Được mệnh danh là thần dược trong Đông y, kỷ tử mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như tăng cường sức khỏe, đẹp da, tăng cường sinh lực, bổ phổi, bổ mắt, điều trị bệnh gan, huyết áp,… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về câu kỳ tử có tác dụng gì cũng như cách sử dụng, những lưu ý khi sử dụng vị thuốc này trong bài viết dưới đây. 

Câu kỷ tử là gì? Đặc điểm và khu vực phân bố

Từ xa xưa, kỷ tử được mệnh danh là một thảo dược quý, chỉ các vua chúa hay tầng lớp quý tộc mới được sử dụng. Một số thông tin về vị thuốc này như sau:

  • Tên dược liệu: cây kỷ tử
  • Tên gọi khác: khởi tử, dương nhũ, địa cốt tử, thiên tinh,…
  • Tên khoa học: Fructus Lycii
  • Thuộc họ: Cà (Solanaceae)

Đặc điểm thực vật

Vị thuốc câu kỷ tử được sử dụng từ thời nhà Đường, Trung Quốc. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của vị thuốc này:

ky-tu
Hình ảnh quả kỷ tử trong tự nhiên

  • Kỷ tử là loài cây thân mềm, mọc đứng với độ cao trung bình từ 50 – 150 cm. Từ gốc, thân cây phân tán thành nhiều cảnh nhỏ, mảnh và xuất hiện những chiếc gai nhỏ, thưa.
  • Lá cây mọc đơn, so le nhau, thuôn dài tựa như lưỡi mác. Những chiếc lá mọc sát cành, gần như không có cuống, hai mặt lá nhẵn dài khoảng 2 – 6 cm, rộng khoảng 0,6 – 2,5 cm.
  • Từ các nách lá, những bông hoa xuất hiện đơn lẻ, có màu tím đỏ phơn phớt. Thời gian cây ra hoa thường vào khoảng tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.
  • Khoảng vào tháng 7 – 10, cây đậu quả, thường rất sai. Quả kỷ tử có hình trứng nhỏ, thuôn dài. Khi chín, chúng chuyển dần từ màu xanh sang màu đỏ thẫm đặc trưng, có kích thước rơi vào khoảng 0,5 đến 2 cm, thịt quả mềm, mọng. Bên trong quả là các hạt thân dẹt và có màu nâu sẫm.

Khu vực phân bố chủ yếu

Với sức sống khỏe, chịu được khí hậu lạnh khô, thảo dược này phát triển mạnh mẽ ở một số tỉnh Trung Quốc như Vân Nam, Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh Hải, Tân Cương,… Sau đó, chúng di thực sang các tỉnh thành lân cận thuộc phía Bắc Trung Quốc.

Trước đây, kỷ tử xuất hiện rất hiếm ở nước ta, không phải ai cũng biết đến và được sử dụng. Tuy nhiên, giờ đây vị thuốc quý này đã được trồng tại một tỉnh thành như Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng. Chất lượng thảo dược thu được cũng không hề thua kém so với bên Trung Quốc.

Thu hái và bào chế

Là một thảo dược quý, các bộ phận trên cây đều được khai thác và sử dụng tùy vào từng cách dùng kỷ tử cụ thể.

Khoảng tháng 9 – 10 là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch quả kỷ tử bởi lúc này quả đã chín và mang nhiều dược chất quý. Sau khi hái, quả sẽ được rửa sạch để loại bỏ tạp chất để sử dụng.

Để bảo quản được trong thời gian dài, quả thường được đem phơi khô. Khác với các vị thuốc khác, thảo dược này không đem phơi khô dưới nắng ngay mà cần phơi trong chỗ bóng mát. Đến khi vỏ ngoài nhăn lại mới đem phơi dưới trời nắng to trong khoảng 4 – 5 ngày.

Ngoài ra kỷ tử còn rất nhiều cách khác để bảo quản trong thời gian dài, chẳng hạn như:

  • Ngâm rượu: Quả tươi sau khi được thu hái sẽ bỏ tẩm rượu, đựng trong hũ kín khoảng 1 ngày rồi mang giã dập, dùng dần.
  • Sắc thuốc: Quả sẽ được tẩm mật trong vài giờ rồi sắc thành thuốc để sử dụng.
  • Tán bột: Sau khi sấy khô, bạn cũng có thể mang tán thành bột mịn để pha nước,...

Đối với phần lá, hạt và thân cũng được phơi khô để sử dụng trong nhiều bài thuốc giải nhiệt hay bồi bổ cơ thể.

ky-tu
Dược liệu thu được sau khi phơi (sấy) khô

Dược liệu sau khi phơi khô rất dễ bị hư hại, nấm mốc nên không thể sử dụng được. Vì thế, bạn cần bảo quản thật cẩn thận, tránh những tác nhân xấu và thỉnh thoảng bỏ ra phơi lại. Để giữ được tốt nhất, bạn nên bỏ kỷ tử trong các lọ thủy tinh kín, cất nơi khô ráo, thoáng mát.

Dược tính của câu kỷ tử

Không chỉ là những lời đồn thổi trong dân gian, rất nhiều tài liệu nghiên cứu đã chứng minh được các công dụng của kỷ tử.

Trong Đông y

Từ thời xưa, rất nhiều những danh y nổi tiếng của Trung Quốc đã nghiên cứu về tác dụng của kỷ tử. Điển hình trong số đó phải kể đến Lý Thời Trân – tác giả cuốn Bản thảo cương mục đã có những phát kiến vĩ đại về thảo dược này.

Theo đó, kỷ tử có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh Can, Phế, Thận và mang nhiều công dụng đối với sức khỏe. Một số công dụng nổi bật của thảo dược này như sau:

  • Bổ huyết, trị can thận âm hư, ích tinh.
  • Nhuận phế, tư thận, sinh tân, ích khí.
  • Minh mục, an thần.
  • Trừ phong, hư lao, bổ gân cốt.

Chủ trị:

  • Hư tổn tâm huyết, can thận âm hư.
  • Trị các chứng huyết hư, đau đầu, chóng mặt.
  • Trị di tinh, vô sinh, đau lưng.
  • Dưỡng nhan, bồi bổ sức khỏe, chống suy nhược cơ thể.

Trong y học hiện đại

Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, kỷ tử mang nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, ít gặp ở các loài thực vật. Vậy các hợp chất trong quả, thân và hạt kỷ tử có tác dụng gì đối với sức khỏe?

  • Betaine: Đây là một loại axit amin có lợi cho tim mạch, tiêu hóa và tăng cường sức khỏe.
  • Các loại vitamin như B1, B2, C,… giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa thiếu máu.
  • Các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Ca, Phốt pho, Sắt,… có tác dụng bổ huyết, duy trì sự phát triển ổn định của xương.
  • Axit nicotinic, amon sunfat, thiamine, riboflavin có tác dụng tốt đối với hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và chống lão hóa da.

Chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe, tác dụng của câu kỷ tử đã khiến nhiều người bất ngờ. Ngay sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn những công dụng nổi bật của thảo dược này.

  • Bổ mắt: Sử dụng kỷ tử giúp cải thiện thị lực ở người già, có lợi cho người bị các tật về mắt như cận, loạn hay viễn thị.
  • Chống trầm cảm: Các hợp chất trong hạt kỷ tử có tác dụng an thần, sản sinh ra nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể, giảm trạng thái căng thẳng, lo âu. Từ đó giúp người bệnh thoát khỏi trạng thái tiêu cực, tinh thần minh mẫn, giảm nguy cơ mắc trầm cảm.
  • Tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh hay virus từ bên ngoài. Đặc biệt rất tốt cho người già, hay bị cảm do thời tiết thay đổi và trẻ nhỏ.
  • Cải thiện sinh lý ở nam giới, nâng cao chất lượng tinh trùng. Đồng thời giúp nam giới tăng ham muốn, chống suy thận, yếu sinh lý và sinh tinh khỏe mạnh. Chính vì tác dụng này đã giúp nhiều cặp vợ chồng thoát khỏi tình trạng hiếm muộn, vô sinh.
  • Tăng cường chức năng gan, thanh nhiệt, đào thải độc tố trong cơ thể và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.
  • Bổ phổi, giảm các triệu chứng, hỗ trợ cho các bệnh nhân điều trị các bệnh về hô hấp như hen suyễn, ho gà,…
  • Phòng ngừa các bệnh về tim, hạ huyết áp. Ngoài ra, kỷ tử còn giúp người bệnh giảm các cơn đột quỵ và ngăn ngừa các biến chứng của nó gây ra.
  • Chống suy nhược cơ thể, bồi bổ sức khỏe nhất là cho người già, người đang điều trị bệnh.
  • Chống lão hóa da, giảm mụn, mờ nám và giữ làn da luôn trắng sáng, căng mịn.
  • Phòng ngừa ung thư, tiêu diệt các tế bào xấu trong máu.
  • Giảm cân hiệu quả, an toàn và ngăn ngừa nguy cơ béo phì.

Những cách sử dụng kỷ tử mang lại hiệu quả tốt nhất

Với những công dụng chữa bệnh nêu trên, kỷ tử đã trở thành thảo dược không thể thiếu trong nhiều bài thuốc trị bệnh. Dưới đây là những bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất và mang lại hiệu quả tốt nhất cho người dùng.

Bài thuốc trị đau mắt đỏ, mộng thịt ở mắt

  • Sử dụng cây kỷ tử tươi (lá, thân hoặc quả đều được) đem rửa sạch, loại bỏ cỏ dại và ngâm với nước muối loãng trong 10 – 15 phút.
  • Vớt ra để ráo nước sau đó mang ra giã nát, chắt lấy nước.

ky-tu
Bài thuốc kỷ tử mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Sau khi chắt hết các tạp chất, bạn hãy nhỏ nước thuốc vào mắt hoặc lấy bông tiệt trùng chấm thuốc vào vùng đau. Khi thực hiện bài thuốc này, bạn cần lưu ý là giữ các nguyên liệu và dụng cụ thật sạch, tránh bụi bẩn gây ảnh hưởng đến giác mạc. Mỗi ngày bạn nhỏ 3 – 4 lần đến khi các dấu hiệu thuyên giảm đi.

Bài thuốc trị hoa mắt, mộng thịt ở mắt, thận hư, suy nhược cơ thể

Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 1kg câu kỷ tử, tiểu hồi hương, thục tiêu, chi ma, bạch phục linh, thục địa, bạch truật mỗi vị 40gam. Cùng với đó là mật và rượu trắng vừa đủ.

  • Trước tiên, bạn bỏ kỷ tử vào tẩm rượu, ủ một ngày một đêm rồi lấy ra chia thành 4 phần bằng nhau.
  • Lấy 3/4 số đó bỏ sao vàng cùng các vị thuốc tiểu hồi hương, chi ma, thục tiêu. Sau đó cho thêm các vị thuốc còn lại vào.
  • Một phần còn lại sao vàng rồi trộn đều cùng với hỗn hợp các vị thuốc ở trên.
  • Đem tất cả tán thành bột mịn.
  • Tẩm mật đến khi bột vón lại thì vo thành viên.

Đến khi hoàn thành, bạn cần bảo quản trong các hũ thủy tinh kín để sử dụng lâu dài. Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 viên, sau một thời gian nhất định bạn sẽ thấy được những dấu hiệu tích cực.

Bài thuốc chữa chứng chảy nước mắt do can hư

  • Với bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị 960 gram dược liệu khô.
  • Sau đó mang ngâm cùng với rượu trắng vừa đủ, ủ rượu trong 21 ngày.

Mỗi ngày, bạn cần uống 1 chén rượu nhỏ, ngày uống 2 lần cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc trị đục thủy tinh thể, cườm mắt, thị lực kém, hay hoa mắt

  • Chuẩn bị 20 gram kỷ tử cùng 12 gram nhục thung dung và ba kích thiên, cúc hoa mỗi loại 8 gram.
  • Sau đó đem tất cả nguyên liệu sắc với nước đến khi cô cạn thì chắt nước dùng.

Sử dụng mỗi ngày một lần cho đến khi các triệu chứng có chuyển biến tích cực.

Bài thuốc tăng cường chức năng gan, thanh nhiệt, giải độc

  • Chuẩn bị 3 – 5 quả kỷ tử khô cùng một thìa mật ong, 1 ít trà khô.
  • Bỏ các nguyên liệu vào ấm trà và hãm cùng nước sôi. Đợi khoảng 10 phút cho trà ngấm rồi thêm mật ong vừa miệng, khuấy đều.

ky-tu
Trà câu kỷ tử giúp giải độc, thanh lọc cơ thể

Mỗi ngày uống một ly trà sẽ giúp bạn đẩy lùi độc tố trong cơ thể, mát gan.

Bài thuốc kỷ tử trị viêm gan, xơ gan

  • Chuẩn bị các vị thuốc bao gồm: kỷ tử 12 – 24 gram, sinh địa 24 – 40 gram, mạch môn, bắc sa, đương quy, xuyên luyện tử mỗi vị 12 gram.
  • Sắc cùng với khoảng 500 ml nước đến khi cô cạn thì chắt lấy nước thuốc sử dụng.

Mỗi ngày uống 1 lần và nên sử dụng sau khi ăn 30 phút, nước thuốc còn ấm.

Bài thuốc bổ thận, sinh tinh, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, hiếm muộn ở nam giới

  • Sử dụng các vị thuốc: câu kỷ tử, sinh địa, dâm dương hoắc, quy đầu, bắc kỳ, đỗ trọng, phòng đảng sâm mỗi vị 50 gram; nhục thung dung, thục địa, huỳnh tinh mỗi vị 100gr, hắc táo nhân, cốt toái bổ, ngưu tất xuyên, nhân sâm, xuyên tục đoạn, đan sâm, lộc giác giáo mỗi loại 40 gram, 30 gram cúc hoa; lộc nhung, trần bì mỗi vị 20 gram và 30 quả đại táo.
  • Ngâm tất cả nguyên liệu trên cùng 10 lít rượu 40 độ.
  • Đun 300 gram đường phèn với 500 ml nước đến khi tan hết, đợi nguội thì đổ vào cùng rượu thuốc.
  • Bạn nên ủ rượu trong 30 ngày để các dược liệu ngấm rồi hãy sử dụng.

Để mang đến hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống mỗi ngày 3 chén nhỏ khoảng 25 ml vào bữa cơm, không nên sử dụng quá nhiều.

Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm kỷ tử, thục tiêu, chi ma, tiếu hồi hương, bạch truật, thục địa, bạch phục linh mỗi vị 40 gram.
  • Vị thuốc câu kỷ tử thì bỏ tẩm với rượu trắng ủ trong 1 ngày đêm rồi chia thành 4 phần bằng nhau.
  • Lấy 3 phần khác biệt, mỗi phần lần lượt sao cùng với thục tiêu, hồi hương và chi ma.
  • Tất cả đem trộn đều rồi tán thành bột mịn, bảo quản kỹ.

Mỗi ngày sử dụng 12 gram bột pha cùng nước ấm, uống 2 lần sáng và tối mỗi ngày sau khi ăn no.

Mua câu kỷ tử ở đâu? Giá bán như thế nào?

Thời gian gần đây, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc mua giống cây câu kỷ tử ở đâu. Trên thực tế, kỷ tử là một loài thực vật có nguồn gốc từ Trung Quốc và chỉ sống được ở một số vùng có khí hậu lạnh tại Việt Nam. Hiện nay, mức giá bán dược liệu này dao động khoảng từ 400.000 - 500.000 VNĐ.

ky-tu
Dược liệu sạch Vietfarm - sự lựa chọn của nhiều khách hàng

Bạn có thể mua câu kỷ tử tại Hà Nội hay các địa chỉ khác của Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng Vietfarm.

  • Vườn thảo dược Vietfarm có diện tích lên đến gần 5ha tại vùng dược liệu sạch Hà Giang. Kỷ tử được trồng và chăm sóc theo đúng tiêu chuẩn GACP – WHO mang đến cho khách hàng chất lượng thảo dược tốt nhất.
  • Quy trình sấy khô cũng được thực hiện bởi công nghệ hiện đại, tân tiến. Thảo dược sau khi thành phẩm được đóng gói và bảo quản trong môi trường thích hợp, chống nấm mốc, mối mọt.
  • Thảo dược tại Vietfarm cũng có giá thành vô cùng hợp lý. Chỉ với 175.000 VNĐ bạn đã sở hữu được 0,5 kg thảo dược sạch, chất lượng, không chất bảo quản. Bên cạnh đó, nếu bạn mua với hóa đơn trên 500.000 VNĐ sẽ được miễn phí giao hàng tận nơi.

Những lưu ý dành cho người sử dụng cây kỷ tử

Dù là một thảo dược quý chữa bách bệnh, thế nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng. Để mang đến hiệu quả tốt nhất, bạn nên lưu ý những điểm quan trong sau:

  • Nếu sử dụng lần đầu, bạn không nên sử dụng quá nhiều trong một ngày mà có thể tăng từ từ liều lượng trong tuần đầu tiên dùng.
  • Không được sử dụng quá liều lượng, nếu không bạn có thể gặp các triệu chứng như đầy bụng, đi ngoài.
  • Người bị sốt cao không nên sử dụng vì dễ gây ra những biến chứng.
  • Cơ thể hàn, tỳ vị hư hay đang bị tiêu chảy không nên uống kỷ tử.
  • Một số nam giới có thể gặp các triệu chứng như hưng phấn trong chuyện phòng the. Nếu vậy bạn nên thận trọng khi sử dụng. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để có được liều lượng thích hợp.
  • Phụ nữ mang thai hay cho con bú không nên dùng thảo dược.
  • Những người dị ứng hay gặp tác dụng phụ không mong muốn hãy ngưng sử dụng thuốc và liên hệ với cơ sở y tế để thăm khám.
  • Nên kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp, lối sống lành mạnh để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về vị thuốc kỷ tử và những công dụng, cách dùng hiệu quả nhất. Hy vọng bạn có thể tìm được bài thuốc hữu hiệu cho bản thân và gia đình.


Nhóm bệnh

Bài viết liên quan

tao-do
cay-an-xoa
cay-co-xuoc
cay-coi-xay