Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Bị viêm tai giữa rồi có tiêm phòng được không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Người được tiêm phòng cần trong tình trạng khỏe mạnh để tránh dẫn đến những biến chứng sau khi tiêm. Vậy bị viêm tai giữa rồi có tiêm phòng được không? Bài viết hôm nay sẽ giúp đưa ra câu trả lời cho vấn đề trên một cách đầy đủ nhất.

Bị viêm tai giữa rồi có tiêm phòng được không? Là điều người bệnh thắc mắc
Bị viêm tai giữa rồi có tiêm phòng được không? Là điều người bệnh thắc mắc

Bị viêm tai giữa rồi có tiêm phòng được không?

Viêm tai giữa là bệnh lý rất thường xuyên xảy ra, đặc biệt đối với trẻ em. Nguyên nhân dẫn tới viêm tai giữa là do sự xâm nhập của vi khuẩn khiến tai bị sưng và đau nhức, kéo theo hàng loạt những biểu hiện khác như sốt, ho, nôn mửa,…

Nếu người bệnh không chú ý điều trị kịp thời rất có thể viêm tai giữa sẽ biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm hơn, thậm chí có thể làm mất khả năng nghe.

Tiêm phòng nói chung và tiêm phòng viêm tai giữa nói riêng là mũi tiêm vô cùng quan trọng, được các chuyên gia y tế khuyến khích. Mọi người nên chú ý tiêm đều đặn khi có kịch để có thể phòng tránh được các loại bệnh tật.

Khi tiêm phòng bác sĩ sẽ sử dụng vắc xin để tiêm, các loại vắc xin đều có tác dụng chung là giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, từ đó có thể chống lại các loại virus cũng như vi khuẩn. Một số loại vắc xin phòng bệnh viêm tai giữa có thể kể đến như:

  • Vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp: Đây có thể coi là loại vắc xin lành tính song cũng mang lại hiệu quả khá cao. Khi tiêm loại vắc xin này, người tiêm chỉ bị một vài biểu hiện nhẹ như sốt, sưng và đôi khi hơi đỏ ở phần tai bị viêm. Loại vắc xin này các bé sơ sinh hay dưới 5 tuổi đều có thể tiêm được 
  • Vắc xin Haemophilusenzae và Moraxella catarrhalis: Bên cạnh vắc xin phế cầu thì đây cũng là loại vắc xin khá phổ biến. Loại vắc xin này thường chỉ được bác sĩ áp dụng đối với những đối tượng bị viêm tai giữa tái phát. Nếu đối tượng là trẻ nhỏ thì không nên tiêm cho bé loại vắc xin này vì nó khá mạnh.

Để giải đáp thắc mắc về việc bị viêm tai giữa rồi có tiêm phòng được không, các chuyên gia đưa ra một vài lời khuyên cho từng nhóm đối tượng như sau:

  • Người chưa bị mắc viêm tai giữa: Nếu đối tượng tiêm phòng chưa từng bị viêm tai giữa thì tiêm phòng là phương án hoàn toàn cần thiết. Khi này, tiêm vắc xin phòng ngừa viêm tai giữa do phế cầu khuẩn gây ra là cần thiết, từ đó có thể ngăn ngừa nguy cơ bị viêm tai giữa. 
  • Người đang mắc chứng viêm tai giữa: Như đã nói ở trên, các loại vắc xin được điều chế gần như tương tự với một loại vi khuẩn hay virus, vì vậy tiêm phòng thời điểm này là không nên. Bởi vì cơ thể người bệnh lúc này đã yếu sẵn, việc đưa thêm vào cơ thể những tác nhân gây bệnh tương tự khác càng khiến bệnh của bé nặng và nguy hiểm hơn. 
  • Đối với người đã bị viêm tai giữa: Viêm tai giữa là một bệnh lý rất hay tái phát. Trong trường hợp người được tiêm phòng đã bị viêm tai giữa rồi, bác sĩ khuyên vẫn nên đi tiêm phòng tiếp nếu có các đợt tiêm vắc xin của bộ y tế. Cách này có thể làm giảm nguy cơ tái phát bệnh viêm tai giữa, giúp chúng ta phần nào có thể cảm thấy yên tâm hơn. 

Với những phân tích từ phía chuyên gia ở trên thì chắc hẳn bạn đọc đã không còn quá nhiều băn khoăn cho câu hỏi trên nữa. Xong bên cạnh đó, giai đoạn này nên tiêm phòng như thế nào cũng là vấn đề mà chúng ta cần tìm hiểu 

Người bị viêm tai giữa rồi tiêm phòng như thế nào?

Nếu đối tượng tiêm phòng là trẻ nhỏ thì ba mẹ nên chú ý theo dõi lịch tiêm phòng để đưa bé đi tiêm tại các trung tâm y tế, nếu nhỡ may cha mẹ có quên hay không thể cho có đi tiêm được mũi tiêm đó thì cần liên hệ ngay lại với trung tâm y tế để được tiêm bù. Dưới đây là lịch tiêm phòng cho trẻ từ 0 đến 15 tuổi:

Đối với trẻ nhỏ thì vấn đề bị viêm tai giữa rồi có tiêm phòng được không thì phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ
Đối với trẻ nhỏ thì vấn đề bị viêm tai giữa rồi có tiêm phòng được không thì phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ
  • 8 tuần đầu: Lịch tiêm các loại vắc xin viêm gan B, BCG phòng bệnh lao, 6 trong 1, Phòng phế cầu khuẩn, Rotavirus, Men – B
  • 12 tuần: Cho trẻ tiêm vắc xin 6 trong 1 mũi thứ 2, Rotavirus mũi 2 
  • 16 tuần: Vắc xin 6 trong 1 mũi 3, phòng ngừa phế cầu khuẩn, Men – B
  • 1 tuổi: Vắc xin MMR, Hib/Men C, ngừa phế cầu khuẩn, Men B
  • 2 – 8 tuổi: Cho bé tiêm vắc xin cúm hàng năm 
  • 12 – 13 tuổi: Vắc xin HPV
  • 14 tuổi; Vắc xin 3 trong 1, MenACWY

Ngoài 2 loại vắc xin được nhắc tới ở phần đầu tiên của bài, nếu có nhu cầu muốn phòng chống bệnh viêm tai giữa chúng ta cũng có thể tham khảo thêm các mũi tiêm sau:

  • Vắc-xin phòng cúm
  • Vắc xin phòng Sởi 
  • Vắc-xin phòng vi khuẩn HiB

Sở dĩ chúng ta nên bổ sung thêm các mũi tiêm trên là bởi vì viêm tai giữa ngoài phế cầu khuẩn gây ra những vi khuẩn khác như HIB, các virus cúm,… cũng có thể là một trong những lý do. Khi có nhu cầu tiêm phòng, người được tiêm nên chú ý lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để có thể đảm bảo vắc xin được tiêm vào cơ thể là an toàn. Nếu tiêm phải vắc xin giả thì hậu quả sẽ rất nguy hiểm. 

Ngoài việc chuẩn bị tốt những điều trên, người được tiêm phòng cũng cần phải chú ý tới một vài lưu ý, tránh dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Những lưu ý khi tiêm phòng viêm tai giữa tránh nguy hiểm

Dưới đây là một vài khuyến cáo từ phía chuyên gia dành các đối tượng tham gia tiêm phòng viêm tai giữa:

  • Việc tiêm vắc xin cho bé phải được diễn ra theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý tiêm hay cho tiêm tại các cơ sở thiếu uy tín.
  • Cần báo ngay lại cho bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu lạ nào sau khi tiêm
Sau khi tiêm phòng, bệnh nhân cần được chú ý theo dõi để xác định những phản ứng phụ nếu có
Sau khi tiêm phòng, bệnh nhân cần được chú ý theo dõi để xác định những phản ứng phụ nếu có
  • Nếu người được tiêm có bất cứ bệnh lý nào về thần kinh thì cần cẩn thận trong việc lựa chọn vắc xin cho con, tốt nhất là nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. 
  • Các tác dụng phụ như sốt, sưng, đỏ ở vết tiêm là tác dụng phụ thường thấy khi tiêm vắc xin cho trẻ nên sau khi tiêm nếu gặp phải những dấu hiệu này cũng không cần phải quá lo lắng. Nhưng nếu như tình trạng viêm kéo dài nhiều ngày và càng nặng hơn thì nên tới ngay cơ sở y tế gần nhất để khám.
  • Không nên tiếp tục tiêm khi bị dị ứng với vắc xin đã từng được tiêm trước đó. 
  • Với những người hệ miễn dịch đang bị suy nhược bởi việc sử dụng thuốc hoặc do mắc phải các bệnh lý khác cha mẹ cũng không nên cho đi tiêm tại thời điểm này. Việc tiêm vắc xin có chứa virus sống sẽ làm cho hệ miễn dịch của người bệnh càng yếu hơn, gây nguy hiểm.

Với những thông tin mà bài viết hôm nay mang lại mong rằng quý độc giả đã có thể giải đáp bị viêm tai giữa rồi có tiêm phòng được không. Bên cạnh đó mọi người cũng có thêm kiến thức giúp phòng tránh, tìm được hướng giải quyết đúng đắn nhất.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Bài viết liên quan
chua-viem-xoang-man-tinh-bang-thuoc-nam
bai-thuoc-dan-gian-chua-viem-xoang-man-tinh
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
thuoc-xit-viem-mui-di-ung
viem-xoang-tran-cap