Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Hiện tượng nổi mề đay khắp người là tình trạng nổi mày đay trên toàn bộ cơ thể, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh nhân có triệu chứng này thường có nguy cơ biến chứng cao nếu không được điều trị kịp thời. Để giải đáp lo lắng này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả thông tin quan trọng về nguyên nhân, cách nhận biết và phương pháp điều trị hiệu quả cho căn bệnh này.

Nguyên nhân gây nổi mề đay khắp người

Hiện tượng nổi mề đay khắp người là một diễn biến nghiêm trọng của nổi mề đay. Trong giai đoạn đầu, bệnh chủ yếu bùng phát ở một số bộ phận như nổi mề đay ở lưng, nổi mề đay ở bụng, nổi mề đay ở tay chân. Mặc dù không có tính lây lan từ người sang người, nhưng với diễn biến nhanh chóng, cùng với tâm lý chủ quan, mề đay hoàn toàn có thể lây lan sang nhiều vùng khác nhau của cơ thể, thậm chí nổi mề đay khắp người. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bệnh khởi phát:

Nổi mề đay khắp người có thể khởi phát do sức đề kháng yếu
Nổi mề đay khắp người có thể khởi phát do sức đề kháng yếu
  • Yếu tố di truyền
  • Thời tiết thay đổi thất thường
  • Lạm dụng hóa chất làm sạch có tính bào mòn cao.
  • Thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với khói bụi, chất thải công nghiệp hoặc đứng dưới nắng quá lâu.
  • Dị ứng với thực phẩm.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc corticoid.
  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học, sử dụng nhiều chất kích thích.
  • Thay đổi hormone khi mang thai hoặc sau sinh.
  • Sức đề kháng yếu

Dấu hiệu nhận biết bệnh nổi mề đay khắp người

Việc nhận diện kịp thời các triệu chứng giúp bạn xác định được diễn biến của bệnh. Từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Đối với thể nổi mề đay khắp người, trên làn da sẽ xuất hiện một số biểu hiện như:

Người bệnh có thể bị nổi mẩn khắp người
Người bệnh có thể bị nổi mẩn khắp người
  • Nổi cục như muỗi đốt, thường dễ bị nhầm lẫn với nốt côn trùng cắn.
  • Các biểu hiện sẩn phù nổi lên bề mặt da, có kích thước nhỏ, bờ giới hạn rõ ràng.
  • Đa số trường hợp có cảm giác ngứa hoặc rất ngứa, đặc biệt về đêm. Nổi mề đay khắp người có thể khiến người bệnh khó chịu, bứt rứt gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và tâm lý.
  • Tổn thương trên diện rộng. Thay vì chỉ xuất hiện ở một số bộ phận nhất định, các triệu chứng nhanh chóng lây lan gây ra từng mảng ngứa lớn, có màu đỏ hoặc hồng nhạt.
  • Các dấu hiệu bệnh có thể tự lặn mất chỉ sau 6 giờ. Đối với mề đay mãn tính, bệnh sẽ kéo dài và thường xuyên tái phát trong tháng, năm.

Nổi mề đay khắp người có nguy hiểm không? Những biến chứng không thể coi thường

Tuy chỉ được đánh giá là căn bệnh ngoài da ra không lây nhiễm, nhưng nổi mề đay hoàn toàn có thể gây ra những tổn thương lâu dài về tâm lý và sức khỏe cho người bệnh nếu như không được phát hiện và khắc phục kịp thời. Người mắc nổi mề đay khắp người sẽ có nguy cơ biến chứng cao hơn so với nổi mề đay ở cổ, lưng, hoặc bụng do bệnh đã tiến triển được một thời gian dài. 

Nổi mề đay khắp người ở phụ nữ mang thai gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Nổi mề đay khắp người ở phụ nữ mang thai gây nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Gãi mất kiểm soát gây ra các vết thương hở, nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Phù mi mắt, phù môi, mặt.
  • Ngứa về đêm gây mất ngủ, suy giảm trí nhớ.
  • Phù đường thở khiến người bệnh rối loạn hô hấp.
  • Choáng váng, đột quỵ, sốc phản vệ.
  • Mề đay ở trẻ nhỏ khiến các bé quấy khóc, bỏ bú, chậm phát triển.
  • Mề đay ở phụ nữ mang thai gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé, làm tăng nguy cơ sinh non, hở hàm ếch, mề đay bẩm sinh…
  • Nổi mề đay khắp người khiến người bệnh tự ti, mặc cảm trong giao tiếp.

Cách phương pháp điều trị hiệu quả nổi mề đay khắp người

Để được điều trị đúng phương pháp, phù hợp với cơ địa và thể bệnh, độc giả nên tới thăm khám trực tiếp tại các trung tâm da liễu, phòng khám y học cổ truyền hoặc bệnh viện gần nhất. Dưới đây là một số cách loại bỏ nhanh các biểu hiện mề đay mà người bệnh có thể tham khảo.

Thuốc Tây chữa nổi mề đay

  • Thuốc bôi: Người bệnh có thể lựa chọn các sản phẩm có chứa corticoid mức độ nhẹ hoặc trung bình để giảm ngứa, tái tạo tế bào mới, làm xẹp các nốt sẩn phù. Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng thời gian dài hoặc sử dụng trên 70% diện tích cơ thể, có thể gây ra nguy cơ bỏng rát, kích ứng, bào mòn.
  • Thuốc uống: Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc uống kháng histamin, kháng H2, ức chế hệ miễn dịch, chữa hen suyễn để kết hợp với các sản phẩm bôi ngoài da. 

Cách chữa nổi mề đay tại nhà

Một số sản phẩm không phù hợp điều trị bệnh nổi mề đay khi mang thai, sau sinh
Một số sản phẩm không phù hợp điều trị bệnh nổi mề đay khi mang thai, sau sinh
  • Tắm lá khế chữa mề đay: Rửa sạch 1 nắm lá mề đay, đem đun với 1 lít nước trong vòng 15 phút. Pha thêm nước ấm vừa đủ, sử dụng tắm hằng ngày để điều trị mề đay toàn thân.
  • Chữa mề đay bằng lá trầu không: Người bệnh có thể đun khoảng 8g lá trầu không, đã rửa sạch, cùng với 500ml nước. Sau 15 phút thì tắt bếp, pha thêm nước để tắm giúp giảm ngứa, sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
  • Nha đam trị bệnh nổi mề đay: Để giảm ngứa, cấp ẩm nhanh cho da, bạn có thể chọn cây nha đam, cắt bỏ gai và làm sạch nhựa. Sau đó sử dụng phần lõi trong để mát xa nhẹ nhàng và đắp trên da. Thực hiện ngày 1 – 2 lần.

Chữa nổi mề đay bằng Đông y

  • Bài thuốc thứ nhất: Tiến hành đun sắc các dược liệu bao gồm bồ công anh, phòng phong, xuyên khung, cúc tần, đơn đỏ, ké đầu ngựa, ngải cứu, hồng hoa, kim ngân cành cùng với 4 bát nước lớn. Đun cho tới khi thuốc cạn chỉ vừa 2 bát thì bắc ra, uống khi còn ấm.
  • Bài thuốc thứ hai: Sử dụng kinh giới, phòng phong, quế chi, khương hoạt, bạch thược, xuyên khung, cam thảo bắc, sinh khương sắc cùng với 800ml nước. Sau khi thuốc đã cạn bằng một nửa so với ban đầu có thể tắt bếp. Sử dụng khi nước còn ấm, uống ngày 2 – 3 lần.

Nổi mề đay khắp người có thể là dấu hiệu cảnh báo diễn biến nguy hiểm của căn bệnh này. Mong rằng qua bài viết này đã giúp độc giả có thêm nhiều hiểu biết hữu ích, tránh được tâm lý chủ quan và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với cơ địa và thể bệnh của bản thân.

Có thể bạn quan tâm:


Top địa chỉ phòng khám Nổi Mề Đay Khắp Người


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan