoặc mát, và sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ, không chứa hương liệu.
  • Giữ gìn vệ sinh: Tắm rửa thường xuyên, giữ cho da luôn sạch sẽ. Giặt giũ quần áo, chăn màn thường xuyên bằng nước nóng và phơi khô hoàn toàn dưới ánh nắng mặt trời.
  • Chế độ ăn uống: Uống nhiều nước, bổ sung rau xanh, trái cây, hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn và các chất kích thích.
  • Thăm khám bác sĩ: Khi bị mẩn ngứa, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng, đặc biệt là các loại thuốc có chứa corticoid.

Bị mẩn ngứa bôi thuốc gì? Dám chắc sau khi tham khảo bài chia sẻ trên mọi người đã nắm rõ về từng loại sản phẩm. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn đưa ra được sự lựa chọn phù hợp. Chữa sớm khỏi sớm, ngăn ngừa biến chứng.

Dành tặng bạn đọc:

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan