Ngày 27/09/2020, CTCP Bệnh viện Đa khoa YHCT Quân dân 102 khai trương với tiền thân là Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam. Trong sự kiện này đã có rất nhiều bệnh nhân cũ của Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam đến tham gia và trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh. 

Cũng trong buổi khai trương phóng viên của Tạp chí Đông y có trực tiếp trò chuyện và phỏng vấn một số người bệnh xương khớp đang điều trị tại Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông Y Việt Nam đến tham dự. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để lắng nghe những chia sẻ của cô Hoàng Thị Hường (55 tuổi, Thất Hùng, Kim Môn, Hải Dương) về quá trình điều trị tại Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam trước đây.

Bệnh viêm đa khớp khiến sức khỏe, sinh hoạt bị ảnh hưởng, đi lại khó khăn

Thoạt đầu khi mới nhìn thấy cô Hường tại bệnh viện, chúng tôi ấn tượng ngay với hình ảnh người phụ nữ bé nhỏ hồ hởi đứng trò chuyện cùng bác sĩ Phùng Hải Đăng, hai tay xách hai túi thuốc. Khi chúng tôi có hỏi, cô chia sẻ: “Đây là đợt thuốc mới của cô. Cô điều trị xương khớp ở bên Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam được 2 tháng rồi. Đợt ấy điều trị cùng bác sĩ Đăng, thấy đỡ nhiều nên hôm nay đến bệnh viện thăm khám lại để dùng thuốc tiếp. Bác sĩ bảo cô vẫn phải dùng thuốc một thời gian nữa bệnh mới dứt điểm được.”

Bệnh nhân Hoàng Thị Hường - bệnh nhân cũ nhiều năm của Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam
Bệnh nhân Hoàng Thị Hường – bệnh nhân cũ nhiều năm của Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam

Trong lúc đứng chờ lấy thuốc, cô Hường có kể cho chúng tôi nghe về quãng thời gian vật lộn với căn bệnh viêm đa khớp. Công việc làm nông khiến cô phải thường xuyên vận động chân tay, dùng sức lực nhiều dẫn đến viêm đa khớp. 

Cô chia sẻ: “Thời gian đầu bị cô không biết đâu. Vì bình thường đi làm về cũng hay bị nhức mỏi chân tay, xoa bóp một lúc là đỡ. Nhưng mà đợt ấy cô cứ tê bì tay chân suốt, người lúc nào cũng mỏi mệt. Có một thời gian cứ đến buổi chiều là cô hâm hấp sốt, không ăn uống được nên sụt mất mấy cân.” 

Viêm đa khớp là hội chứng rối loạn ảnh hưởng đến một hoặc nhiều khớp trong cơ thể. Bệnh gây ra nhiều cơn đau nhức khó chịu, tê bì chân tay, lâu ngày ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng đi lại của người mắc.

Bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó ảnh hưởng bởi tính chất nghề nghiệp là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu. Do đó, bệnh thường gặp ở những người làm công việc chân tay, thường xuyên phải bê vác, dùng lực nhiều.

_Bác sĩ Phùng Hải Đăng – Bác sĩ chuyên khoa Xương khớp, bệnh viện đa khoa YHCT Quân dân 102_

Cô Hường kể, ban đầu chỉ đơn giản là cơn đau mỏi vùng vai gáy, thi thoảng kèm theo cảm giác tê buốt hai cánh tay. Đặc biệt những ngày thời tiết thay đổi, cơn đau tăng nhiều khiến cô không thể làm việc và sinh hoạt như bình thường. 

“Công việc của cô là lao động chân tay, kiếm tiền mưu sinh theo ngày thì làm sao mà nghỉ được. Thế nên là dù có đau cũng phải cố, nhất là đến vụ mùa cấy, gặt có đau cũng phải nhịn để đi làm. Nhưng nhiều khi trái gió trở trời, muốn cố gắng cũng không được. Nó đau đến mức váng cả đầu óc, không mở được mắt ra mà đi làm, cứ nằm bẹp trên giường cả ngày.

Mà đợt đầu, cơn đau nhức cố định ở một vài chỗ thôi. Chứ một thời gian sau nó đau toàn thân, ở chân, tay rồi đầu gối. Nhất là vào buổi sáng, mới ngủ dậy không thể cử động ngay được. Cô thường phải ngồi trên giường xoa nắn chân tay 10-15 phút mới hoạt động được. Thi thoảng cô còn tự nhiên lên cơn sốt cao (trên 40 độ), mệt mỏi lắm, ăn uống không được nữa nên lúc nào người cũng xanh xao, thiếu sức sống.”

Cô Hường cũng cho biết từ ngày bị đau nhức nhiều hơn, công việc của cô cũng bị ảnh hưởng. Cô hay phải nghỉ làm vì đau nhức khắp người nên nguồn thu nhập cũng không được như trước. Nếu có đi làm cũng không thể làm công việc phải bê vác hoặc dùng sức lực nhiều, thành ra ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất công việc.

Hành trình tìm kiếm phương pháp điều trị gian nan không kết quả

Tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài, khó khăn trong hoạt động, cô Hường quyết định đi thăm khám và được bác sĩ chẩn đoán mắc VIÊM ĐA KHỚP. Bác sĩ kê đơn thuốc để sử dụng theo đợt, mỗi đợt kéo dài 10-15 ngày.

“Cô cũng không nhớ tên thuốc nhưng chủ yếu là mấy loại thuốc giảm đau, thuốc giảm viêm vì thấy cô bán thuốc có dặn vậy. Thuốc Tây thì tác dụng nhanh thật đấy. Cô uống 1-2 ngày đã thấy đỡ đau nên mừng lắm, cũng nghĩ là chắc mình hợp thuốc nên nhanh khỏi. Nhưng mà sau khi kết thúc đợt dùng thuốc khoảng 1 tuần lại thấy đau nhức trở lại, thậm chí cô cảm thấy đau nhức còn nhiều hơn trước.”

Cô Hường đã điều trị bằng thuốc Tây y nhưng không có hiệu quả
Cô Hường đã điều trị bằng thuốc Tây y nhưng không có hiệu quả

Cô còn bảo rằng thấy đau nhức quay lại, cô lại tiếp tục đi mua những loại thuốc cũ về uống. Mặc dù biết dùng nhiều thuốc Tây không tốt nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên cô vẫn sử dụng. Hầu như ngày nào cũng uống giảm đau để yên tâm làm việc.

Chính vì việc uống thuốc Tây y kéo dài như vậy khiến cô mắc thêm bệnh dạ dày. Cô bảo: “Dùng thuốc một thời gian cô thấy hay bị đau bụng trên rốn mà còn hay bị ợ hơi, ợ chua. Lại đi khám một lần nữa, bác sĩ bảo cô bị dạ dày vì uống nhiều thuốc Tây quá. Lần này bác sĩ kê thuốc cô sợ cô không dám mua uống nữa. Cô sợ thuốc Tây lắm rồi, thấy nó hại quá mà tốn kém. Mỗi lần mua thuốc là gần nửa tháng lương, làm lụng vất vả rồi lại đổ hết vào tiền thuốc. Đã thế uống xong còn không khỏi bệnh.”

Điều trị bằng Tây y không hiệu quả, cô Hường cũng kể rằng đã thử qua nhiều bài thuốc Đông y khác. Thậm chí, bạn bè người thân gợi ý mẹo điều trị nào là thử cách ấy, nào là đắp gel nha đam, đắp gừng rồi đắp ngải cứu. 

Cô bảo mấy cách này nguyên liệu cũng đơn giản mà lại tiết kiệm nên cô cũng rất chăm sử dụng. Nhưng cũng như những phương pháp điều trị trước đó, chỉ đỡ được vài ngày là lại thấy đau nhức trở lại, không thể khỏi hẳn được. 

Nói về điều trị bằng y học cổ truyền, cô bảo rằng: “Cô cũng xem nhiều thông tin trên mạng và người này, người kia giới thiệu dùng nhiều bài thuốc Đông y rồi nhưng mà cũng không thấy đỡ. Dùng một thời gian rồi lại nghe đến thông tin thuốc Đông y kém chất lượng, hàng giả nên cũng sợ, không dám uống nữa.

Nói chung lúc bấy giờ gần như cô chấp nhận sống chung với bệnh. Hàng ngày cố gắng xoa bóp, giảm lượng công việc lại hoặc nhịn đau mà đi làm vì điều trị kiểu gì cũng không khỏi, lại còn tốn kém.”

Giảm hẳn đau nhức, tê bì chân tay sau 1 tháng dùng thuốc

Ở thời điểm gần như buông bỏ việc điều trị, chấp nhận sống chung với bệnh, cô Hường lại được em gái giới thiệu một địa chỉ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền – Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam, lúc ấy còn ở địa chỉ cũ số 91, Nguyễn Xiển.

“Thật ra, cô cũng không tin vào y học cổ truyền nữa vì thấy rằng đến Tây y còn không chữa được thì còn dùng thuốc gì được nữa. Nhưng mà em cô cứ bảo là đã từng khám và điều trị ở đấy rồi, các bác sĩ điều trị bằng y học cổ truyền nhưng có thăm khám và có căn cứ khoa học đàng hoàng. Không phải theo kiểu bốc thuốc đại trà như nhiều trung tâm Đông y khác. Nói vậy thì cô cũng thấy tin tưởng phần nào, vì thật ra nó là em gái mình, cũng không lừa mình làm gì. Mà cô thấy bệnh của em gái cô cũng đỡ thật. Trước em cô cũng bị đau lưng với đau dạ dày mà điều trị một thời gian thấy không còn kêu đau nữa.”

Nhờ sự thuyết phục của em gái, cô Hường quyết định đến Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam để khám và điều trị. Khi đến trung tâm và đăng ký khám xương khớp, cô được hướng dẫn vào phòng khám của bác sĩ Phùng Hải Đăng (Trưởng khoa Xương khớp – Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam – nay là Bệnh viện YHCT Xương Khớp Quân Dân 102 trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa YHCT Quân Dân 102).

Bác sĩ Phùng Hải Đăng - bác sĩ chuyên khoa xương khớp
Bác sĩ Phùng Hải Đăng – bác sĩ chuyên khoa xương khớp

Điều khiến cô Hường bất ngờ nhất là chỉ thăm khám, bắt mạch và sờ nắn các vị trí khớp, bác sĩ Đăng đã chẩn đoán được tình trạng viêm đa khớp của cô. Bác sĩ nói đúng các triệu chứng mà cô thường gặp phải trong cuộc sống sinh hoạt, từ vị trí đau nhức đến mức độ, thời điểm đau nhức ra sao. Thậm chí, cô còn chưa nói gì mà bác sĩ đã chẩn đoán được cô đang mắc kèm theo bệnh dạ dày và đại tràng. 

“Cô còn chưa kể gì, thậm chí lúc đăng ký khám cô cũng chỉ bảo khám xương khớp thôi mà bác sĩ cũng nhìn ra được. Nói thật đến lúc ấy cô thấy tin tưởng hơn nhiều vì thấy bác sĩ thật sự có chuyên môn giỏi trong nghề. Tâm lý ổn định, mọi nghi vấn được xóa bỏ thì mới yên tâm khám bệnh được.”

Cô Hường cũng chia sẻ rằng, bác sĩ Đăng rất nhiệt tình, tận tâm giải thích từng triệu chứng bệnh cho cô rất cụ thể. Mà chính bác sĩ còn khơi gợi ra những thắc mắc mà cô vẫn luôn băn khoăn về bệnh, đồng thời giải đáp chi tiết cho cô nghe. Theo bác sĩ Đăng, bệnh viêm đa khớp của cô còn gọi là chứng tý (hiểu đơn giản là tình trạng tắc nghẽn).

Căn nguyên cụ thể của tình trạng này là do lượng chính khí trong cơ thể suy yếu, các phủ tạng bị tổn thương, tạo tiền đề cho tác nhân bên ngoài xâm nhập và gây đau khớp. Bác sĩ cũng bảo rằng việc điều trị với Tây y hay mẹo dân gian chỉ tác động chủ yếu vào giảm đau và cải thiện triệu chứng. Không đi sâu vào căn nguyên tận gốc của bệnh nên không thể dứt điểm bệnh được. 

Sau quá trình thăm khám kỹ càng, bác sĩ Đăng kê cho cô liệu trình điều trị xương khớp trong vòng 3 tháng. Bác sĩ có dặn chỉ lấy thuốc theo từng tháng, sử dụng và có thể điều chỉnh tháng tiếp theo nếu cần thiết. Cô Hường có hỏi thêm về liệu trình điều trị này, bác sĩ Đăng giải thích về từng giai đoạn điều trị cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1 – Điều trị triệu chứng: Tập trung vào việc sử dụng các nhóm thuốc khu phong trừ thấp để giảm nhanh tình trạng đau nhức, khó chịu tại xương khớp. Do đó, ở giai đoạn này sẽ cảm nhận được sự cải thiện triệu chứng rõ rệt (sau 2 tuần đến 1 tháng dùng thuốc).
  • Giai đoạn 2 – Điều trị căn nguyên bệnh: Với phương pháp bổ chính khu tà, các vị thuốc được điều chỉnh để đi sâu vào trong cơ thể, tập trung vào điều trị căn nguyên kết hợp cải thiện triệu chứng. 
  • Giai đoạn 3 – Nâng cao sức đề kháng: Các vị thuốc ở giai đoạn này chủ yếu là thuốc bổ với tác dụng nâng cao chức năng tạng phủ. Từ đó có thể ngăn ngừa bệnh tái phát và điều trị dự phòng hiệu quả.
Liệu trình điều trị xương khớp đem lại nhiều hiệu quả
Liệu trình điều trị xương khớp đem lại nhiều hiệu quả

Vì mắc kèm theo bệnh lý dạ dày, nên bác sĩ Đăng bảo sẽ gia giảm thêm một số loại thuốc bổ cho dạ dày và tiêu hóa trong tháng đầu tiên. Nói về việc dùng thuốc, cô chia sẻ rằng: 

“Bác sĩ Đăng dặn cô phải kiên trì dùng thuốc mới cho hiệu quả, còn cho cô số điện thoại bảo nếu vấn đề gì thì gọi trực tiếp cho bác ấy để bác tư vấn. Liệu trình của cô 3 tháng thì mỗi tháng dùng 10 thang thuốc. Đợt ấy, mới dùng thuốc được khoảng 1 tuần thì thấy đau nhức dữ dội hơn, cô lo quá nên gọi ngay cho bác sĩ Đăng. Bác sĩ bảo đấy là tình trạng công thuốc, chịu khó dùng tiếp hết liệu trình đầu sẽ thấy cải thiện đau nhức.

Mà đúng thật, cô dùng thuốc thêm một tuần nữa thấy đỡ đau hơn nhiều. Không còn cảm giác tê bì ở chân tay, lúc cầm nắm đồ vật cũng chắc chắn hơn, không hay làm rơi nữa. Mà uống thuốc này không bị đau dạ dày, thậm chí cô thấy ăn uống ngon miệng hơn, tiêu hóa tốt, còn lên cân nữa cháu ạ. Tuy là chưa khỏi hoàn toàn nhưng thấy dấu hiệu khả quan như vậy thì cũng mừng lắm.”.

Bất ngờ với kết quả cải thiện bệnh rõ rệt

“Đến nay cô dùng thuốc của Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam được 2 tháng rồi. Tháng nào bác sĩ Đăng cũng gọi điện hỏi thăm xem uống thuốc như thế nào, có đỡ không. Vì cô ở mãi tận Hải Dương nên đi lên khám cũng khó khăn. Hàng tháng cô vẫn hay cập nhật thường xuyên triệu chứng bệnh và tình trạng dùng thuốc cho bác sĩ Đăng. Bác ý hỏi kỹ lắm rồi mới gia giảm liều lượng các vị thuốc cho phù hợp với tình trạng bệnh lúc ấy.

Đến liệu trình thứ 2, Trung tâm gửi thuốc tận nhà cho cô nên cô không phải lên Hà Nội. Vừa rồi cô có gọi cho bác sĩ Đăng để hỏi về liệu trình mới thì bác bảo là Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam đổi địa điểm và phát triển lên thành bệnh viện đa khoa. Bác sĩ khuyên tôi sắp xếp thời gian lên thăm khám trực tiếp để dùng nốt liệu trình cuối cho hiệu quả.”

Nhắc đến cơ duyên gặp gỡ hôm nay, cô Hường chia sẻ: “Cô vừa đi khám rồi. Chụp X-quang đầy đủ, anh bác sĩ cũng bảo xem kết quả chụp không thấy rõ hình ảnh viêm nhiễm ở các ổ khớp nữa. Cô thì có kiến thức y học, xem cũng không hiểu, bác sĩ nói vậy thì cũng mừng.

Thăm khám Tây y xong cô được hướng dẫn sang phòng bác sĩ Đăng khám lại. Hai chị em lâu ngày không gặp mà như người thân vậy, mừng quá! Bác sĩ bắt mạch và cũng bảo tình trạng của cô đỡ hơn nhiều, nhìn da dẻ cũng hồng hào hơn. Mà đúng thật, cô lên cân mà, ăn uống ngon miệng, đỡ đau nhức hơn. Dạo này còn đi tập thể dục được nữa nên người khỏe hẳn ra.”

Đến bệnh viện YHCT Quân dân 102 để thăm khám và điều trị xương khớp

Hồ hởi kể cho chúng tôi nghe về trải nghiệm thăm khám tại bệnh viện đa khoa YHCT Quân dân 102, cô Hường cũng cho biết:

“Tiếc quá, hôm nay cô chỉ định đến đây kiểm tra lại bệnh viêm đa khớp rồi dùng nốt thuốc liệu trình cuối thôi. Không biết có gói khám sức khỏe tổng quát miễn phí nên lại ăn sáng đầy đủ rồi. Mà bác sĩ bảo như thế làm xét nghiệm không chính xác được. 

Nghe nói chương trình này vẫn còn nên chắc tuần sau cô sẽ lại sắp xếp đưa cả chồng con lên kiểm tra sức khỏe xem thế nào. Thấy bệnh viện ở đây sạch sẽ mà thăm khám cũng tốt, các bác sĩ cũng nhiệt tình. Với bệnh nhân như bọn cô như thế là tốt quá rồi.”

Đứng nói chuyện với chúng tôi, cô cứ vừa nói vừa cười. Không ai nhìn vào mà bảo đây là người có bệnh hết, nhìn cô vui vẻ khác hẳn với bức ảnh thời điểm trước khi điều trị mà cô cho chúng tôi xem. Cô cũng bảo phải cảm ơn bác sĩ Đăng nhiều lắm vì nhờ có bác mà bệnh mới đỡ, mới đi làm như bình thường phụ giúp gia đình được.

Từ ngày 27/09/2020, Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam phát triển lên thành Bệnh viện đa khoa YHCT Quân Dân 102. Thừa kế toàn bộ phương pháp và bài thuốc từ trung tâm, chắt lọc những yếu tố tinh túy nhất, kết hợp thêm với y học hiện đại trong thăm khám để trị dứt điểm cho người bệnh. Với đội ngũ y bác sĩ y học cổ truyền và Tây y giỏi chuyên môn, bệnh viện đang dần hoàn thiện và đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan