Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Chữa viêm mũi bằng lá lốt được nhiều người áp dụng bởi cách làm đơn giản mà hiệu quả cao. Vậy cụ thể sử dụng lá lốt để chữa viêm mũi dị ứng thế nào và nên lưu ý gì? Hãy tham khảo ngay những cách trị viêm mũi được nhiều người hay áp dụng dưới đây.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt có hiệu quả không?

Các lương y cho biết lá lốt có mùi thơm nồng, hơi cay và tính ấm. Đặc tính này phù hợp để khắc chế những dấu hiệu viêm mũi dị ứng:

  • Vị cay và tính ấm trong lá lốt chữa viêm mũi dị ứng, làm giảm những triệu chứng bệnh đi kèm gồm: Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, ho thành từng cơn, viêm họng, ngứa họng,….
  • Lá lốt giúp sát khuẩn, ức chế hoạt động và tiêu khử hoàn toàn các tác nhân gây bệnh. Nhờ đó, tình trạng viêm, sưng tấy do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra cũng được khắc phục.
  • Ngoài ra, lá lốt còn hỗ trợ phục hồi các tế bào da bị tổn thương một cách nhanh chóng. Đồng thời xoa dịu cơn ngứa, cải thiện nhanh các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm mũi.
Lá lốt có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp
Lá lốt có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp

Ngoài ra, lá lốt còn được biết đến như “cây thuốc trong vườn nhà” bởi khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác:

  • Theo Y học hiện đại, các nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần hóa học của lá lốt chứa 0,57% tinh dầu, piperidin và piperin… Đây đều là các chất kháng sinh tự nhiên khá mạnh có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm.
  •  Lá lốt có khả năng khử phong tán hàn, điều trị cảm lạnh, chống phong thấp và hạ sốt. 
  • Lá lốt được chứng minh có hiệu quả ức chế hoạt động một số loại nấm men, virus gây bệnh. Các hoạt chất có lợi cho sức khỏe trong lá lốt làm tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. 
  • Không chỉ giúp điều trị viêm mũi dị ứng mà còn hỗ trợ điều trị một số bệnh khác gồm: Viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản,…

Top 5 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt tốt nhất

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt theo mẹo dân gian là cách làm an toàn, tiết kiệm. Bạn cũng có thể kết hợp nhiều mẹo với nhau hoặc sử dụng kèm với thuốc để gia tăng hiệu quả điều trị. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng chung lá lốt chữa viêm mũi dị ứng với thuốc Tây.

Tùy vào điều kiện mà bạn có thể lựa chọn áp dụng một trong các cách dưới đây:

1. Xông lá lốt chữa viêm mũi dị ứng

Xông lá lốt là mẹo giảm viêm mũi dị ứng và chữa viêm xoang khá phổ biến. Xông mũi giúp đẩy hơi nước vào bên trong niêm mạc, làm dịu hiện tượng viêm, sưng. Hơi nước mang tinh dầu từ lá lốt còn giúp giảm ngứa, hạn chế hoạt động của vi khuẩn và nấm gây bệnh. Từ đó các triệu chứng khó chịu như ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi,… có thể nhanh chóng thuyên giảm.

Bên cạnh đó, xông tinh dầu thảo dược này còn đem lại cảm giác thư giãn, dễ chịu. Trong thời tiết lạnh, xông mũi với lá lốt giúp bảo vệ cơ quan hô hấp và phòng ngừa các bệnh lý đường hô hấp thường gặp.

Xông mũi bằng nước lá lốt cho hiệu quả chữa viêm mũi dị ứng cao
Xông mũi bằng nước lá lốt cho hiệu quả chữa viêm mũi dị ứng cao

Xông mũi với lá lốt bao gồm các công đoạn sau:

  • Rửa sạch 1 nắm lá lốt tươi, để ráo nước và vò xát.
  • Đun sôi lá lốt với 1 lít nước.
  • Đun lửa nhỏ thêm 5 phút.
  • Khuấy tan 1 thìa muối hạt và đổ ra thau.
  • Xông mũi với nước lá lốt  từ 10 – 15 phút.

Sau khi xông, nên xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Tránh thao tác mạnh vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi. Nên cẩn trọng trong quá trình xông mũi, người bệnh không để mũi và vùng mặt quá gần với nước xông lá lốt, tránh bị bỏng.

2. Chữa viêm mũi bằng nước sắc lá lốt

Cách chữa này không tác động trực tiếp đến vùng mũi nên việc làm suy giảm các triệu chứng khó chịu do viêm mũi sẽ lâu hơn so với xông hơi. Áp dụng bài thuốc từ lá lốt này còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm căng thẳng, mệt mỏi,…

Nước sắc lá lốt chữa viêm mũi dị ứng và cải thiện hệ tiêu hóa
Nước sắc lá lốt chữa viêm mũi dị ứng và cải thiện hệ tiêu hóa

Theo dân gian lưu truyền, nước sắc lá lốt nên dùng cho người bị viêm mũi dị ứng vào thời tiết chuyển lạnh, gặp mưa, gió lạnh. Bởi ngoài hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, nước sắc lá lốt còn giúp làm ấm cơ thể, ngừa ho, tán phong.

Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Vò xát khoảng 10 – 20g lá lốt tươi đã được rửa sạch.
  • Sau đó đun sôi 400ml nước và cho lá lốt vào.
  • Đun sôi nước lá lốt trong khoảng 5 phút.
  • Đổ ra cốc, đợi nguội và dùng khi còn ấm.

Nước sắc lá lốt nên được sử dụng trong ngày. Thời gian chữa bệnh của phương pháp này tùy thuộc vào tình trạng viêm mũi dị ứng.

3. Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt – Phương pháp nhỏ mũi

Nhỏ mũi bằng nước cốt lá lốt có tác dụng chống viêm, giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa bội nhiễm. Tuy nhiên khi thực hiện mẹo chữa này, cần chú ý rửa sạch lá lốt. Đồng thời vô trùng tay, dụng cụ để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng thêm.

  • Chuẩn bị sẵn 4 – 5 lá lốt tươi, rửa sạch và để ráo nước.
  • Xay nhuyễn lá lốt hoặc giã rồi chắt lấy nước cốt.
  • Hòa loãng với 50ml nước muối sinh lý.
  • Dùng tăm bông hoặc khăn sạch thấm nước nhỏ mũi và lau nhẹ nhàng vào khoang mũi.

Bạn nên nhỏ mũi khoảng 2-3 lần một ngày và thực hiện biện pháp này cách 2-3 ngày một lần. Kiên trì thực hiện sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

4. Món ăn từ lá lốt chữa viêm mũi dị ứng

Với các đặc tính hành khí, kích thích tiêu hóa, lá lốt thường xuất hiện nhiều trong các bữa cơm gia đình. Hơn nữa, các chất dinh dưỡng có trong nguyên liệu này giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, giảm mệt mỏi và tăng cường sức khỏe.

Các món ăn từ lá lốt đem đến vị thơm ngon, lạ miệng
Các món ăn từ lá lốt đem đến vị thơm ngon, lạ miệng

Các món ăn kết hợp với lá lốt đa phần đều dễ thực hiện và thơm ngon, bổ dưỡng. Có thể kể đến:

  • Bò nướng lá lốt áp chảo.
  • Canh lá lốt thịt viên.
  • Cháo lá lốt trứng gà.
  • Thịt cuốn lá lốt.
  • Măng xào lá lốt.
  • Chả lươn nướng lá lốt.

Các món ăn từ lá lốt đặc biệt tốt cho người bị tiêu chảy, ăn uống kém, đầy hơi, chướng bụng và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Lưu ý khi chữa viêm mũi bằng lá lốt

Các mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt đều là những phương phương pháp an toàn và dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất, người bệnh cần thực hiện tốt những lưu ý sau:

Trong thời gian chữa viêm mũi dị ứng không nên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh
Trong thời gian chữa viêm mũi dị ứng không nên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh
  • Cách này chỉ thích hợp với các trường hợp bệnh nhẹ, khi các triệu chứng mới bắt đầu.
  • Các trường hợp bệnh nặng không nên lệ thuộc vào mẹo dân gian chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt.
  • Đảm bảo vệ sinh dược liệu, dụng cụ, tay tiếp xúc để tránh vi khuẩn, nấm phát sinh.
  • Phương pháp dân gian nói chung an toàn, lành tính, có thể sử dụng lâu dài nhưng người bệnh cần có sự kiên trì. 
  • Nếu thấy có bất kì biểu hiện bất thường nào hoặc bệnh trở nặng thì cần dừng lại ngay và hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Trong thời gian chữa bệnh cần hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, tránh bệnh thêm nặng.
  • Các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ, điều trị các chứng bệnh nhẹ. Lá lốt không thay thế thuốc kê theo đơn của bác sĩ được.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt tại nhà là cách làm đơn giản để loại bỏ căn bệnh khó chịu này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và sức khỏe lâu dài, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Bài viết liên quan
chua-viem-xoang-man-tinh-bang-thuoc-nam
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
thuoc-xit-viem-mui-di-ung
viem-xoang-tran-cap