Bệnh sốt mò do loại vi khuẩn có tên Orientalis tsutsugamushi gây nên. Trong những năm trở lại đây, bệnh lý này đang có xu hướng lan rộng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng. Khi không được phát hiện sớm và kịp thời có biện pháp điều trị, sốt mò có thể gây nhiễm độc gan, tổn thương đa tạng, thậm chí là tử vong.

Định nghĩa bệnh sốt mò

Sốt mò là bệnh truyền nhiễm qua vết đốt của ấu trùng mò. Căn bệnh này thường khởi phát cấp tính với những triệu chứng đa dạng như sốt, loét ngoài da, sưng hạch, phát ban, thậm chí gây tử vong nếu diễn biến nặng. Ngược lại, bệnh sẽ có tiến triển tốt và sẽ nhanh chóng hồi phục khi được điều trị phù hợp.

Bản chất của bệnh sốt mò là các ổ dịch tự nhiên, gây truyền nhiễm khi con người bị ấu trùng mò đốt. Bệnh chủ yếu lưu hành tại các quốc gia châu Á và Tây Thái Bình Dương. Riêng tại Việt Nam, sốt mò đã xuất hiện ở cuối thế kỷ XIX nhưng không được quan tâm, phải đến những năm 1960 khi một đợt dịch bùng phát tại Sơn La với số lượng hàng trăm bệnh nhân thì người ta mới chú ý tới căn bệnh này.

benh-sot-mo
Sốt mò là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Trong những năm trở lại đây, đã có nhiều báo cáo y tế đưa ra con số thống kê về căn bệnh sốt mò:

  • Sốt mò đã xuất hiện ở khắp 24 tỉnh thành phía Bắc nước ta.
  • Chiếm 38,51% bệnh nhân số ca bệnh sốt nhập viện nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Có 31,8% bệnh nhân bị sốt mò nhưng không rõ vết loét đặc trưng.

Nguyên nhân gây bệnh

Orientia tsutsugamushi là nguyên nhân gây ra bệnh sốt mò. Loại vi khuẩn này có kích thước chiều dài khoảng 1,2 - 3mm, rộng 0,5-0,8mm và mang hình cầu hoặc hình trực khuẩn. Dưới kính hiển vi điện tử có màng lọc, chúng thường xếp thành đám màu tím đỏ.

Đặc điểm của vi khuẩn Orientia tsutsugamushi:

  • Hệ men không hoàn chỉnh, bắt buộc phải ký sinh trong tổ chức sống. Chúng có cấu trúc kháng nguyên đa dạng gồm kháng nguyên đặc hiệu và không đặc hiệu. Trong đó loại kháng nguyên không đặc hiệu giống kháng nguyên OXK của Proteus mirabilis.
  • Độc lực giữa các chủng Orientia tsutsugamushi là khác nhau. Trong đó chủng vi khuẩn tồn tại ở Nhật Bản, Trung Quốc có độc lực mạnh hơn khu vực Malaysia, Việt Nam.
  • Vi khuẩn Orientia tsutsugamushi có sức đề kháng yếu, bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao hoặc thuốc sát trùng thông thường. Tuy nhiên, chúng có thể sống ở dạng đông khô khi bảo quản lạnh với nhiệt độ -700 độ C.

benh-sot-mo
Orientia tsutsugamushi gây truyền nhiễm bệnh sốt mò

Đặc điểm dịch tễ học

Bệnh sốt mò chủ yếu phát triển ở khu vực châu Á và gây nên những ổ dịch mang tính chất rải rác. Nhất là những khu vực bìa rừng, vùng giáp biên giới, khu vực có nhiều cây rậm, nương rẫy, ven sông suối…

Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là người đang trong độ tuổi lao động, người làm nghề lâm nghiệp, nông nghiệp. Cũng chính vì vậy mà có hơn 80% số ca sốt mò xuất hiện ở vùng rừng núi, nông thôn, rất hiếm gặp ở thành thị.

Sốt mò thường phát triển mạnh mẽ vào mùa hè và những tháng mưa khi độ ẩm không khí cao tại vùng ôn đới và nhiệt đới. Tại Việt Nam, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường có xu hướng bùng phát mạnh vào mùa mưa từ tháng 4-5 đến tháng 9-10, trong đó thời kỳ đỉnh dịch là tháng 6-7.

Về bản chất, sốt mò thường tản phát nhưng cũng rất dễ bùng phát nếu như cùng có nhiều người chưa miễn dịch đi vào giữa ổ dịch. Ví dụ: Bộ đội hành quân, dã ngoại hoặc tập luyện, người dân đi khai hoang.

Nguồn truyền nhiễm

Bệnh sốt mò với nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là vi khuẩn R.orientalis có nguồn lây nhiễm chủ yếu trong thiên nhiên là mò và gặm nhấm - thú nhỏ. Cụ thể như sau:

  • Ổ chứa nguồn truyền nhiễm mò (Trombicula deliensis, Trombicula akamushi, T.pallida...): Mò có khả năng lây truyền nguồn bệnh sang các loài gặm nhấm, thú nhỏ hoặc truyền mầm bệnh qua trứng ở đời sau, truyền nhiễm ngẫu nhiên mầm bệnh sang người.
  • Ổ chứa nguồn truyền nhiễm gặm nhấm - thú nhỏ (chồn, sóc, chuột, chim, thỏ…): Khả năng lây nhiễm mầm bệnh từ loài gặm nhấm - thú nhỏ vào ấu trùng tương đối thấp, nguồn bệnh sau khi sang mò không được nhân lên, không lây truyền sang người hoặc thú khác do các ấu trùng mò chỉ đốt hút máu một lần trong đời.

benh-sot-mo
Các ổ truyền nhiễm bệnh khá rõ ràng

Phương thức lây truyền bệnh sốt mò

Bệnh sốt mò lây truyền sang người qua ấu trùng trung gian mò, nó vừa là vật chủ lại vừa là vector truyền bệnh. Người bình thường chỉ bị nhiễm bệnh khi bị ấu trùng mò đốt, không có khả năng lây bệnh sang người khác.

Mò và ấu trùng thường sinh sống ở những nơi đất xốp, ẩm thấp, nhất là khe hang, bờ suối, bụi cây dâm mát, những loại cây có hạt thường được thú nhỏ - động vật gặm nhấm lui tới. Một người khỏe mạnh có khả năng bị mò đốt và nhiễm bệnh trong các điều kiện sau:

  • Sinh hoạt, lưu trú tại ổ dịch.
  • Phát nương, rẫy tại khu vực có mò và ấu trùng lưu trú.
  • Bộ đội tham gia huấn luyện, cắm trại, hành quân tại vùng có dịch.
  • Nằm, ngồi nghỉ ngơi trên bãi cỏ, để mũ nón, buộc võng vào gốc cây có mò và ấu trùng.

Tiên lượng và biến chứng bệnh sốt mò

Vi khuẩn sốt mò Rickettsia orientalis ký sinh trong cơ thể người có thể gây viêm tắc mạch máu. Khi đó, áp lực thẩm thấu thành mạch sẽ gia tăng đáng kể, làm thoát huyết tương, tràn dịch, phù tổ chức cùng nhiều biến chứng khác.

Như vậy có thể thấy sốt mò là căn bệnh nhiễm trùng có tiên lượng xấu, khi không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây tổn thương đa tạng. Cụ thể:

  • Viêm cơ tim, trụy mạch tim.
  • Gây đông máu nội mạc rải rác.
  • Viêm phổi nặng, suy hô hấp.
  • Viêm não, viêm màng não.
  • Gan lách to, men gan tăng, viêm gan.
  • Viêm thận.
  • Sốc nhiễm khuẩn.
  • Xuất huyết ruột (khiến phân lẫn máu), nôn, ho ra máu.

Các hình thức chẩn đoán

Để có kết luận chính xác về bệnh sốt mò, cần tiến hành nhóm các chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt và chẩn đoán nguyên nhân. Cụ thể:

Chẩn đoán xác định

Nhóm chẩn đoán này được xác định thông qua các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng:

Triệu chứng lâm sàng:

  • Thời gian ủ bệnh: Từ 6 – 21 ngày, trung bình là 9 – 12 ngày.
  • Sốt: Bệnh nhân sốt đột ngột, nhiệt độ cao liên tục, có thể kèm theo triệu chứng rét run, đau đầu, đau mỏi người.
  • Da và niêm mạc: Bị xung huyết, phù nhẹ ở vùng mặt và mu bàn chân, kết mạc mắt xung huyết. Ngoài da bệnh nhân xuất hiện các vết loét hình bầu dục rộng khoảng 0,5 -2cm - triệu chứng đặc hiệu của sốt mò, chúng không gây đau đớn, thường khu trú ở vùng da mềm như cổ, bẹn, nách, bụng…
  • Sưng hạch: Hạch sưng tại vị trí vết loét, hạch toàn thân, kích thước hạch khoảng 1,5-2cm, không đau, có khả năng di động.
  • Gan to, lách to: Chỉ gặp ở một số ít bệnh nhân, một vài trường hợp xuất hiện tình trạng vàng da.
  • Tổn thương phổi: Bệnh nhân có triệu chứng ho, phổi có ran, một vài bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi. Riêng các bệnh nhân bị sốt mò nặng còn khó thở, suy hô hấp cấp.
  • Tổn thương tim: Hạ huyết áp, viêm cơ tim.
  • Một số triệu chứng cận lâm sàng khác: Viêm não, viêm màng não.

benh-sot-mo
Các vết loét của bệnh rộng khoảng 0,5-2cm

Cận lâm sàng

Bên cạnh việc theo dõi các triệu chứng cận lâm sàng, để chẩn đoán chính xác bệnh sốt mò cần thực hiện thêm các xét nghiệm lâm sàng như sau:

  • Xét nghiệm công thức máu: Bạch cầu ở chỉ số bình thường hoặc có thể tăng nhẹ, tỷ lệ bạch cầu lympho và mono tăng, tiểu cầu có thể hạ.
  • Chụp X-Quang phổi: Phát hiện tổn thương phổi tương tự như viêm phế quản, ở một số bệnh nhân còn phát hiện tổn thương viêm phổi.
  • Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan: Kết quả cho thấy tăng AST, ALT, tăng bilirubin, giảm albumin.
  • Kiểm tra chức năng thận: Nước tiểu có một lượng protein và hồng cầu. Một số ít bệnh nhân sẽ bị suy thận (tăng ure huyết thanh và creatinin). Tuy nhiên, chức năng thận có thể được cải thiện khi bệnh sốt mò được điều trị đúng phương pháp.
  • Siêu âm: Phát hiện gan lách to, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng.

Chẩn đoán phân biệt

Là các chẩn đoán nhằm phân biệt sốt mò với những bệnh lý có triệu chứng tương tự như:

Bệnh thương hàn:

  • Triệu chứng: Sốt, gan lách to, gây nhiều tổn thương tới các hệ cơ quan, phủ tạng.
  • Điểm khác biệt: Thương hàn thường khởi phát bán cấp kèm theo những triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, hồng ban trong bệnh thương hàn thường có số lượng ít, chủ yếu xuất hiện ở ngực và bụng. Trong đó, triệu chứng chướng bụng, ùng ục hố chậu rất đặc hiệu ở các bệnh nhân thương hàn.
  • Xét nghiệm: Xét nghiệm máu ở bệnh nhân thương hàn cho thấy bạch cầu hạ, kết quả nuôi cấy máu, phân cùng một số mẫu bệnh phẩm phát hiện vi khuẩn gây bệnh thương hàn S.typhi.

Bệnh do Leptospira:

  • Triệu chứng: Sốt, đau cơ, phát ban, vàng da, suy thận, tổn thương phổi, suy thận.
  • Điểm khác biệt: Bệnh do leptospira gây đau cơ, suy thận.
  • Xét nghiệm máu: Kết quả cho thấy bệnh nhân bị hạ tiểu cầu hoặc tăng men gan.

Các bệnh nhiễm arbovirus:

  • Triệu chứng: Bệnh nhân bị nhiễm arbovirus có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, sốt, nhức mỏi người, phát ban khắp người (một số ít trường hợp).
  • Điểm khác biệt: Các bệnh nhiễm arbovirus thường không gây lá lách to, ít khi làm phát sinh các biểu hiện ở nhiều cơ quan và phủ tạng. Bệnh nhiễm arbovirus thường tự khỏi trong vòng 5-7 ngày.

Các bệnh nhiễm rickettsia khác:

  • Triệu chứng: Tương tự như bệnh sốt mò, bao gồm đau đầu, sốt, phát ban, nhức mỏi người, tổn thương ở một số cơ quan và phủ tạng.
  • Điểm khác biệt: Bệnh do rickettsia ít gây ra các vết loét đặc hiệu ngoài da hơn sốt mò. Bệnh thường tiến triển lành tính và có đáp ứng với các loại thuốc điều trị như chloramphenicol, doxycyclin.

Nhiễm trùng huyết:

  • Triệu chứng: Sốt, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng nhưng thường ít đi kèm với xung huyết, phát ban trên da, tràn dịch các màng.
  • Điểm khác biệt: Kết quả cấy máu xác định được vi khuẩn gây nên nhiễm trùng huyết.

benh-sot-mo
Cần thực hiện các chẩn đoán phân biệt sốt mò với các bệnh lý tương tự

Chẩn đoán nguyên nhân

Bên cạnh các chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt, để đưa ra kết luận cuối cùng về tình trạng sốt mò cần thực hiện thêm một vài xét nghiệm huyết thanh học. Chúng bao gồm:

  • Xét nghiệm ELISA: Là kỹ thuật sinh hóa giúp phát hiện kháng thể hoặc kháng nguyên trong mẫu cần phân tích.
  • Xét nghiệm IFA - Kháng thể miễn dịch huỳnh quang gián tiếp: Nhằm phát hiện kháng thể gây bệnh sốt mò.
  • Xét nghiệm IIP – Kháng thể miễn dịch gián tiếp peroxidase: Tìm kháng thể hoặc kháng nguyên gây bệnh.

Biện pháp dự phòng

Sốt mò là bệnh nhiễm trùng cấp tính, được gây ra bởi ấu trùng mò mang vi khuẩn Rickettsia orientalis. Cũng chính vì vậy mà biện pháp phòng bệnh duy nhất là ngăn không cho ấu trùng mò cắn đốt bằng cách:

  • Tiêu diệt ổ dịch, phát quang bụi rậm - nơi khu trú của mò và ấu trùng mò.
  • Khi làm việc, sinh hoạt ở khu vực có nhiều lùm cây cần mặc quần áo kín. Tốt nhất nên mặc các trang phục bảo hộ đã ngâm tẩm chất chống côn trùng hoặc bôi chất xua đuổi côn trùng.
  • Luôn thoa thuốc đuổi côn trùng lên da để tránh bị ấu trùng mò cắn đốt.
  • Nếu phát hiện vết đốt nghi ngờ do mò kèm theo các triệu chứng như sốt cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp.
  • Tuyệt đối không chủ quan điều trị bệnh tại nhà vì có thể gây biến chứng nặng dẫn tới suy đa tạng, thậm chí đe dọa nguy cơ tử vong.
  • Tiêu diệt chuột nơi sinh hoạt, sử dụng các biện pháp diệt cỏ, đốt cỏ.

Phác đồ điều trị bệnh sốt mò

Bệnh sốt mò không chỉ gây ra các triệu chứng thông thường như sốt, đau nhức, nổi hạch mà còn có thể tiến triển nặng, làm phát sinh nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Do vậy, bệnh nhân cần được điều trị ngay khi phát hiện những biểu hiện ban đầu.

Tùy thuộc vào triệu chứng đang gặp phải, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà phương pháp điều trị cụ thể sẽ được chỉ định.

Điều trị bằng kháng sinh

Bệnh nhân sốt mò được điều trị bằng một số loại kháng sinh phát huy tác dụng với rickettsia như sau:

  • Doxycyclin: Dùng liều 0,1g x 2 viên, chia thành 2 lần/ngày trong 5 ngày. Tốt nhất nên uống sau bữa ăn để chống nôn, trường hợp bệnh nhân bị nôn thì cần uống bù nước trong vòng 2 giờ dùng thuốc.
  • Azithromycin 500mg: Ngày uống 1 viên, duy trì trong 1-3 ngày. Tuyệt đối không sử dụng thuốc cho những phụ nữ mang thai, trẻ dưới 8 tuổi.
  • Tetracyclin: Dùng liều 25 – 50mg/kg/ngày, chia làm 4 lần trong 5 ngày.
  • Chloramphenicol: Trung bình 50mg/kg, mỗi ngày dùng 2 lần và duy trì trong 5 ngày.

benh-sot-mo
Azithromycin 500mg được sử dụng trong điều trị bệnh sốt mò

Điều trị hỗ trợ

Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, các biện pháp hỗ trợ dưới đây cũng được chỉ định cho bệnh nhân sốt mò:

  • Sử dụng paracetamol hoặc thuốc tương tự để hạ sốt kết hợp biện pháp chườm mát trong trường hợp bệnh nhân sốt cao.
  • Bù dịch đường uống bằng oresol hoặc truyền tĩnh mạch với glucose 5%, clorid 0,9%, Ringer lactat khi bệnh nhân sốt cao, ăn uống kém. Đối với các bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp cần hết sức thận trọng trong bù dịch tĩnh mạch, bởi việc truyền quá nhiều dịch có thể khiến bệnh nhân suy hô hấp nặng và dẫn tới tử vong.
  • Điều trị suy hô hấp/tuần hoàn: Hỗ trợ oxy cho bệnh nhân bằng mặt nạ hoặc ống thông mũi, đặt nội khí quản, thở máy. Trong trường hợp đặc biệt cũng có thể đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn, bù dịch kết hợp các loại thuốc vận mạch khi bệnh nhân hạ huyết áp.
  • Điều trị suy thận: Lợi niệu, bù dịch.

Bệnh sốt mò có khả năng lan truyền nhanh chóng nếu như các vật chủ gây bệnh là ấu trùng mò phát tán rộng. Do vậy, cần phải tiến hành các biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng đồng về sốt mò. Đồng thời, các cán bộ y tế cũng cần trau dồi kiến thức bệnh, cập nhật phác đồ điều trị hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Câu hỏi thường gặp
Liệu trình nám tàn nhang Vương Phi là giải pháp được nghiên cứu và bào chế bởi các chuyên gia da liễu hàng đầu tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (trực thuộc Nhất Nam Y Viện). Vương Phi nổi bật với nhiều ưu điểm vượt trội giúp loại bỏ nám da tàn nhang toàn diện. Đặc biệt,...
Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì có điều trị được mụn bọc không? Chữa bao lâu thì khỏi là những vấn đề được khách hàng đặc biệt quan tâm khi tìm hiểu về bài thuốc. Đây là liệu trình xử lý mụn đang được áp dụng độc quyền tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam và thu về được...

Thiếu hụt một số dưỡng chất sẽ khiến da khô sạm, kém sức sống và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu. Vậy da khô thiếu chất gì? Chuyên gia cho biết, da khô là biểu hiện cơ thể đang thiếu một số chất như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, vitamin D, Omega 3, kẽm, Lutein và Zeaxanthin.

Da khô nên ưu tiên tẩy tế bào chết hóa học vì sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ, không gây kích ứng và không hề gây khô da sau khi sử dụng. Hơn nữa, tẩy da chết hóa học còn hỗ trợ giữ ẩm cho da khô, làm se khít lỗ chân lông và làn da được săn chắc, mịn màng.

Rối loạn nội tiết ở nữ giới thường gây nên một số vấn đề như mụn, nám da, tàn nhang, đồi mồi hay các rát thâm tăng sắc tố.... Những người bị rối loạn nội tiết thường có xu hướng tiêu cực hơn, dễ cáu gắt, hay nổi nóng, tâm lý thất thường. Để cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố da, chuyên gia đưa ra những hướng dẫn cụ thể như: Kiểm soát căng thẳng, tập thể dục thể thao, bổ sung đủ nước cho cơ thể,...

Dưới đây là những bí quyết giúp cải thiện da khô hiệu quả:

  • Dưỡng ẩm sau khi tắm rửa để khóa ẩm và làm mềm da.
  • Thoa kem chống nắng đều đặn để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
  • Lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp cho da khô, chứa các thành phần dưỡng ẩm.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ để loại bỏ tế bào da chết, giúp da sáng mịn.
  • Sử dụng máy phun sương để tạo độ ẩm trong không khí.
  • Sử dụng xịt khoáng để cung cấp độ ẩm cho da.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho da.
  • Hạn chế thức khuya và đảm bảo giấc ngủ đủ.
  • Sử dụng các loại mặt nạ dưỡng ẩm tự nhiên từ các nguyên liệu như dầu dừa, mật ong, sữa chua, hoặc yến mạch.
  • Uống sữa tươi hàng ngày để cung cấp độ ẩm cho da.

Sốt xuất huyết là bệnh lý xuất phát do nhiễm virus Dengue lây nhiễm nhiễm do muỗi đốt. Bệnh không chỉ gây sốt cao, đau đầu, phát ban, buồn nôn, chóng mặt mà còn gây ngứa da dữ dội. Tình trạng sốt xuất huyết bị ngứa không gây nguy hiểm cho người bệnh. Thông thường, triệu chứng này sẽ kéo dài từ 2 - 3 ngày và tối đa 1 tuần rồi tự hồi phục.

Vào mùa hè nóng nổi mẩn đỏ kèm ngứa ngáy là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, các triệu chứng khó chịu này có thể cải thiện và phòng ngừa nếu được áp dụng phương pháp phù hợp như: Chườm lạnh cho da, dùng dân gian khi mùa hè nóng nổi mẩn đỏ, dùng thuốc Tây y,...

Hiện nay, tại Hà Nội và Hồ Chí Minh đều có nhiều bệnh viện, phòng khám, spa thăm khám và điều trị da nhiễm corticoid. Vậy nên điều trị da nhiễm corticoid ở đâu? Người bệnh có thể tham khảo một số đơn vị như Bệnh viện Da liễu Trung Ương, khoa Da liễu – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam,...

Da dễ bắt nắng là hiện tượng da dễ bị tổn thương do tác tại từ tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Tình trạng này thường diễn vào mùa hè - thời điểm nền nhiệt cao, nắng nóng liên tục và tia UV hoạt động mạnh. Do đó, để bảo vệ làn da, bạn cần thực hiện một số biện pháp như thoa kem chống nắng, che chắn da khi ra đường, bổ sung dưỡng chất chăm sóc da từ bên trong và trang bị các kiến thức sơ cứu da khi bị bỏng nắng.


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Bệnh Sốt Mò bằng YHCT