Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Suy thận ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, cách điều trị và phòng ngừa bệnh được rất nhiều người quan tâm. Một trong những phương pháp chữa suy thận hiệu quả là sử dụng các loại thuốc Tây, vừa tiện lợi lại mang lại hiệu quả nhanh và khá tốt. Vậy những loại thuốc trị suy thận tốt nhất hiện nay là gì?

Sử dụng thuốc Tây trị suy thận

Sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh là giải pháp được nhiều người áp dụng nhằm mang lại hiệu quả nhanh chóng. Việc sử dụng thuốc Tây có thực sự tốt không, ưu và nhược điểm của phương pháp này là gì?

Ưu điểm

Chữa suy thận bằng các loại thuốc Tây mang đến cho người bệnh những ưu điểm như mang lại hiệu quả nhanh, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y Tế kiểm định và công nhận.

Sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh là giải pháp được nhiều người áp dụng nhằm mang lại hiệu quả nhanh chóng
Sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh là giải pháp được nhiều người áp dụng nhằm mang lại hiệu quả nhanh chóng
  • Hiệu quả nhanh chóng: Sau khi sử dụng thuốc, các triệu chứng của bệnh suy thận sẽ được cải thiện nhanh chóng. Ở một số trường hợp, hiệu quả nhanh chóng mà thuốc Tây mang lại còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người.
  • Nguồn gốc rõ ràng: Các loại thuốc Tây thường có nguồn gốc rõ ràng, mới được phép bán trên thị trường. Ngoài ra, thuốc cần trải qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, thử nghiệm nghiêm ngặt và cấp phép mới được đưa đến tay người tiêu dùng.
  • Được kiểm định về chất lượng: Các loại thuốc trị suy thận Tây y hiện đang được bày bán trên thị trường, tại các nhà thuốc có uy tín, có giấy phép hoạt động đều đã được Bộ Y Tế Việt Nam cấp phép, đảm bảo thuốc đạt tiêu chuẩn an toàn.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vừa kể trên của thuốc Tây thì những loại thuốc này cũng tồn tại các nhược điểm như tác dụng phụ và biến chứng nếu dùng quá liều.

  • Tác dụng phụ không mong muốn: Một số người bệnh dị ứng với bất kể thành phần nào của thuốc hoặc kháng thuốc có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Những trường hợp này khiến bệnh nhân mắc phải chứng bệnh khác như gan, dị ứng, ngộ độc, sốc thuốc…
  • Biến chứng của bệnh suy thận: Một số loại thuốc được kê đơn để chữa suy thận nhưng sau một thời gian sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nặng hơn của bệnh.

Dù sử dụng thuốc Tây để chữa suy thận vẫn tồn tại một số nguy cơ rủi ro, song, đây vẫn là phương pháp tốt nhất hiện nay để chữa bệnh. Ngoài ra, đối với những trường hợp bệnh nặng, diễn biến nhanh thì sử dụng thuốc Tây là biện pháp tối ưu nhất.

Thuốc trị suy thận hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh suy thận mà chỉ có các loại thuốc giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Sau khi khắc phục được các triệu chứng của bệnh từ thuyên giảm đến khỏi dần sẽ giúp thận hoạt động trở lại. Dưới đây là các loại thuốc Tây thường được chỉ định để điều trị bệnh suy thận:

Thuốc giảm mức Cholesterol

Đối với bệnh nhân suy thận, nồng độ Cholesterol thường rất cao, ảnh hưởng xấu đến tim mạch và nhiều bệnh khác. Vì vậy, khi xét nghiệm thấy nồng độ Cholesterol trong máu bất thường, người bệnh sẽ được chỉ định nhóm thuốc Statin để giảm thiểu nồng độ Cholesterol xấu trong cơ thể.

Người bệnh sẽ được chỉ định nhóm thuốc Statin để giảm thiểu nồng độ Cholesterol xấu trong cơ thể
Người bệnh sẽ được chỉ định nhóm thuốc Statin để giảm thiểu nồng độ Cholesterol xấu trong cơ thể

Nhóm thuốc Statin giúp các Cholesterol xấu trở về mức cân bằng, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh suy thận. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có công dụng chống oxy hóa, chống viêm và giảm thiểu sản xuất ra các NO, từ đó phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch. Một số loại thuốc thuộc nhóm Statin có thể kể đến như:

  • Simvastatin
  • Lovastatin
  • Fluvastatin
  • Atorvastatin

Thuốc kiểm soát huyết áp cao

Một trong những dấu hiệu, cũng là nguyên nhân và hậu quả của tình trạng suy thận là huyết áp cao. Khi mắc chứng suy thận, lượng dịch bị ứ đọng trong cơ thể do thận suy giảm chức năng đào thải độc tố sẽ khiến huyết áp của người bệnh tăng cao.

Để cân bằng huyết áp và điều trị suy thận, bác sĩ sẽ kê nhóm thuốc chuyển đổi Angiotensin – Enzyme (ACE) và Angiotensin II cho bệnh nhân
Để cân bằng huyết áp và điều trị suy thận, bác sĩ sẽ kê nhóm thuốc chuyển đổi Angiotensin – Enzyme (ACE) và Angiotensin II cho bệnh nhân

Để cân bằng huyết áp và điều trị suy thận, bác sĩ sẽ kê nhóm thuốc chuyển đổi Angiotensin – Enzyme (ACE) và Angiotensin II cho bệnh nhân. Các loại thuốc này có công dụng cân bằng huyết áp và hỗ trợ tăng cường chức năng của thận. Ngoài ra, chúng còn tác động vào Angiotensin II, làm giãn thành mạch máu, hạ huyết áp và co động mạch.

Một số loại thuốc phổ biến thuộc nhóm ức chế thụ thể Angiotensin II (hay còn được gọi tắt là ARB) sẽ bao gồm các loại như:

  • Candesartan (Atacand).
  • Losartan (Cozaar).
  • Azilsartan (Edarbi).
  • Telmisartan (Micardis).
  • Irbesartan (Avapro).
  • Valsartan (Diovan).
  • Eprosartan;
  • Olmesartan (Benicar).

Bên cạnh công dụng chính là giảm huyết áp ở bệnh nhân suy thận, thuốc còn được chỉ định để điều trị tình trạng suy tim, bệnh đái tháo đường.

Thuốc trị suy thận, cải thiện tình trạng thiếu máu

Người mắc chứng suy thận sẽ có lượng tế bào hồng cầu ít hơn so với những người khỏe mạnh bình thường. Chính vì vậy, người bệnh thường gặp phải vấn đề thiếu máu.

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định Erythropoietin Hormone, một loại thuốc giúp kích thích cơ thể sản sinh ra tế bào hồng cầu. Hoặc người bệnh cũng có thể bổ sung sắt theo đường uống để tăng lượng hồng cầu trong cơ thể.

Người bệnh cũng có thể bổ sung sắt theo đường uống để tăng lượng hồng cầu trong cơ thể
Người bệnh cũng có thể bổ sung sắt theo đường uống để tăng lượng hồng cầu trong cơ thể

Erythropoietin có công dụng tái tạo tổ hợp Beta Erythropoietin và Alpha cho người bị thiếu máu do mắc chứng suy thận, trong đó có cả những đối tượng đang chạy thận nhân tạo. Thuốc có công dụng giúp cơ thể sản sinh ra lượng hồng cầu đã mất, cải thiện tình trạng thiếu máu và ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

Thuốc làm giảm ứ đọng dịch

Chức năng lọc và đào thải độc tố ra ngoài ở bệnh nhân suy thận bị giảm sút, do đó, các chất độc tích tụ trong cơ thể, gây ra hiện tượng phù tay chân. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc lợi tiểu giúp giảm thiểu vấn đề phù tay chân ở người bệnh.

Một trong những loại thuốc lợi tiểu được chỉ định chữa suy thận tiêu biểu là Fursemide. Thuốc sẽ gây ức chế, giúp cơ thể tiểu được nhiều lần, đào thải độc tố tích tụ ra bên ngoài cơ thể, giảm tình trạng sưng, nề ở các bộ phận trên cơ thể. Ngoài ra, loại thuốc này còn giúp loại bỏ lượng muối dư ở các khớp tay chân.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh suy thận

Tùy vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe hiện tại của người bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp với từng người. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số điều sau để mang lại hiệu quả nhanh chóng và phòng ngừa các tác dụng không mong muốn:

  • Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng. Bạn cần đến các cơ sở y tế, thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và được bác sĩ kê đơn, hướng dẫn cụ thể, chi tiết.
  • Khi sử dụng thuốc Tây trị suy thận, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về thời gian, liều lượng và liệu trình uống thuốc. Người bệnh không được tự ý tăng giảm liều lượng bởi điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu người bệnh gặp các biểu hiện bất thường, bạn cần ngưng sử dụng, sau đó đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, báo ngay cho bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời.
  • Người bệnh nên theo dõi hiệu quả sử dụng thuốc trị suy thận rồi cập nhật tình hình cho bác sĩ. Bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc phương pháp điều trị khác phù hợp hơn nếu việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả.

Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu một số thông tin hữu ích về các loại thuốc trị suy thận. Chắc hẳn người bệnh đã biết suy thận uống thuốc gì tốt nhất và hiểu hơn về vấn đề điều trị bệnh thông qua sử dụng thuốc Tây.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan