Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Đau dạ dày ăn khổ qua được không? Ăn có tác dụng gì? Cách chữa đau dạ dày từ khổ qua ra sao là vấn đề khá quan trọng và đáng quan tâm. Bởi chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc điều trị bệnh. Để giải đáp băn khoăn đau dạ dày ăn khổ qua (mướp đắng) tốt không hãy tìm hiểu bài viết sau.

Người bị đau dạ dày ăn khổ qua được không? Ăn có tác dụng gì?

Đau dạ dày (bao tử) là hiện tượng xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày. Bệnh gây ra đau đớn, đi kèm với các triệu chứng ợ hơi, buồn nôn, nôn, đầy bụng, trướng bụng… 

Người bị đau bao tử cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh và thuyên giảm triệu chứng hiệu quả hơn. Trong đó, chữa đau dạ dày bằng khổ qua đã được tương truyền từ nhiều đời trước, tuy nhiên vẫn nhiều người bệnh hoài nghi liệu đau dạ dày ăn khổ qua được không?

Khổ qua có tên gọi khác là mướp đắng, theo Đông y chúng có tính hàng, tâm, can, vị đắng giúp giải độc, mát gan, kích thích tiêu hóa, trị phiền nhiệt và giảm đau dạ dày hiệu quả.

Người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể dùng được khổ qua
Người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể dùng được khổ qua

Với Y học hiện đại, khổ qua cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Cụ thể, thành phần Momordicin có trong khổ qua vừa giúp giảm viêm, vừa kháng khuẩn lại hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP – tác nhân gây đau dạ dày. 

Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa hoạt chất Polypeptid và Charatin, có tác dụng ngăn ngừa biến chứng liệt dạ dày và hạ đường huyết, kiểm soát bệnh tiểu đường tốt. 

Không chỉ vậy, 4 hợp chất Tanin, Glycosid, Alcaloid và Tanin có trong khổ qua khi được hấp thu vào cơ thể giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, trung hòa acid và hỗ trợ làm lành các vết loét ở niêm mạc dạ dày. 

Chính vì vậy mà các chuyên gia đầu ngành đưa ra nhận định rằng, người bị đau dạ dày có nên ăn khổ qua. Thậm chí nhờ vào những tác dụng đặc biệt này, người bệnh hoàn toàn có thể ăn khổ qua nhiều lần một tuần. 

Sử dụng thực phẩm này đúng cách không chỉ hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả mà còn cung cấp nhiều chất tốt cho sức khỏe, góp phần thay đổi khẩu vị các bữa ăn cho nhiều gia đình Việt. 

Gợi ý cách ăn khổ qua trị đau dạ dày hiệu quả

Bên cạnh câu hỏi đau dạ dày ăn khổ qua được không thì việc ăn như thế nào để mang lại nhiều lợi ích đặc biệt cũng là vấn đề mà người bệnh quan tâm, bởi chúng có nhiều thành phần dược tính nên quá trình chế biến và cách kết hợp cũng cần thận trọng.

Do đó, người bệnh cần đảm bảo có cách ăn, uống loại quả này đúng cách để bảo vệ sức khỏe và điều trị bệnh hiệu quả. 

Cách 1: Uống trà khổ qua tươi trị đau dạ dày

Người bệnh đau dạ dày có thể sử dụng khổ qua tươi để pha thành trà uống trong ngày. Cụ thể, cách pha trà khổ qua tươi thơm ngon đúng điệu như sau: 

  • Bước 1: Chuẩn bị 3-5 lát khổ qua tươi đã được rửa sạch. 
  • Bước 2: Đun sôi 1 ấm nước, sau đó thả khổ qua vào và sắc thành nước, đem uống trong ngày. 

Lưu ý: Với cách này, người bệnh chỉ nên uống từ 1-2 cốc trong ngày, một tuần chỉ uống từ 3-4 lần và không uống nước khổ qua khi bụng đang đói. 

Trà khổ qua tươi trị đau dạ dày
Trà khổ qua tươi trị đau dạ dày

Cách 2: Bị đau dạ dày ăn khổ qua được không khi xào với trứng?

Đau dạ dày ăn mướp đắng xào trứng là món ăn đơn giản, dễ nấu vừa kích thích hệ tiêu hóa vừa hỗ trợ điều trị đau bao tử an toàn tại nhà. Cách chế biến món mướp đắng xào trứng như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch 1-2 quả mướp đắng tươi, rửa sạch và thái thành lát mỏng (bỏ hạt).
  • Bước 2: Sau đó ngâm chúng với nước đá lạnh hoặc nước muối pha loãng khoảng 15 phút để làm giảm vị đắng, rồi vớt ra và để ráo nước. 
  • Bước 3: Đập 2-3 quả trứng gà ra bát, đánh đều và cho một chút gia vị vừa ăn. 
  • Bước 4: Để chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn và xào mướp đắng cho tới khi gần chín. 
  • Bước 5: Cho trứng đã chuẩn bị vào xào cùng, nêm nếm thêm gia vị, khi chín thì tắt bếp. 

Lưu ý: Người bệnh nên ăn món khổ qua xào trứng ngay khi còn nóng, ăn đều đặn từ 3-4 lần/tuần để đạt hiệu quả. 

Cách 3: Dùng khổ qua khô trị đau bao tử

Người bệnh có thể thay thế từ khổ qua tươi sang dạng khô, đây cũng là cách chữa bệnh đau bao tử dân gian tại nhà khá hiệu quả. Trước tiên bạn cần chuẩn bị 3-5 quả khổ qua thật tươi, to, xanh và không quá non. Sau đó, thực hiện cách làm như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch chúng rồi thái thành lát mỏng, bỏ hết hạt và đem phơi khô tại nơi sạch sẽ, thoáng đãng.
  • Bước 2: Sau khi thấy chúng đã khô, có thể sử dụng luôn để sắc thành nước uống hoặc tán thành bột mịn pha từ 1-2 thìa cùng nước ấm đều được. 
  • Bước 3: Uống nước khổ qua khô trong ngày, từ 3-4 lần/tuần. 
Dùng khổ qua trị đau bao tử tại nhà
Dùng khổ qua trị đau bao tử tại nhà

Cách 4: Đau bao tử ăn khổ qua được không nếu kết hợp với thịt?

Vốn món khổ qua nhồi thịt không chỉ tăng cường sức đề kháng, bổ dưỡng cho cơ thể mà còn có khả năng cải thiện triệu chứng đau bao tử hiệu quả tại nhà. Bạn có thể chế biến món canh khổ qua nhồi thịt đơn giản như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 2 quả khổ qua tươi, 50gr mộc nhĩ, 200gr thịt lợn xay, 2 quả trứng gà và hành lá, rau mùi.
  • Bước 2: Khổ qua rửa sạch, cắt khúc và ngâm qua nước đá hoặc muối loãng để giảm bớt vị đắng. 
  • Bước 3: Mộc nhĩ rửa sạch và đem ngâm với nước nóng đến khi nở. Tiếp tục rửa sạch và băm nhuyễn mộc nhĩ.
  • Bước 4: Thịt xay đem trộn đều với gia vị và đem ướp khoảng 20-30 phút. Sau đó, đập trứng gà vào và trộn đều hỗn hợp.
  • Bước 5: Nhồi thịt đã chuẩn bị bên trên vào trong từng khúc khổ qua. 
  • Bước 6: Đun sôi nước hầm xương để làm nước nấu canh. Khi nước sôi, cho khổ qua đã được nhồi thịt vào.
  • Bước 7: Khi khổ qua nhồi thịt đã chín, cho hành lá và rau mùi vào và tắt bếp.
  • Bước 8: Múc canh ra bát và ăn ngay khi còn nóng.

Cách 5: Đau dạ dày ăn khổ qua được không nếu xào với nấm?

Mướp đắng xào nấm là món ăn chay thanh đạm, hợp khẩu vị với hầu hết mọi người. Món ăn này không chỉ dễ làm mà hương vị đặc biệt hấp dẫn, tốt cho sức khỏe của người bệnh đau dạ dày. 

Để chế biến món ăn này, bạn cần chuẩn bị: 2 quả mướp đắng tươi, 1 củ cà rốt, nấm rơm 200gr, rau mùi, hành lá và gia vị. Các bước chế biến như sau:

  • Bước 1: Mướp đắng đem rửa sạch, loại bỏ hạt và ruột. Sau đó, đem ngâm với muối loãng hoặc nước đá lạnh để làm giảm bớt vị đắng.
  • Bước 2: Cà rốt sau khi rửa sạch thì thái thành sợi mảnh. 
  • Bước 3: Nấm rơm rửa sạch, đem ngâm với nước muối loãng từ 15 đến 20 phút. 
  • Bước 4: Phi hành khô cho thơm rồi bỏ nấm rơm, cà rốt và mướp đắng vào để xào chung.
  • Bước 5: Nêm nếm gia vị vừa ăn và xào các nguyên liệu cho tới khi gần chín thì cho rau mùi, hành lá rồi tắt bếp.
  • Bước 6: Cho nấm xào mướp đắng ra đĩa và thưởng thức ngay khi còn nóng.

Người bị đau dạ dày sử dụng khổ qua cần lưu ý những gì?

Ngoài vấn đề đau dạ dày ăn khổ qua được không, người bệnh cũng cần biết cách sử dụng sao cho hiệu quả. Cụ thể như sau:

Không sử dụng khổ qua với người bị tiểu đường và huyết áp thấp
Không sử dụng khổ qua với người bị tiểu đường và huyết áp thấp
  • Người mắc bệnh huyết áp thấp, bệnh tiểu đường không nên sử dụng khổ qua để trị đau dạ dày. Bởi trong khổ qua có chứa Vaccine, Polypeptide-P làm hạ đường huyết, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. 
  • Không sử dụng hạt khổ qua vì loại hạt này có chứa nhiều dược tính, dễ gây nôn mửa, đau bụng và đau đầu cho người bệnh.
  • Không lạm dụng khổ qua trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày. Tốt nhất, người bệnh chỉ nên ăn/uống mướp đắng không quá 4 lần/tuần và 2 lần/ngày.
  • Khổ qua chỉ là thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh, không có tác dụng thay thế các loại thuốc trị đau dạ dày. Do đó, người bệnh cần đến trực tiếp các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời. 
  • Không sử dụng cùng lúc khổ qua với 1 trong 2 loại thuốc điều trị ung thư là Vinblastine và Paclitaxel.  Vì mướp đắng có thành phần tương tác qua lại với 2 loại hợp chất này.
Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan