Chữa thận hư như thế nào? Người bệnh cần lưu ý những gì?

Thận hư nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì vậy, việc tìm hiểu các phương pháp chữa thận hư cũng như biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của người bệnh tránh khỏi tác hại nguy hiểm do thận hư gây ra.

Chữa thận hư theo phương pháp Tây y

Một trong những phương pháp chữa thận hư phổ biến nhất là điều trị theo Tây y. Đây là phương pháp dễ sử dụng, tiện lợi và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ để phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng và tình trạng mà người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc Tây y phổ biến điều trị chứng thận hư:

Điều trị đặc hiệu bằng Corticoid

Đối với người mắc hội chứng thận hư nguyên phát, bác sĩ thường sẽ chỉ định thuốc Corticoid để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Bác sĩ thường sẽ chỉ định thuốc Corticoid để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh
Bác sĩ thường sẽ chỉ định thuốc Corticoid để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh
  • Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với loại thuốc này, biểu hiện thông qua hiện tượng sau 24h nước tiểu không thấy Protein niệu thì người bệnh sẽ tiếp tục được chỉ định sử dụng thuốc, sau đó giảm dần liều dùng.
  • Nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc thì bệnh nhân sẽ được thực hiện sinh thiết thận và chỉ định phác đồ điều trị mới.

Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng thuốc là phù mặt, giữ nước và ửng đỏ cũng như loét dạ dày, loãng cương, rối loạn điện giải. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc liên tục trong thời gian dài, nữ giới có thể bị nam hóa và gặp phải hiện tượng thay đổi tính tình, làn da thô ráp.

Khi sử dụng thuốc, người bệnh nên nhớ không sử dụng thuốc vào lúc đói, nên sử dụng vào lúc ăn hoặc sau bữa ăn. Đồng thời, người bệnh nên duy trì chế độ ăn nhạt và tăng cường bổ sung các thực phẩm lợi tiểu để giảm bớt phù nề.

Thuốc ức chế miễn dịch chữa thận hư

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định các loại thuốc ức chế miễn dịch nếu người bệnh không đáp ứng tốt với Corticoid. Những loại thuốc ức chế miễn dịch thường gặp bao gồm Cyclosporine, Cyclophosphamide, Rituximab,… Trong đó, tác dụng phụ của từng loại thuốc là:

  • Cyclophosphamide: Ung thư hóa, thiếu máu, rụng tóc, thậm chí là vô sinh và đột biến.
  • Cyclosporine: Rụng tóc, mọc nhiều lông, phì đại lợi.
  • Rituximab: Sốt, đau nhức cơ thể, ớn lạnh, cảm thấy nóng rát khi đi tiểu, bong tróc…

Trong thời gian sử dụng thuốc, khả năng lành bệnh và chống nhiễm trùng của bệnh nhân rất kém. Vì vậy, người bệnh cần tránh làm tổn thương da cũng như bổ sung nhiều thực phẩm lợi tiểu để đào thải thuốc lợi tiểu ra ngoài nhanh chóng.

Chữa thận hư bằng thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu được chỉ định nhằm kiểm soát độ sưng phù của cơ thể thông qua việc tăng chất dịch trong thận. 2 loại thuốc lợi tiểu thường được chỉ định điều trị thận hư bao gồm Furosemid và Spironolactone.

Thuốc lợi tiểu được chỉ định nhằm kiểm soát độ sưng phù của cơ thể thông qua việc tăng chất dịch trong thận
Thuốc lợi tiểu được chỉ định nhằm kiểm soát độ sưng phù của cơ thể thông qua việc tăng chất dịch trong thận

Người bệnh lưu ý không dùng thuốc quá gần giữa 2 liều với nhau vì điều này sẽ gây rối loạn cân bằng điện giải và mất nước. Tốt nhất bệnh nhân nên uống 2 liều cách nhau ít nhất từ 6 – 8 tiếng. Đồng thời, người bệnh cần ăn nhạt và tránh uống nước vào buổi tối khi sử dụng thuốc lợi tiểu.

Nếu gặp phải một số dấu hiệu như chuột rút, dị ứng, khô môi, người bệnh cần giảm liều nhanh chóng bởi những triệu chứng này cảnh báo cơ thể đang bị mất quá nhiều nước.

Thuốc ức chế men chuyển

Các loại thuốc ức chế men chuyển có tác dụng hạ huyết áp, làm giảm lượng protein trong nước tiểu. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy việc sử dụng thuốc ức chế men chuyển giúp giảm từ 30 – 80 lượng protein trong nước tiểu, giúp ngăn ngừa nguy cơ bị thận hư. Một số loại thuốc ức chế men chuyển có thể kể đến như Lisinopril, Valsartan, Captopril, Losartan.

Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, rối loạn nhịp tim, mệt mỏi,… Ngoài ra, nếu người bệnh cảm thấy bị sốt, bóp thắt ngực, ngứa và khó thở thì ngừng dùng thuốc ngay lập tức và báo cho bác sĩ để có phương pháp khắc phục kịp thời. Thêm vào đó, bệnh nhân không nên vận động quá nhiều khi sử dụng thuốc vì điều này sẽ gây áp lực lên thận.

Bài thuốc Đông y trị thận hư

Áp dụng các bài thuốc Đông y điều trị bệnh được khá nhiều người bệnh tin tưởng bởi tính an toàn và điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì áp dụng bởi các bài thuốc Đông y được bào chế hoàn toàn từ thiên nhiên nên mang lại hiệu quả chậm hơn.

Đông y điều trị thận hư thông qua việc bồi bổ chính khí, giải độc, thông phủ tiết chọc và bồi bổ cơ thể
Đông y điều trị thận hư thông qua việc bồi bổ chính khí, giải độc, thông phủ tiết chọc và bồi bổ cơ thể

Đông y điều trị thận hư thông qua việc bồi bổ chính khí, giải độc, thông phủ tiết chọc và bồi bổ cơ thể. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y trị hội chứng thận hư sau đây:

Bài thuốc 1: Bài thuốc hỗ trợ điều trị thận hư thời không phù thũng

  • Nguyên liệu: Địa cốt bì, Hoàng cầm mỗi thứ 20g, Sài hồ, Liên tử, Phục linh, Mã đề, Mạch đông mỗi thứ 15g, Cam thảo 5g, Hoàng kỳ, Đẳng sâm mỗi thứ 50g.
  • Cách thực hiện: Làm sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi cho vào ấm sắc thành thuốc, sau đó chắt lấy nước dùng và chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc 2:  Bài thuốc trị chứng thận hư thời tiểu nhiều protein và không phù thũng

  • Nguyên liệu: Địa hoàng, Đẳng sâm mỗi loại 18g, Khẩu kỳ, Khiếm thực, Thích lê tử mỗi loại 24g, Bạch truật, Trạch tả, Phục linh, Hạt mã đề mỗi loại 12g, Sơn dược, Thỏ ty tử mỗi loại 15g, Địa long, Trần bì mỗi loại 10g.
  • Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên ngâm với nước nóng trong khoảng 1 tiếng, sau đó cho vào ấm sắc trên lửa nhỏ trong vòng 30 phút. Người bệnh sắc 3 lần liên tục đến khi còn khoảng 400ml nước thì chia thành 2 phần uống hết trong ngày vào sáng và tối.

Bài thuốc 3: Bài thuốc điều trị thận hư kèm đau lưng mỏi gối

  • Nguyên liệu: Tô tử 6g, Thục địa, Thiền y 3g, Củ mài 18g, Thử cô 9g, Hoàng kỳ 15g, Sơn thù đan bì, Thủy tả, Đào nhân 5 hạt,  Tiểu hồ ma 10g, Ngọc mễ tu 12g.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng với nước trên lửa nhỏ trong vòng 10 phút. Sau đó, tắt bếp, chắt lấy nước cốt rồi uống mỗi ngày 1 thang. Người bệnh nên sử dụng khi bụng đói để đạt được kết quả tốt nhất.

Áp dụng mẹo dân gian chữa thận hư

Đối với tình trạng thận hư ở giai đoạn mới khởi phát, thay vì áp dụng phương pháp điều trị Đông, Tây y, người bệnh có thể sử dụng các mẹo dân gian đơn giản điều trị bệnh tại nhà. Ưu điểm của những phương pháp này là hạn chế các tác dụng phụ, an toàn, lành tính và hiệu quả mang lại khá cao. Một số mẹo đơn giản chữa chứng thận hư người bệnh có thể tham khảo sau đây:

Râu ngô

Trong Đông y, râu ngô có tính bình, tiêu thũng, lợi tiểu và bình can rất tốt. Uống nước râu ngô thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm bớt gánh nặng cho thận, hỗ trợ điều trị thận hư, thận yếu nhanh chóng.

Uống nước râu ngô thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm bớt gánh nặng cho thận, hỗ trợ điều trị thận hư, thận yếu nhanh chóng
Uống nước râu ngô thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm bớt gánh nặng cho thận, hỗ trợ điều trị thận hư, thận yếu nhanh chóng
  • Nguyên liệu: Râu ngô, Rau má, Ý dĩ, Sài đất, Mã đề.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch rồi cho vào ấm sắc với 600ml nước đến khi cạn còn 1 nửa lượng nước ban đầu thì tắt bếp. Chắt lấy nước cốt và chia thành 3 lần uống vào các bữa sáng, trưa, tối trong ngày.

Rau ngổ

Rau ngổ có tính mát, có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu và được sử dụng để điều trị các bệnh lý về thận hiệu quả. Vị thuốc nam này còn có tác dụng hỗ trợ lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất giúp tăng cường chức năng hoạt động của thận.

  • Nguyên liệu: Rau ngổ 20 – 30g, nước sôi 150ml.
  • Cách thực hiện: Rau ngổ đem rửa sạch với nước muối, sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn, thêm 150ml nước vào đun sôi. Khuấy đều hỗn hợp để hoạt chất trong rau ngổ được tiết hết, sau đó lọc bã, chắt nước và uống thay trà trong ngày.

Lưu ý phụ nữ đang có thai không nên sử dụng rau ngổ để chữa thận hư vì điều này có thể khiến mẹ bầu sinh non.

Lá diếp cá chữa thận hư

Y học hiện đại cho biết diếp cá chứa nhiều hoạt chất giúp chống viêm, kháng khuẩn, duy trì và tăng cường chức năng hoạt động của thận.

  • Nguyên liệu: Rau diếp cá phơi khô 100g, 2 lít nước.
  • Cách thực hiện: Rau diếp cá đem sơ chế, rửa sạch rồi phơi khô để sử dụng dần. Sau đó, đun sôi rau diếp cá với nước trong vòng 10 phút rồi tắt bếp, chắt lấy nước cốt và sử dụng nhiều lần trong ngày để điều trị thận hư.

Lưu ý khi điều trị bệnh thận hư đem lại hiệu quả cao

Trong quá trình chữa thận hư, để mang lại hiệu quả nhanh chóng, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp phù hợp, người bệnh cũng cần chú ý về chế độ sinh hoạt và ăn uống. Theo đó, bạn cần lưu ý những điều sau khi điều trị hội chứng thận hư:

  • Người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và thời gian sử dụng. Không tự ý thay đổi thuốc hoặc kéo dài thời gian sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Nạp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày để hỗ trợ hoạt động của chức năng thận.
  • Về chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin, hạn chế sử dụng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, muối và tinh bột.
  • Về thói quen sinh hoạt, hạn chế làm việc căng thẳng, nhịn tiểu cũng như sinh hoạt tình dục quá độ gây áp lực cho thận.
  • Rèn luyện sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể thông qua việc luyện tập bài thể dục thể thao thường xuyên.
  • Trong trường hợp áp dụng các phương pháp chữa thận hư trong một thời gian nhất định vẫn không mang lại hiệu quả, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn chuyển sang phương pháp điều trị khác.

Trên đây là những phương pháp chữa thận hư phổ biến và mang lại hiệu quả khá cao cho người bệnh. Để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh và được bác sĩ tư vấn và chỉ định phương pháp phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *