Hạt liên nhục dân gian còn gọi là hạt sen. Đây không chỉ là món ăn quen thuộc trong mỗi gia đình mà còn có vai trò như một vị thuốc Đông y, đem lại hiệu quả điều trị cho rất nhiều bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả trang bị thêm những kiến thức về vị thuốc tưởng chừng như rất quen thuộc này.

liên nhục
Hạt sen là vị thuốc có thể chữa nhiều bệnh mà ít ai ngờ tới

Thông tin chung về liên nhục

  • Tên gọi khác: Liên tử, hạt sen, liên nhục.
  • Tên khoa học: Semen Nelumbinis.

Liên nhục hay còn gọi là hạt sen, là một bộ phận của cây sen. Sen là loại cây sống dưới nước, ưa bùn và hấp thụ phù sa từ bùn để phát triển. Sen trưởng thành thường có cánh màu hồng nhạt, lá to với đường kính khoảng 50 – 70cm, có gân mịn, màu xanh mát. Hương sen thơm nhẹ. Đài sen thường có màu vàng và chuyển dần sang xanh đậm khi cây đã già. Lúc này, người ta thường lấy hạt sen nằm trong các đài sen. Thời điểm thu hoạch diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9 hằng năm.

Cây sen rất dễ sinh trưởng nên thường được trồng phổ biến ở nước ta. Không chỉ có hạt sen mà rất nhiều bộ phận của cây sen đều có thể chế biến thành thuốc hoặc dùng trong các món ăn hằng ngày. Như tâm sen chữa mất ngủ, an thần, cuống sen giúp an thai, lá sen chữa bệnh mỡ máu, làm đẹp, ngó sen có tính ôn hòa bồi bổ cơ thể…

liên nhục
Liên nhục chính là tên gọi theo Đông y của hạt sen

Theo ghi chép từ các liệu cổ trong Đông y, hạt sen có tính bình, vị ngọt bùi, không độc. Có lợi cho kinh tâm, thận, tỳ. Theo y học hiện đại, trong hạt sen chứa lượng lớn tinh bột, giàu protein, các axit amin, acid béo, đạm. Ngoài ra còn một số chất hóa học như Fe, Ca, P. Trong mỗi hạt sen đặc biệt có chứa Alkaloid giúp hỗ trợ điều trị tim, Liensinine, các chất abumin tốt cho huyết áp…

Công dụng chữa bệnh của liên nhục

Hạt sen thường rất dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon trong gia đình, nhưng ít ai biết đến những công dụng thực sự của vị thuốc này tới sức khỏe của người dùng. Sử dụng hạt sen một cách hợp lý có thể giúp điều trị các bệnh lý sau:

Theo Đông y: Liên nhục có tác dụng bổ khí huyết, thanh tâm, thanh hỏa, hóa ứ, mạnh Tỳ, trừ nhiệt, chỉ khát. Dùng lâu sẽ giúp trị mộng mị, bổ tâm an, cố tinh, dưỡng sinh cơ, ích tỳ sáp trường, ích khí lực, giao tâm thận, cường gân cốt, lợi nhĩ mục, trừ hàn thấp…

hạt sen
Tác dụng của hạt sen đã được chứng minh trong Đông y lẫn y học hiện đại

Theo Y học hiện đại:

  • Kháng viêm: Hạt sen có tính kháng viêm cao do có chất polysaccharide ở tâm sen giúp giảm cảm giác đau nhức, nóng rát, chống oxy hiệu quả.
  • Trị mụn: kết hợp giữa nước hạt sen và trà xanh để rửa mặt có thể làm sạch lỗ chân lông, giảm tiết bã nhờn hình thành mụn.
  • Điều hòa kinh nguyệt: Sử dụng cháo hạt sen kết hợp với nước ngó sen giúp điều hòa kinh nguyệt, bù đắp máu. Từ đó giảm rõ rệt tình trạng mệt mỏi, cáu gắt, đau bụng hoặc mất ngủ trong kỳ kinh.
  • Tốt cho người bệnh tiểu đường: Hạt sen chứa nhiều tinh bột, ít calo, vị ngọt dịu chứa đường tốt, giàu chất xơ nên có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Đây là món ăn vừa ngon miệng, vừa thích hợp dùng thường xuyên để tăng cường sức khỏe mà không lo ảnh hưởng tới đường huyết.
  • Làm chậm quá trình lão hóa: Trong hạt sen chứa rất nhiều enzyme có tác dụng phục hồi các tế bào bị tổn thương và làm chậm quá trình lão hóa. Vì vậy, rất nhiều sản phẩm làm đẹp đã ứng dụng thành công tác dụng này của hạt sen. Tuy nhiên để tăng cường khả năng hấp thụ cho cơ thể, bạn nên áp dụng cả việc bồi bổ từ bên trong thông qua các món ăn và bài thuốc từ hạt sen.
  • Bồi bổ cơ thể: Không phải ngẫu nhiên mà các sản phẩm chứa hạt sen thường được khuyến khích dùng cho người già, người đang trong thời gian dưỡng bệnh hoặc hay đi xa. Trong hạt sen chứa nhiều Mg, Ca, P, protein giúp cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất, tốt cho hệ tiêu hóa và dễ hấp thụ vào trong cơ thể.
  • Tốt cho phụ nữ có thai: Hạt sen rất tốt cho quá trình an thai của bà bầu. Nhiều chuyên gia y tế khuyên phụ nữ mang thai nên bổ sung thường xuyên hạt sen trong thực đơn hằng ngày giúp phát triển hệ thần kinh và não của thai nhi.
  • Ngăn ngừa gan nhiễm mỡ: Hạt sen có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu và gan nhiễm mỡ nhờ hàm lượng chất xơ cao.
  • Chảy máu cam: Vào mùa đông, những người có thành mạch máu mỏng hoặc yếu dễ xảy ra hiện tượng chảy máu cam ồ ạt. Sử dụng hạt sen với  hàm lượng chất quercetin có tác dụng cải thiện độ dày của thành mao mạch, ngăn hiện tượng chảy máu mũi bất chợt.

Bài thuốc chữa bệnh từ liên nhục

Không chỉ được chế biến trong các món súp, cháo, chè, hạt sen khi biết cách kết hợp với các thảo dược khác có thể cho tác dụng chữa bệnh hiệu quả:

hạt sen
Sử dụng hạt sen để chữa bệnh có rất nhiều cách chế biến khác nhau
  • Bài thuốc dành cho người suy nhược cơ thể: Người mới ốm dậy, người có thể trạng yếu ớt hay đau ốm thường có dấu hiệu chán ăn, hấp thụ kém. Chuẩn bị dạ dày lợn hoặc tim đã được làm sạch, loại bỏ mỡ thừa và cặn bẩn. Sau đó thái lát và cho ninh cùng 100g hạt sen khô, đã lấy tim sen. Nêm gia vị vừa ăn. Sử dụng 2 – 3 lần/tuần.
  • Cách chữa rối loạn nhịp tim từ liên nhục: Làm sạch tim lợn, thái nhỏ. Có thể sử dụng hạt sen khô hoặc tươi (bóc vỏ, loại bỏ tâm sen). Sử dụng 40g phòng đảng sâm, rửa sạch bằng rượu trắng, thái khúc. Sau đó cho toàn bộ nguyên liệu vào trong nồi và ninh nhừ. Điều chỉnh lửa to trong 5 phút đầu và giảm xuống mức nhỏ, ninh tiếp trong 1 tiếng. Khi hoàn thành nên ăn cả nước lẫn cái.
  • Bài thuốc Đông y từ liên nhục giúp trị tiêu chảy do lạnh bụng: Chuẩn bị hạt sen 12g, Đảng sâm, 5g, Bạch linh, Ý dĩ 10g, Trần bì, Cát cánh 6g, Cam thảo 4g. Đem sắc với 500ml nước, khi thuốc cô lại đủ 1 bát thì bắc ra uống. Sử dụng mỗi ngày 1 thang.
  • Hạt sen chữa mất ngủ: Dùng 300g hạt sen, 400g hoa cúc khô, 400g tâm sen. Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu đã phơi khô và bán sẵn. Đối với hạt sen tươi, bạn nên bóc vỏ, lấy tim sen và sao vàng. Làm như vậy không những tăng cường dược tính mà còn giúp bảo quản nguyên liệu lâu hơn. Dùng các nguyên liệu trên với lượng vừa đủ, hãm lấy trà uống. Khi các thành phần trong ấm lắng xuống là có thể uống được. Sử dụng hằng ngày sẽ giúp lấy lại giấc ngủ tự nhiên.
  • Liên nhục giúp chữa bệnh biếng ăn ở trẻ nhỏ: Đem sao khô trần bì, hạt sen, mầm lúc, đậu ván trắng. Sau đó cán mịn hoặc xay vụn thành bột. Mỗi lần cho sử dụng 1 thìa cà phê hòa cùng nước cơm. Kiên trì sử dụng ngày 3 lần sẽ cải thiện vị giác cho trẻ.
  • Cách chữa yếu sinh lý: Di tinh, hoạt tinh, di niệu là các biểu hiện thường gặp của bệnh yếu sinh lý ở nam giới. Sử dụng Liên nhục, Kiếm thực, Long cốt, Liên tử, Mẫu lệ, Mật ong. Mỗi loại 40g đem sao khô, tán nhỏ, thêm mật ong vào để tạo thành viên hoàn. Sử dụng đều đặn ngày 2 lần, số lượng mỗi lần là 2 – 3 viên.

Lưu ý khi sử dụng hạt sen

Khi ứng dụng hạt sen trong điều trị bệnh, bạn đọc nên lưu ý một số điều sau:

  • Tìm hiểu và mua sen tại vườn hoặc các cơ sở uy tín. Nên ưu tiên mua đài sen tươi về để lọc lấy hạt hoặc nếu mua hạt sen khô nên xem rõ ngày tháng và địa chỉ sản xuất.
  • Hạt sen có lợi cho người bệnh tiêu chảy tuy nhiên tránh sử dụng cho các bệnh nhân bị táo bón vì chứa nhiều tinh bột và chất gây khó tiêu.
  • Khi sử dụng hạt sen chữa mất ngủ nên sử dụng đồng thời tim sen.
  • Chỉ nên sử dụng hằng ngày trong trường hợp suy nhược cơ thể hoặc mắc các bệnh lý đã kể trên. Người khỏe mạnh nếu lạm dụng liên nhục trong thời gian dài có thể gây ra rối loạn nhịp tim, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn và yếu sinh lý.

Mong rằng qua bài viết này đã giúp cho bạn đọc “bỏ túi” thêm những bài thuốc hay từ hạt sen. Và góp phần làm phong phú thêm thực đơn hằng ngày bằng các món ăn lành mạnh, bổ dưỡng.


Nhóm bệnh

Bài viết liên quan