Anh Sơn, 38 tuổi – một nhân viên IT sống tại Hà Nội đã bỏ ra gần 2 năm trời để review cách trị vảy nến phổ biến nhất hiện nay. Nhờ vào sự kiên trì này, anh đã tìm ra được phương pháp điều trị “chân ái”, cứu vớt bản thân khỏi những ngày tháng đen tối bởi căn bệnh “không chết” nhưng “không hết” này.

Review cách trị vảy nến bằng thuốc Tây: Tiện lợi nhưng không dứt điểm

Giống như bao người bệnh khác, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da, anh Sơn đã “cậy nhờ” vị bác sĩ “toàn cầu” mang tên Google. Anh đã dành không ít thời gian để tra Google các triệu chứng của mình rồi tự chẩn đoán.

Anh Sơn (38 tuổi) hiện đang là một nhân viên IT làm việc tại Hà Nội

Với những triệu chứng: Nổi nhiều vảy màu bạc trên da, nhiều nhất ở tay, rồi đến bụng và lưng, các mảng da bất thường to nhỏ khác nhau, mảng to nhất tới 10cm, lúc đầu chỉ có vài đốm nhỏ lấm tấm vảy trắng ở trên rồi dần dần lan rộng, mảng da sẽ bong tróc từng mảng rồi cứ lặp đi lặp lại… anh Sơn đoán rằng mình bị dị ứng thời tiết. Ban đầu chỉ là những đốm bất thường trên da, càng về sau chúng càng bị khô lại, nổi cộm và gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

Tin vào “chẩn đoán” của mình, anh đã ra hiệu thuốc mua thuốc dị ứng để uống và bôi.

Dùng thuốc không thấy có hiệu quả nhiều lắm, vì bôi và uống tới ngày thứ 3 anh vẫn không thấy có thay đổi đáng kể, ngoại trừ ngứa có giảm dăm ba phần. Tác dụng phụ của phương pháp này anh có cảm nhận được ngay: Buồn ngủ vào ban ngày nhưng khó ngủ vào ban đêm.

Công việc lập trình cần sự tỉnh táo, sáng suốt, nhưng vì dùng thuốc kháng histamin trị dị ứng mỗi ngày nên anh Sơn luôn rơi vào trạng thái lơ mơ, kém tập trung.

Sau 10 ngày dùng thuốc không thấy đỡ, anh Sơn mới đi khám da liễu và được bác sĩ chẩn đoán mắc vảy nến. Bác sĩ kê cho anh Sơn thuốc Dithranol để bôi ngày 2 lần để bạt sừng, bong vảy. Nhưng vì bôi thuốc này bị kích ứng da, nên anh Sơn đã được bác sĩ chỉ định chuyển sang dùng thuốc mỡ Calcipotriol kết hợp với corticoid, bôi 1 lần/ngày. Mỗi ngày có dùng thêm kẽm oxit để giảm kích ứng.

Thuốc có hiệu quả khá nhanh, nhưng kết thúc đợt điều trị 10 ngày là lại tái phát, các triệu chứng sau điều trị thậm chí còn nặng hơn. 

Kinh khủng lắm. Da bị dày bì lên như quả vải, bám từng mảng một. Bóc ra có đỡ một lúc nhưng khi khô lại, vảy lại đùn lên còn dày hơn. Tưởng không ngứa mà ngứa không tưởng, đặc biệt là vào những hôm nào hanh khô.

Tình trạng da của anh Sơn

Lúc ngủ cũng không yên. Cứ tưởng tượng như có cả một đàn kiến lửa bò lên da. Bị bệnh ngoài da mà sức khỏe cũng giảm sút, dễ bị ốm đau lặt vặt”, anh Sơn kể lại.

Cứ thế, trong suốt nửa năm, anh Sơn đã phải liên tục lệ thuộc vào thuốc để giảm các đợt vảy nến bùng phát. Theo anh Sơn, điều trị vảy nến bằng tân dược có những ưu – nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Tiện lợi, thuận tiện
  • Giá thuốc phải chăng
  • Hiệu quả nhanh

Nhược điểm:

  • Bệnh dễ tái phát sau khi dừng điều trị
  • Da dễ bị kích ứng
  • Có triệu chứng đau dạ dày

Kết luận: Không nên áp dụng lâu dài vì dễ gây ra tác dụng phụ

Review cách trị vảy nến bằng mẹo dân gian: An toàn nhưng bất tiện

Gõ từ khóa “điều trị vảy nến tại nhà” trên Google, anh Sơn nhận được gần 500.000 kết quả trong chưa đầy nửa giây. Toàn là những nguyên liệu dễ kiếm, như giấm táo, nha đam, dầu dừa, lá trầu không, nghệ vàng… Cách thực hiện cũng chẳng có gì phức tạp. Anh thấy vững tâm lắm vì nghĩ rằng có thể chữa vảy nến mà chẳng cần thuốc thang.

Nghĩ là làm, anh tìm mua lá trầu không, rau răm và bèo hoa dâu, rửa sạch các nguyên liệu này rồi đun sôi với nước, cho thêm nhúm muối hột. Nước chắt để nguội dùng để ngâm và tắm. Phần bã thì đem giã nát rồi chà nhẹ nhàng lên vùng da bị vảy nến. Thực hiện 2 ngày/lần.

Lần đầu tiên áp dụng mẹo trị vảy nến, anh Sơn cảm thấy hơi nóng rát, giống như đổ cồn lên da

Xen kẽ những ngày dùng lá trầu không, anh có đắp thêm gel nha đam lên da để tăng thêm độ ẩm và dưỡng mềm da. Ngoài ra, anh tắm nước lá khế chua 2 lần/tuần và massage dầu dừa mỗi ngày trước khi ngủ.

Sau 2 tuần, da giảm đỏ hẳn, không còn ngứa ngáy hay châm chích, tuy nhiên các mảng da vẫn gồ ghề, dày sừng.

Thời gian đầu anh áp dụng đều đặn, nhưng sau 1 tháng, anh bắt đầu nản dần.

Công nhận là cũng thấy có sự thay đổi, nhưng không đáng kể, không tương xứng với công sức mình bỏ ra. Mỗi ngày, tôi phải dành ra không dưới 2 tiếng để chuẩn bị các nguyên liệu, sơ chế, chế biến và sử dụng. Vô cùng lích kích, mệt mỏi. Quá tốn thời gian”, anh Sơn nhận xét.

Nhược điểm của phương pháp trị vảy nến dân gian không chỉ có vậy, theo anh Sơn, chính vấn đề vệ sinh và sự kém thoải mái khiến người bệnh không muốn tiếp tục áp dụng nữa. Nhựa của các nguyên liệu có thể gây xỉn da và bám vào quần áo. Hơn nữa, mùi hương của các loại lá như trầu không khá nồng, khó ngửi, gây khó chịu cho cả người sử dụng và những người xung quanh.

Bởi vậy, tần suất anh Sơn áp dụng các mẹo này dần thưa hơn.

Nhìn chung, phương pháp trị vảy nến dân gian có những ưu – nhược điểm:

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu dễ tìm
  • Giá thành rẻ, thậm chí không tốn kém
  • Khá an toàn
  • Có hiệu quả nếu dùng lâu dài và kiên trì

Nhược điểm:

  • Hiệu quả không rõ rệt
  • Phải dùng kiên trì nên rất dễ bỏ cuộc
  • Mất thời gian sơ chế, chuẩn bị

Kết luận: Chỉ có thể hỗ trợ điều trị, không điều trị dứt điểm vảy nến

Sau hơn 1 năm trời thử hết thuốc này tới mẹo khác, anh Sơn càng trở nên lo lắng và bất an.

Tới lúc này thì tôi dần tin vào lời cảnh báo của bác sĩ: Phải sống chung với vảy nến cả đời. Nhiều người còn nói vảy nến là bệnh lây nhiễm ghê lắm, phải tránh xa. Trước đây tôi sống vui vẻ hòa đồng, tự tin bao nhiêu thì giờ không dám gần mọi người, không dám chuyện trò. Có thời gian tôi cảm thấy mình như bị rơi xuống một cái hố sâu, rất hoang mang và suy sụp”, anh Sơn kể lại, “Sự đồng cảm, quan tâm của người thân và bạn bè vô tình lại khiến tôi cảm thấy thêm áp lực”.

Review cách trị vảy nến bằng thuốc lá: Tiềm năng nhưng cần thận trọng

Mặc dù đã thất bại với nhiều phương pháp điều trị vảy nến, anh Sơn vẫn chưa từng thôi hy vọng có thể xử lý dứt điểm căn bệnh viêm da quái ác này. Cứ ai chỉ ở đâu có thầy giỏi, thuốc hay là anh lại đi chữa.

Có người mách ở Hà Giang có ông lang chữa vảy nến bằng thuốc lá hay lắm, anh Sơn xin nghỉ làm 3 ngày, lặn lội đi tìm mua cho bằng được. Thuốc rẻ, nhưng công đi lại thì gấp 10 lần. Thuốc này toàn cỏ cây hoa lá, không rõ là thành phần gì, nhưng khi nấu lên nước có màu đỏ và có mùi thiu. Anh Sơn uống vào thì bị đau bụng, đi ngoài mất 2 ngày nên không dám dùng tiếp.

Anh Sơn bị ngộ độc khi dùng thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ

Sau đó, lại có người chỉ anh xuống Thái Bình bốc thuốc Nam. Anh vẫn nuôi hy vọng vào một “vận may” vì thấy có nhiều người phản hồi bài thuốc này rất tốt. Tuy thuốc lần này không có tác dụng phụ gì, nhưng uống tới tháng thứ 2 vẫn chưa thấy bệnh tình thuyên giảm, nên anh nản chí và từ bỏ.

Mình thì không phải giàu có, dư giả gì, nên từ khi mắc cái bệnh này thì tài chính trở nên khó khăn hơn, làm được bao nhiêu tiền là đổ vào tiền thuốc hết, vô cùng tốn kém”, anh Sơn tâm sự.

Với các bài thuốc dân gian, anh Sơn đã rút ra được kết luận:

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ
  • Hiệu quả được công nhận qua “truyền miệng”

Nhược điểm:

  • Hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng người dùng
  • Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do nguồn gốc dược liệu

Kết luận: Cần thận trọng khi sử dụng

Y học cổ truyền thế hệ mới: Vị “cứu tinh” của người bệnh vảy nến

Anh Sơn cứ tưởng rằng mình đã kinh qua hết tất cả các phương pháp điều trị vảy nến rồi và sẵn sàng chấp nhận “sống chung với bệnh”, thì một cơ duyên đã giúp anh được khai sáng. Trong một lần xem phóng sự trên VTV, anh Sơn mới biết được Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam ở địa chỉ 123 Hoàng Ngân (Hà Nội) có phác đồ điều trị bệnh viêm da bằng y học cổ truyền thế hệ mới hiện được rất nhiều người bệnh tin dùng, trong đó có cả những nghệ sĩ nổi tiếng, như Thu Huyền, Vân Anh…

Anh lên mạng tìm kiếm thêm thông tin và cực kỳ bất ngờ với những phản hồi của người bệnh sau khi điều trị vảy nến ở đây. Có những người bị vảy nến nặng 5, 10, thậm chí 20 năm cũng đã điều trị khỏi tại Trung tâm. Ngay cả trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh cũng đã được điều trị an toàn, không tác dụng phụ, không tái phát.

Những thông tin này đã thôi thúc anh đặt lịch khám và nuôi thêm niềm hy vọng về một tương lai gần không còn đau khổ vì bệnh tật.

Cuộc thăm khám đầu tiên của anh Sơn tại Trung tâm là vào ngày 12 tháng 11 năm 2020. Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần là người trực tiếp thăm khám cho anh Sơn. Vị bác sĩ này cũng chính là Giám đốc chuyên môn của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, Nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Trung ương và là người nghiên cứu ra bài thuốc đặc trị vảy nến An Bì Thang.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc chuyên môn của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam

Theo bác sĩ Nhuần: “Bệnh nhân Sơn mắc vảy nến thể phong huyết nhiệt. Tức là căn nguyên bệnh là do huyết nhiệt, gặp cảm phong hàn, để lâu ngày gây huyết táo, ngăn chặn nguồn dinh dưỡng nuôi da rồi sinh thành các triệu chứng khó chịu. Để điều trị cần khu phong, thanh nhiệt, lương huyết đồng thời với điều chỉnh lối sống và quản lý căng thẳng”.

Anh Sơn được chỉ định điều trị vảy nến bằng bài thuốc An Bì Thang trong 4 tháng. Bài thuốc bao gồm 3 chế phẩm: Uống, bôi và ngâm rửa với hướng dẫn sử dụng rõ ràng, đơn giản.

3 chế phẩm trong bài thuốc điều trị vảy nến An Bì Thang

Kiên trì thực hiện điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ Nhuần, anh Sơn đã nhận thấy sự thay đổi rõ nét:

  • 1 tuần đầu tiên: Chưa thấy có thay đổi nhiều.
  • 1 tháng đầu dùng thuốc: Vảy nến phát ra nhiều, da đỏ, dày lên, khô lại, ngứa gia tăng. Bác sĩ Nhuần giải thích đây là giai đoạn công thuốc thường gặp của y học cổ truyền là như vậy. Giai đoạn này có tác dụng đào thải độc tố ra bên ngoài, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
  • 2 tuần tiếp theo: Da không còn đỏ hay ngứa như trước. Các mảng da đỏ nhạt dần dần rồi về trạng thái bình thường, không bong tróc và cũng không tạo thành sẹo. Anh Sơn cảm thấy thư thái, ngủ ngon và khỏe khoắn hơn hẳn. Bác sĩ Nhuần lý giải vào thời điểm này, các cơ quan nội tạng chịu trách nhiệm thải độc đã dần hồi phục. Tình trạng công thuốc (nếu có) sẽ không còn. Khi toàn bộ độc tố được đào thải khỏi cơ thể, bài thuốc sẽ phát huy tối đa công dụng để ổn định cơ địa, loại bỏ các triệu chứng bên ngoài da, như ngứa ngáy, phát ban, bong tróc da…
  • Những tuần thuốc cuối: Da không còn dấu hiệu của vảy nến. Mọi sinh hoạt của anh Sơn đều trở lại bình thường như chưa từng bị bệnh.

Anh Sơn hào hứng chia sẻ: “Trước hai bên cánh tay đỏ khắp mà giờ chỉ còn là những đốm màu hồng nhạt thôi. Ở những vị trí ở chân, ở tay, hiện tượng bong da không còn nữa, bề mặt da phẳng, so với lần đầu tiên bạn đến khám là đỡ rõ rệt. Những tổn thương ở chân, ở tay, trên người chủ yếu bây giờ chỉ còn lại những vết sẹo cũ thôi và cũng dần mờ đi rồi”.

review-cach-dieu-tri-vay-nen
Hành trình review cách trị vảy nến của anh Sơn đã thành công mỹ mãn

Vậy là sau gần 2 năm miệt mài đi tìm phương pháp điều trị vảy nến hiệu quả nhất, anh Sơn đã nhận được “trái ngọt”.

Mới đầu thú thực là tôi cũng chưa tin lắm, nghĩa là không tin tưởng là mình sẽ phục hồi được như bây giờ. Đối với tôi, An Bì Thang chính là ‘chiếc phao’ đã cứu lấy cuộc sống của tôi”, anh Sơn bày tỏ.

Về bài thuốc An Bì Thang, anh Sơn đã có những đánh giá dựa trên trải nghiệm sử dụng của chính mình:

Ưu điểm:

  • Bài thuốc chia thành 3 chế phẩm nhỏ, chuyên biệt những nhiệm vụ khác nhau. Nhờ đó có thể triệt tiêu gốc bệnh đồng thời với giảm triệu chứng hiệu quả.
  • Mặc dù phải dùng nhiều chế phẩm trong liệu trình điều trị, nhưng các chế phẩm này được bào chế tiện lợi, sử dụng trực tiếp, không mất thời gian chuẩn bị thuốc. Thuốc dễ bảo quản, dễ mang theo người.
  • Thuốc hoàn toàn thảo dược tự nhiên có nguồn gốc từ vườn biệt dược GACP-WHO và sản xuất tại nhà máy GMP-WHO nên tuyệt đối an toàn, không gây tác dụng phụ.
  • Chế phẩm uống vị thảo dược dễ uống. Cao bôi và chế phẩm ngâm rửa mùi dễ chịu, không bị hắc.
  • An Bì Thang đã được chứng minh hiệu quả qua nghiên cứu lâm sàng.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc tại nhà, bác sĩ và nhân viên chăm sóc khách hàng của Trung tâm luôn thăm hỏi, dặn dò anh dùng thuốc đúng giờ và điều chỉnh lối sống. Đây cũng chính là tác nhân quan trọng hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả hơn.

Nhược điểm: Cần sự kiên trì, thực hiện theo đúng phác đồ bác sĩ đưa ra

Kết luận: Phương pháp điều trị vảy nến hiệu quả, an toàn, không tái phát

**Lưu ý: Hiệu quả bài thuốc có thể thay đổi tùy thuộc tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người

Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan