Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Các bệnh lý đại tràng không trừ bất cứ đối tượng nào kể cả trẻ nhỏ và mẹ mang bầu. Các bà mẹ có dấu hiệu bệnh đại tràng khi biết đến phương pháp nội soi thường lo lắng không biết phương pháp này có ảnh hưởng đến thai nhi không? Có nên nội soi đại tràng khi mang thai không? Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc có được lời giải đáp!

Nội soi đại tràng là gì?

Nội soi đại tràng được tiến hành bằng thiết bị máy nội soi chuyên dụng. Theo đó, một ống nội soi mềm có gắn camera ở đầu được đưa vào hậu môn và đẩy lên đại tràng. Sau đó, luồng khí được ống dẫn thổi vào đại tràng để bác sĩ quan sát tốt nhất niêm mạc thông qua camera kết nối màn hình hiển thị. Các ổ viêm loét, u nhọt, polyp thậm chí tế bào ung thư sớm được phát hiện để có phác đồ can thiệp nhanh chóng.

Nội soi đại tràng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác
Nội soi đại tràng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác

Nội soi đại tràng khi mang thai được bác sĩ chỉ định khi nào?

Như chúng ta đã biết, chụp X Quang hay chụp CT Scan bị nghiêm cấm không được áp dụng cho bà bầu. Bởi tia cực tím do các loại máy móc phát ra là nguyên nhân nguy hiểm gây dị tật thai nhi. Nếu cơn đau đại tràng ở mức độ nhẹ và can thiệp hiệu quả bằng các mẹo dân gian thì phương án nội soi được hoãn đến khi mẹ sinh xong. Nhưng với các trường hợp đặc biệt bất khả kháng sau đây, mẹ bầu được xem xét để nội soi nhanh chóng:

Mẹ bầu nội soi đại tràng khi nào?
Mẹ bầu nội soi đại tràng khi nào?
  • Mẹ bầu rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy không kiểm soát;
  • Mẹ bầu đi ngoài phân lẫn máu kéo dài;
  • Mẹ bầu đau bụng quanh rốn phần đại tràng;
  • Mẹ bầu sụt cân không rõ nguyên nhân mà không phải nghén;
  • Trường hợp cần sinh thiết đại tràng để phát hiện bệnh lý như Polyp, ung thư đại tràng

Có thai nội soi đại tràng được không? Có an toàn không?

Hiện tại, với các thiết bị y khoa tiên tiến và bác sĩ tay nghề cao thì thủ thuật nội soi an toàn cho cả mẹ và bé. Nhưng nếu không cấp thiết thì mẹ bầu nên cân nhắc thực hiện sau khi đã sinh đẻ xong.

Có nên nội soi cho mẹ bầu không?
Có nên nội soi cho mẹ bầu không?

Với những mẹ bầu băn khoăn có nên nội soi đại tràng khi mang thai không thì câu trả lời là “Không”. Đặc biệt là mẹ ở giai đoạn từ tháng thứ 4 thai kỳ trở đi, thai nhi đã có sự phát triển mạnh về cân nặng.

Rủi ro phương pháp nội soi đại tràng khi mang thai

Mẹ bầu có thể gặp một số tác dụng phụ, biến chứng sau khi thủ thuật kết thúc. Cụ thể như sau:

  • Mẹ cảm thấy căng tức bụng, đau bụng vùng đại tràng.
  • Trầy xước niêm mạc đại tràng; nhiễm trùng, thủng đại tràng;
  • Tác dụng phụ của thuốc mê khiến mẹ hạ huyết áp, không có đủ oxy cho mẹ và bé;
  • Thai nhi ảnh hưởng thuốc gây mê có thể bị dị dạng;
  • Nguy cơ sinh non, đẻ thiếu tháng do mẹ bị kích thích bởi ống nội soi.
  • Nguy cơ đau bụng dữ dội, tiền sản giật.

Những lưu ý nội soi đại tràng khi mang thai

Nội soi đại tràng là giải pháp hiệu quả giúp bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác bệnh dạ dày. Tuy nhiên, khi áp dụng thủ thuật cho phụ nữ mang thai cần lưu ý những điều sau đây:

  • Nội soi đại tràng chỉ được thực hiện trong tình thế khẩn cấp, bắt buộc.
  • Dùng thuốc an thần tác dụng thấp nhất cho bà bầu khi nội soi.
  • Phải theo dõi nhịp thở, nhịp tim của mẹ bầu và thai nhi trước đến sau khi nội soi.
  • Theo dõi sau nội soi để phòng các loại biến chứng có thể xảy ra.
  • Tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về cách chăm sóc mẹ bầu sau nội soi.

Chăm sóc mẹ mang thai sau nội soi khoa học

Khi nội soi phát hiện viêm đại tràng, mẹ bầu cần tham khảo bác sĩ để có hướng điều trị hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài dùng thuốc, mẹ bầu có thể áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây:

Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn góp phần không nhỏ trong việc cải thiện đường tiêu hóa, không ngoại trừ các bệnh lý về đại tràng. Xây dựng thực đơn khoa học không chỉ giúp mẹ bớt nghén, bé khỏe mà còn giảm các triệu chứng đau viêm đại tràng:

Chế độ ăn cho mẹ bị mắc bệnh đại tràng
Chế độ ăn cho mẹ bị mắc bệnh đại tràng
  • Bổ sung đạm từ thực phẩm dễ tiêu như cá, thịt trắng, đậu nành. Chế biến thực phẩm nên băm nhuyễn để không gây áp lực lên dạ dày, đại tràng.
  • Không ăn nhiều chất béo, đồ chiên nhiều dầu trong thực đơn hàng ngày.
  • Nói không với các món cay nóng, đồ ăn lên men như nem chua, dưa muối.
  • Không sử dụng đồ uống có gas, cồn, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…
  • Mẹ bầu không ăn rau sống, đồ ăn tươi sống, nước chưa đun sôi.
  • Chế biến thực phẩm thành các món ăn dễ tiêu như ninh, hầm, hấp…
  • Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, không nên ăn quá no.
  • Bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Mẹ có thể uống nước trái cây, sinh tố để vừa cấp nước vừa cấp vitamin, dưỡng chất để đại tràng hoạt động trơn tru.

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Khi mang thai, mẹ bầu thường dễ sinh cáu gắt, tâm lý thất thường. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến dạ dày, đại tràng bộc phát cơn đau. Vì thế, mẹ bầu cần giữ tâm lý thoải mái trong suốt thai kỳ sẽ có lợi cho bé và phòng đau viêm đại tràng.
Ngoài ra, mẹ cần được nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya dậy sớm. Bên cạnh đó, mẹ có thể tập luyện những bài tập yoga nhẹ nhàng sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Hy vọng bài chia sẻ trên đây đã giúp bạn tìm được đáp án nội soi đại tràng khi mang thai có an toàn hay không? Lời khuyên cho các mẹ bầu không nên áp dụng thủ thuật nếu không thực sự cấp bách để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Bài viết liên quan
dai-trang-do-minh-chua-benh-tu-1-lieu-trinh
hepab-extra-giai-phap-moi-cho-benh-viem-gan-tai-viet-nam
dau-hieu-mat-nuoc-tren-benh-nhan-tieu-chay
benh-co-that-tam-vi
chua-viem-dai-trang-co-that-bang-thuoc-nam