Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Trẻ sơ sinh khó ngủ, tỉnh giấc liên tục khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của bé mà còn khiến mẹ mệt mỏi, stress. Tìm hiểu sớm nguyên nhân giúp cha mẹ có được phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn, giúp con ngủ ngon và khỏe mạnh. 

Bé sơ sinh khó ngủ và dấu hiệu nhận biết

Thời gian đầu khi vừa mới được sinh ra, trẻ sơ sinh dành hầu hết thời gian để ngủ. Thông thường  mỗi ngày trẻ sẽ ngủ khoảng 16 tiếng được chia đều cả ngày lẫn đêm. Đại đa số giấc ngủ của trẻ sơ sinh đều giống nhau:

  • Giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi: Trẻ ngủ khoảng 12 – 18 giờ mỗi ngày, sau 6 tuần sẽ vào nếp ngủ.
  • Giai đoạn từ 3 – 6 tháng tuổi: Nếp ngủ của trẻ sẽ do thói quen mẹ tạo ra, chu kỳ, giờ giấc ngủ ngày và đêm sẽ dần theo quy luật nhất định. Mỗi ngày trẻ sẽ ngủ khoảng từ 9 – 10 tiếng.
Trẻ hay gắt gỏng, tỉnh giấc và khó ngủ tiếp là dấu hiệu điển hình khi trẻ sơ sinh khó ngủ
Trẻ hay gắt gỏng, tỉnh giấc và khó ngủ tiếp là dấu hiệu điển hình khi trẻ sơ sinh khó ngủ

Tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ, mất ngủ, ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cha mẹ có thể sớm nhận biết qua những biểu hiện như:

  • Trẻ thức dậy nhiều lần vào đêm (> 3 lần)
  • Trẻ sơ sinh khó đi vào giấc ngủ mặc dù trước đó đã quấy khóc gắt ngủ
  • Trẻ sơ sinh khó ngủ và hay giật mình, tỉnh dậy khó ngủ được tiếp
  • Giấc ngủ của trẻ rất ngắn, chỉ từ 5 – 15 phút

Tại sao trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khó ngủ, mất ngủ, tỉnh giấc quấy khóc. Kết quả thống kê những nguyên nhân khiến bé khó ngủ bao gồm:

  • Trẻ quá đói hoặc quá no: Dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ vì vậy không chứa được nhiều sữa mẹ. Chính điều này mà bé nhanh no và cũng nhanh đói. Khi trẻ đói, trẻ sẽ bứt rứt, quấy khóc đòi bú mẹ để tăng thêm năng lượng cần thiết cho cơ thể. Còn khi bé bú quá no sẽ khiến bụng đầy, khó ngủ, giấc ngủ ngắn, trẻ dễ bị nôn trớ và khó chìm vào giấc ngủ.
  • Cơ thể bé thiếu hụt dinh dưỡng: Canxi và kẽm là 2 dưỡng chất giúp duy trì giấc ngủ sâu, ngon giấc của trẻ sơ sinh. Khi thiếu 2 chất này trẻ thường khó ngủ, ngủ hay bị giật mình kèm theo triệu chứng còi xương, rụng tóc, chậm mọc răng. Cha mẹ cần chú ý để bổ sung dưỡng chất kịp thời cho con.
  • Tã bỉm ẩm ướt: Tã bỉm, chăn ga bị ẩm do trẻ tè dầm, vương đồ ăn được xác định là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khó ngủ.
  • Ban ngày bé ngủ ít: Nhiều bé ban ngày không ngủ đủ giấc, vào ban đêm sẽ hay vặn mình, gắt gỏng, quấy khóc và không chịu ngủ.
Cha mẹ cần chú ý tới những nguyên nhân khiến con bị khó ngủ, mất ngủ
Cha mẹ cần chú ý tới những nguyên nhân khiến con bị khó ngủ, mất ngủ
  • Do tiếng ồn, ánh sáng: Vào ban đêm bé cần có không gian yên tính để ngủ. Không gian nhiều tiếng ồn, đèn điện quá sáng sẽ khiến trẻ bị giật mình, khó ngủ, quấy khóc.
  • Nhiệt độ phòng: Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh tác động tiêu cực tới giấc ngủ của trẻ, trẻ thường hay vặn mình, giật mình, vã mồ hôi.
  • Trẻ mắc bệnh: Trẻ sơ sinh khó ngủ đêm có thể do trẻ bị mắc một số bệnh lý về đường hô hấp như: cảm cúm, sổ mũi, viêm họng,… Bệnh sẽ khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, khó đi vào giấc ngủ và quấy khóc cả đêm.
  • Bé ngủ một mình: Một số cha mẹ có thói quen tách trẻ ngủ riêng trong cũi để rèn tính tự lập cho con. Tuy nhiên đây cũng có thể là nguyên nhân khiến con trẻ khó ngủ do bé cảm thấy không an toàn. Trường hợp này bé có thể mất ngủ, khó ngủ và khóc nhiều vào thời gian đầu.
  • Bé sơ sinh khó ngủ do gặp ác mộng: Gặp ác mộng, mơ ngủ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khó ngủ, mất ngủ. Trẻ thường giật mình tỉnh dậy, khóc thét và khó ngủ lại.

Trẻ sơ sinh khó ngủ ngủ không sâu giấc có đáng lo ngại?

Trẻ sơ sinh khó ngủ, mất ngủ, ngủ ít khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Bởi lẽ giấc ngủ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ mà còn gây ra những phiền toái với người xung quanh.

Khi trẻ bị khó ngủ sẽ ảnh hưởng tới nhịp sinh học cũng như sự phát triển toàn diện của bé. Trẻ thiếu ngủ sẽ khiến trí não không được nghỉ ngơi, kém tập trung, thiếu minh mẫn.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng khung giờ từ 22h – 0h là thời gian hormone tăng trưởng chiều cao được sản xuất nhiều nhất. Vì thế nếu bỏ lỡ khoảng thời gian vàng này là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển, chiều cao hạn chế khi trưởng thành so với bạn bè.

Bé sơ sinh khó ngủ ảnh hưởng tới cả mẹ và con
Bé sơ sinh khó ngủ ảnh hưởng tới cả mẹ và con

Không chỉ vậy, bé khó ngủ quấy khóc còn ảnh hưởng tới mẹ. Mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng thậm chí có người phải đối mặt với chứng trầm cảm sau sinh.

Chính vì vậy, khi thấy trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, thường xuyên giật mình tỉnh giấc nửa đêm, mẹ cần nhanh chóng cho trẻ đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân, điều trị sớm.

Vậy trẻ sơ sinh khó ngủ phải làm sao để con ngủ ngon hơn?

Khi trẻ ngủ ít, khó đi vào giấc ngủ, cha mẹ cần chủ động tìm nguyên nhân và lựa chọn phương pháp khắc phục. Từ đó giúp con ngủ ngon hơn, an giấc hơn, đảm bảo quá trình phát triển bình thường. Một số phương pháp cha mẹ có thể áp dụng khi bé sơ sinh bị mất ngủ bao gồm:

  • Thiết lập thời gian biểu riêng về hoạt động ăn, ngủ
  • Cố gắng để ý về thời gian ngủ sâu giấc của con: vào thời điểm nào, vì sao con ngủ sâu,…
  • Tạo môi trường ngủ lý tưởng cho con trẻ: Phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng, không có tiếng ồn,…
  • Thường xuyên chú ý tới sức khỏe của con, khi thấy bé mất ngủ cần kiểm tra xem con có mắc bệnh gì không? Nếu có, cần tham khảo và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Tập thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ, không nhất thiết phải đợi tới khi trẻ buồn ngủ mới ru trẻ ngủ.
  • Một vài động tác mát xa nhẹ nhàng vào lưng, ngón tay, ngón chân sẽ giúp bé thư giãn, ngủ sâu giấc hơn.
  • Không nên cho trẻ bú quá no vào đêm, nhưng cũng cần chú ý không được để trẻ quá đói.
  • Chú ý tới tã bỉm để thay khi cần, giữ cho bé luôn sạch sẽ, khô thoáng.
  • Mẹ nên tìm hiểu bổ sung thực phẩm cần thiết giúp dòng sữa mẹ đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.
  • Hạn chế việc sử dụng võng, nôi khi cho trẻ ngủ. Điều này giúp trẻ không bị phụ thuộc vào chúng
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho con, nên mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Cha mẹ TUYỆT ĐỐI KHÔNG tùy tiện sử dụng thuốc kích thích thần kinh, thuốc gây ngủ cho trẻ.

Tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới bé mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ nên chủ động cho bé đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó có biện pháp xử lý an toàn.

Xem thêm:

Bài viết liên quan
bau-mat-ngu-ca-dem
thuoc-nam-tri-mat-ngu
thuoc-tri-mat-ngu-otiv
nguyen-nhan-mat-ngu-o-nguoi-tre-tuoi
hoa-tam-that-chua-mat-ngu