Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường

Bệnh á sừng ở tay là một bệnh lý viêm da cơ địa xuất hiện ở tay với các triệu chứng thường gặp là da khô, dễ bong tróc và chảy máu ở rìa bàn tay hoặc ngón tay. Đây là bệnh mãn tính, không lây nhiễm nhưng rất khó để điều trị dứt điểm. Dưới đây là những thông tin cần biết về bệnh lý này.

Bệnh á sừng ở tay là gì?

Bệnh á sừng ở tay là bệnh lý da liễu, còn được gọi tên là tình trạng viêm da cơ địa ở tay hoặc là bệnh Eczema – bệnh chàm khô. Khi bị á sừng, người bệnh có biểu hiện da tay nứt nẻ, bong tróc lớp sừng và xuất hiện tình trạng chảy máu ở rìa bàn tay hoặc lòng bàn tay.

Bệnh á sừng ở tay là bệnh lý da liễu, còn được gọi tên là tình trạng viêm da cơ địa ở tay hoặc là bệnh Eczema
Bệnh á sừng ở tay là bệnh lý da liễu, còn được gọi tên là tình trạng viêm da cơ địa ở tay hoặc là bệnh Eczema

Bệnh á sừng tay là bệnh lành tính, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh nhưng gây ra ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và khả năng cầm nắm, hoạt động của tay. Đây lại là bệnh lý mãn tính, rất khó điều trị và gần như không thể điều trị bệnh triệt để.

Á sừng ở tay không có tính lây nhiễm từ người sang người nhưng có tính di truyền. Bên cạnh đó, các biểu hiện ngoài da của bệnh khá nghiêm trọng và có thể lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh á sừng ở tay

Tình trạng á sừng ở tay có thể xảy ra do người bệnh phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc gây hại cho da tay như xà phòng, thuốc nhuộm hoặc nước rửa chén. Bên cạnh đó, một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ bị á sừng tay:

  • Yếu tố di truyền: Á sừng ở tay cũng như một số bệnh lý da liễu khác như viêm da cơ địa, vảy nến… có yếu tố di truyền. Nếu trong một gia đình có bố hoặc mẹ bị á sừng thì khả năng con bị bệnh này tương đối cao.
  • Yếu tố thời tiết: Yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng đến tình trạng á sừng ở tay. Đặc biệt, thời tiết lạnh và hanh khô khiến da bị mất cân bằng ẩm, da tay trở nên thô ráp, dễ bong tróc và tạo điều kiện cho bệnh á sừng phát triển.
  • Yếu tố cơ địa: Người có cơ địa mẫn cảm và có hệ miễn dịch yếu, da rất nhạy cảm khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh á sừng.
  • Yếu tố dinh dưỡng: Người bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu các vitamin nhóm A, C, E và D cũng có nguy cơ bị á sừng ở tay khá cao.

Triệu chứng bệnh

Bệnh á sừng ở tay có các triệu chứng khá rõ ràng, tuy nhiên các triệu chứng có thể dễ gây nhầm lẫn với các bệnh da liễu mãn tính khác như vảy nến, tổ đỉa. Vì thế, người bệnh cần quan sát thật kỹ các triệu chứng bệnh. Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng dưới đây có thể chẩn đoán được tình trạng á sừng ở tay:

  • Người bệnh xuất hiện những mảng da khô, sần sùi và bong vảy ở da tay.
  • Trên các vùng da bong tróc có thể xuất hiện các vết nứt gây chảy máu.
  • Một số trường hợp có thể xuất hiện các mụn nước sâu trên da tay, khi khô lại sẽ gây bong da.

Khi người bệnh thấy bị bong tróc da và nứt nẻ trên diện rộng hoặc xuất hiện dịch mủ trên da tay cần đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị bệnh.

Người bệnh xuất hiện những mảng da tay sần sùi, bong tróc và rớm máu
Người bệnh xuất hiện những mảng da tay sần sùi, bong tróc và rớm máu

Cách điều trị bệnh á sừng ở tay

Khi đến bệnh viện chuyên khoa da liễu, các bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng lâm sàng và kết quả của một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng bệnh. Á sừng ở tay là bệnh lý mãn tính, rất khó có thể điều trị triệt để nên các biện pháp điều trị chỉ tập trung điều trị bệnh ổn định, tránh bùng phát.

Điều trị bằng Tây y

Điều trị bằng Tây y là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tích cực nhất cho các bệnh nhân bị vấn đề da liễu. Người bệnh có thể được chỉ định thuốc bôi ngoài da hoặc các loại thuốc uống. Các loại thuốc thường được sử dụng điều trị á sừng ở tay là:

  • Salicylic acid: Đây là nhóm thuốc bôi ngoài da giúp giảm sừng hóa trên da, khiến da mềm mịn và ngăn chặn tình trạng bong tróc da. Nhóm thuốc này cũng giúp chống nhiễm khuẩn và ngăn chặn viêm nhiễm trở nặng.
  • Nhóm thuốc Corticoid bao gồm các hoạt chất như Fexofenadin, Prednisolon hoặc Certerizin được sử dụng trong điều trị á sừng thể nặng. Đây là nhóm thuốc kháng viêm, cấp ẩm và ức chế quá trình sừng hóa da, giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
  • Nhóm thuốc kháng Histamin để cải thiện các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ.
  • Nhóm thuốc chống nấm cũng có thể được sử dụng để điều trị á sừng với các hoạt chất là: Griseofulvin hoặc Nizoral.
  • Nhóm thuốc kháng sinh và điều hòa miễn dịch cũng được sử dụng để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Sử dụng thuốc bôi tại chỗ trị á sừng
Sử dụng thuốc bôi tại chỗ trị á sừng

Điều trị bằng Đông y

Á sừng là bệnh da liễu mãn tính. Theo Đông y, tình trạng này xuất hiện chủ yếu do tạng can và thận hoạt động yếu dẫn tới chức năng thải độc bị suy giảm, người bệnh có sức đề kháng kém dễ bị phong hàn xâm nhập.

Do đó, khi điều trị bằng Đông y, các thầy thuốc sẽ điều trị căn nguyên gây bệnh bằng cách bồi bổ và phục hồi chức năng các tạng, thận và giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Từ đó, giúp việc điều trị ngoài da mang lại hiệu quả tốt hơn, làm lành các tổn thương và giảm thiểu các triệu chứng đau rát, khó chịu do bệnh gây ra.

Các bài thuốc điều trị bằng Đông y khá đa dạng, có thể là thuốc ngâm rửa, thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Các dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh á sừng là tang bạch bì, ô liên rô, lá trầu không, ích nhĩ tử, mật ong, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, thiên mã hồ…

Người bệnh nếu muốn điều trị bệnh bằng Đông y nên đến các phòng khám, nhà thuốc y học cổ truyền để được bắt bệnh, kê đơn một cách chính xác nhất.

Mẹo dân gian trị á sừng

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, các mẹo dân gian cũng có thể được áp dụng để điều trị bệnh á sừng ở tay như sau:

  • Dùng nước trà xanh trị á sừng: Chuẩn bị khoảng 500gr lá trà xanh, đem rửa sạch và vò nát. Nấu nước lá trà xanh với một chút muối hạt sau đó để nguội bớt và dùng ngâm tay.
  • Nha đam trị á sừng: Nha đam có tính mát, giúp làm mềm da và ngăn ngừa tình trạng hóa sừng. Chỉ cần sử dụng gel nha đam thoa lên vùng da tay bị á sừng sau khi rửa sạch tay để làm mềm da. Ngoài ra, người bệnh có thể nấu nước nha đam với đường phèn để uống hàng ngày giúp thanh nhiệt, giải độc.
  • Sử dụng huyết dụ và cây đinh lăng: Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng và 1/2 nắm lá huyết dụ, rửa sạch, sắc lấy nước uống hàng ngày.
  • Sử dụng lá lốt: Chuẩn bị một ít lá lốt, rửa sạch và đun sôi với muối biển và dùng để ngâm rửa tay hàng ngày giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng. Lá lốt chữa á sừng là một trong nhiều cách được người bệnh áp dụng cho thấy hiệu quả nhất định.
Sử dụng lá lốt trị á sừng tay
Sử dụng lá lốt trị á sừng tay

Áp dụng các mẹo dân gian điều trị bệnh là phương pháp khá an toàn và tiết kiệm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh khi bệnh ở thể nhẹ, không áp dụng khi vùng da bị á sừng lan rộng và có triệu chứng nặng hơn.

Cách chăm sóc và phòng ngừa á sừng ở tay

Bệnh á sừng ở tay là bệnh lý mãn tính, khó điều trị dứt điểm và có khả năng tái phát rất cao. Do đó, để phòng tránh bệnh, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với hóa chất có thể gây hại cho da như nước rửa chén, xà phòng hoặc thuốc nhuộm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, người bệnh cần dùng bao tay bảo hộ.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ tay hàng ngày, nhất là khi tiếp xúc với môi trường bẩn.
  • Không nên gãi hoặc dùng tay bóc lớp vảy khô.
  • Luôn giữ tay khô ráo và đeo găng tay giữ ấm vào mùa đông.
  • Nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho da tay.
  • Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, đặc biệt là các vitamin và các thực phẩm có lợi.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để hạn chế da khô ráp.

Bệnh á sừng ở tay là bệnh da liễu thường gặp, khó điều trị tận gốc và khiến người bệnh gặp phải nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, người bệnh cần đi khám ở bệnh viện, cơ sở y tế có uy tín để được điều trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan
cach-chua-benh-a-sung-da-dau
cach-chua-benh-to-dia-theo-dan-gian
to-dia-o-tay
thuoc-chua-benh-a-sung
chua-benh-to-dia-bang-dong-y