Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Bác sĩ CKI Đỗ Thanh Hà | Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Cô bé không đủ nước, khô hạn khi quan hệ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng “cuộc yêu”. Nhiều chị em vì lo lắng, vội vàng, không tìm hiểu kỹ đã mắc phải sai lầm trong việc khắc phục chứng khô âm đạo. Tapchidongy.org sẽ chỉ ra những sai lầm thường gặp và phương pháp giúp “cô bé” luôn nhiều nước, chị em có thể tham khảo.

Top 7 sai lầm trong điều trị khô âm đạo mà nhiều người mắc phải

Khô âm đạo là tình trạng cô bé mất đi độ ẩm tự nhiên, không tiết đủ chất bôi trơn trong quá trình quan hệ. Điều này khiến chị em cảm thấy đau rát, giảm hưng phấn, thậm chí sợ hãi, né tránh chuyện chăn gối.

Nhiều chị em vì lo lắng cho hôn nhân, hạnh phúc gia đình mà vội vàng, không tìm hiểu kỹ từ đó áp dụng sai biện pháp. Cụ thể:

Lạm dụng gel bôi trơn

Gel có 2 dạng chính là dạng gốc nước và dạng silicone. Dạng thứ 3 ít phổ biến hơn là dạng gốc dầu. 

Lạm dụng gel bôi trơn - Sai lầm trong điều trị khô hạn mà nhiều chị em mắc phải
Lạm dụng gel bôi trơn – Sai lầm trong điều trị khô hạn mà nhiều chị em mắc phải

Ngoài ra, sản phẩm được bổ sung nhiều loại phụ gia bảo quản, giữ ẩm, làm đặc, tạo hương… Sử dụng gel bôi trơn thường xuyên tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại tới sức khỏe:

  • Gây mất nước bề mặt âm đạo, tử cung, làm thay đổi độ pH, tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, vòi trứng, phần phụ, cổ tử cung.
  • Gel bôi trơn làm cản trở sự vận động của tinh trùng, giảm khả năng thụ thai
  • Làm mất khả năng tiết dịch bôi trơn tự nhiên

Dùng dầu dừa, dầu oliu, kem dưỡng ẩm

Nhiều người cho rằng các sản phẩm dầu dừa, dầu oliu, kem dưỡng ẩm từ thiên nhiên, lành tính sẽ an toàn với âm đạo. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Các sản phẩm này chỉ phù hợp với cấu trúc da bên ngoài. Còn môi trường âm đạo là biểu mô rất nhạy cảm.

Các chất này khi đưa vào âm đạo làm thay đổi môi trường bên trong âm đạo. Nếu chúng không được đào thải hết ra ngoài, lâu ngày sẽ gây nên tình trạng ôi thiu, vón cục, viêm nhiễm…

Dầu dừa chỉ thích hợp với bề mặt da thông thường, không phù hợp với môi trường âm đạo
Dầu dừa chỉ thích hợp với bề mặt da thông thường, không phù hợp với môi trường âm đạo

Dùng nước bọt để bôi trơn

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong khoang miệng có chứa vô vàn các loại vi trùng, vi khuẩn, virus, nấm… Trong đó, có khoảng 100 triệu vi khuẩn tồn tại ở 1ml nước bọt với hơn 600 loài khác nhau.

Hầu hết các loại vi khuẩn này vô hại với môi trường khoang miệng. Tuy nhiên, chúng không phù hợp với môi trường âm đạo. Sử dụng nước bọt bôi trơn trong quá trình quan hệ làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục, viêm âm đạo, nhiễm trùng, nhiễm nấm âm đạo.

Tự ý điều trị bằng kháng sinh

Khô âm đạo thường đi kèm các triệu chứng bất thường khác như dịch âm đạo ra nhiều, có màu, mùi bất thường, ngứa vùng kín… Các triệu chứng này khá giống với triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa. Nhiều chị em lên mạng tìm hiểu thông tin, được bạn bè tư vấn rồi tự ý mua thuốc điều trị.

Tuy nhiên, khô âm đạo có thể hình thành do nhiều nguyên nhân như: Màn dạo đầu chưa hấp dẫn, dạo đầu ngắn, tâm trạng căng thẳng, sức khỏe kém, mệt mỏi, nội tiết tố suy giảm…

Tự ý dùng kháng sinh điều trị có thể khiến khô hạn nghiêm trọng hơn
Tự ý dùng kháng sinh điều trị có thể khiến khô hạn nghiêm trọng hơn

Việc tự ý điều trị không đúng bệnh, không đúng thuốc sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Thậm chí, việc tự ý dùng kháng sinh còn làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh, gây khó khăn cho quá trình điều trị nhiều bệnh khác về sau.

Dùng nước muối, nước lá để vệ sinh “vùng kín”

Nhiều chị em cho rằng sử dụng nước muối, nước đun từ các loại lá trầu không, trà xanh, tía tô, lá ổi… có thể cải thiện tình trạng khô hạn âm đạo. Tuy nhiên, việc pha nước muối với nồng độ không phù hợp, các tạp chất có trong lá cây khiến vùng kín bị khô, mất cân bằng pH.

Từ đó, khiến tình trạng khô hạn nghiêm trọng hơn. Đồng thời làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa. Chị em chỉ nên lựa chọn dung dịch vệ sinh lành tính, có độ pH phù hợp, dùng nước sạch vệ sinh hàng ngày.

Tự ý thụt rửa vùng kín

Âm đạo nằm sâu bên trong cơ thể, việc vệ sinh thông thường không thể chạm tới khu vực này. Vì vậy, nhiều chị em cho rằng cần thụt rửa để làm sạch sâu bên trong mới tốt từ đó có thể cải thiện được tình trạng khô hạn.

Thực tế, thụt rửa vùng kín không đúng cách có thể khiến các vấn đề ở vùng kín thêm nghiêm trọng hơn. Bởi hành động này sẽ gây mất cân bằng tự nhiên của hệ vi khuẩn trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, khiến biểu mô của tử cung rất dễ tổn thương. 

Thụt rửa âm đạo chỉ áp dụng khi được bác sỉ chỉ định
Thụt rửa âm đạo chỉ áp dụng khi được bác sỉ chỉ định

Sai lầm trong điều trị cô bé bị khô hạn – Tự ý ngưng hoặc kéo dài thời gian điều trị

Tùy theo tình trạng bệnh, cơ địa mà hiệu quả thuốc mang lại ở từng người sẽ khác nhau. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp. Tiếp đến, bác sĩ sẽ theo dõi tiến triển bệnh để quyết định kết thúc điều trị hoặc thay đổi thuốc, tăng giảm liều tương ứng.

Một số chị em khi thấy triệu chứng thuyên giảm thì tự ý ngưng thuốc hoặc thấy triệu chứng giảm mà chưa hết hẳn thì tự ý mua thêm thuốc, kéo dài thời gian điều trị. Đây là sai lầm có thể khiến bệnh tái phát hoặc không thể khỏi hẳn.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề sai lầm trong điều trị khô hạn của “cô bé”. Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chị em nếu gặp các vấn đề về khô hạn, hãy liên hệ chuyên gia để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan
sieu-am-phu-khoa
noi-mac-tu-cung
thuoc-dong-y-tri-rong-kinh
thuoc-dat-phu-khoa-dong-y
dieu-tri-roi-loan-tien-man-kinh