Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là bệnh lý về xương khớp khá phổ biến nhưng không phải ai cũng nhận biết được từ giai đoạn sớm. Khi bệnh để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm thậm chí gây bại liệt. Cùng tapchidongy.org tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng bệnh cũng như cách điều trị ngay sau đây.

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là gì?

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là tình trạng bao xơ ngoài đĩa đệm giữa hai đốt sống bị tổn thương, rách dẫn đến nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài chèn ép lên các rễ thần kinh, gây triệu chứng đau đớn cho người bệnh.

Tỷ lệ người mắc thoát vị đĩa đệm đang ngày một gia tăng nhưng mọi người lại tương đối chủ quan. Đây là bệnh lý nghiêm trọng không chỉ gây đau đớn khó chịu mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Bệnh này diễn tiến lâu dài có thể dẫn đến liệt một hoặc nhiều chi hoặc liệt nửa người.

Triệu chứng dễ nhận biết của bệnh thoát vị đĩa đệm

  • Đau âm ỉ vùng hông, thắt lưng, chạy dọc xuống đùi, cẳng chân và bàn chân.
  • Cơn đau xuất hiện nhiều hơn khi vận động, đi lại và giảm thiểu khi nằm, ngồi
  • Tê bì chân tay
  • Cảm giác hoạt động của tay hoặc chân giảm dần
  • Yếu cơ, teo cơ
Hình ảnh đĩa đệm thoát vị chèn lên rễ thần kinh
Hình ảnh đĩa đệm thoát vị chèn lên rễ thần kinh

Biến chứng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

  • Đau cấp và mãn tính: Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ có những cơn đau đột ngột dễ nhầm lẫn là đau lưng thông thường. Theo thời gian, cơn đau trở nên âm ỉ dữ dội hơn và tần số tăng dần, càng đau hơn khi ho, khi vận động xoay gập vặn mình, hoặc khi nằm nghiêng, đi lại.
  • Rối loạn cảm giác: Do đĩa đệm chèn dây thần kinh nên khu vực da chi phối bởi thần kinh đó dần trở nên mất cảm giác, tê bì như kiến cắn, râm ran ngứa rất khó chịu.
  • Rối loạn cơ thắt: Khi các rễ thần kinh bị chèn ép, ảnh hưởng đến cơ vòng, người bệnh khó kiểm soát được tình trạng đại tiểu tiện của bản thân.
  • Teo cơ hoặc liệt: Tổn thương ở dây thần kinh sẽ làm giảm lưu thông máu, kèm theo những cơn đau kéo dài khiến người bệnh ái ngại việc đi lại vận động. Cơ bắp không được tập luyện thường xuyên trở nên mất sức và teo đi, lâu dần có thể gây ra liệt.
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh dẫn đến những cơn đau dữ dội
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh dẫn đến những cơn đau dữ dội

Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Thường mọi người sẽ băn khoăn liệu có phải phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm hay có phương pháp nào ít xâm lấn hơn. Thực tế, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người bác sĩ sẽ có tư vấn cụ thể. Một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay có thể kể đến như:

  • Sử dụng thuốc:

Biện pháp dùng thuốc thường được bác sĩ kê đơn những loại thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol; giảm đau kháng viêm không steroid như diclofenac, meloxicam… Có thể bổ sung thêm một số thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal. Một số thuốc nhóm vitamin B cũng được khuyên dùng tác dụng bổ thần kinh như vitamin B1, B6, B12. Lưu ý, khi dùng những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, ảnh hưởng chức năng gan thận,…

Người bệnh cũng có thể cân nhắc phương pháp dùng thuốc Đông y, hạn chế tác dụng phụ của thuốc do dược liệu đều từ thiên nhiên. Nhược điểm khi dùng thuốc Đông y là hiệu quả với cơ địa từng người khác nhau, tác dụng cũng lâu hơn so với dùng thuốc Tây y.

  • Vật lý trị liệu, massage bấm huyệt:

Các bài tập vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ người bệnh vận động, làm giãn cột sống. Massage, châm cứu bấm huyệt có tác dụng thông kinh mạch, tăng sự tuần hoàn máu đến các cơ.

Các liệu pháp trị liệu không dùng thuốc này sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả nhanh hơn, tốt hơn.

  • Mổ thoát vị đĩa đệm:

Phương pháp phẫu thuật xâm lấn thường được sử dụng sau một thời gian điều trị nội khoa không có tác dụng hoặc người bệnh bị thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cấp tính gây đau đớn và nguy cơ bị liệt. Phẫu thuật sẽ giúp giải thoát dây thần kinh khỏi khối thoát vị, người bệnh sớm trở lại hoạt động sinh hoạt bình thường.

Tuy nhiên, rủi ro trong và sau quá trình mổ chiếm từ 5-15% như chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, tái phát bệnh… Vì vậy người bệnh cần cân nhắc, tìm hiểu kĩ.

Vật lý trị liệu là liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
Vật lý trị liệu là liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Mỗi phương pháp điều trị sẽ có ưu nhược điểm khác nhau, người bệnh cần trực tiếp nghe hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên môn để chọn phương pháp điều trị phù hợp với bệnh của mình.

Một số lời khuyên dành cho người bệnh thoát vị

Thoát vị đĩa đệm không chỉ gây cho người bệnh cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động thậm chí bị liệt suốt đời. Để phòng tránh bệnh và hạn chế biến chứng, mọi người cần lưu ý một số điều sau:

Chế độ sinh hoạt:

  • Không ngồi quá lâu một tư thế, gây sức ép lên cột sống đặc biệt là vùng thắt lưng. Hãy đứng lên, cử động nhẹ nhàng, đi lại sau một khoảng thời gian ngồi nhiều.
  • Chú ý ngồi đúng tư thế, tránh ngồi sai dẫn đến cong vẹo cột sống.
  • Hạn chế khuân vác các đồ quá nặng khiến cột sống bị chịu áp lực lớn dẫn đến bị tổn thương.
  • Nên tham gia những hoạt động thể dục thể thao hàng ngày, vận động tập luyện nhẹ nhàng để các đốt sống linh hoạt. Đặc biệt, những người bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý tập thể dục theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng đến phần đĩa đệm bị thoát vị.
Tập yoga giúp hỗ trợ cột sống dẻo dai, linh hoạt
Tập yoga giúp hỗ trợ cột sống dẻo dai, linh hoạt

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung acid béo omega-3, canxi những dưỡng chất tốt cho xương khớp, giúp cơ thể linh hoạt dẻo dai.
  • Hạn chế những thực phẩm giàu đạm, chất béo bởi béo phì cũng là một trong các nguyên nhân có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm
  • Tăng cường uống sữa (sữa công thức, sữa đậu nành…) để bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, canxi bảo vệ bao khớp, đầu xương, chống lão hóa.

Bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một những bệnh lý nghiêm trọng, cần sớm gặp bác sĩ chuyên gia để có thể chẩn đoán và nhận những lời khuyên, tư vấn kịp thời. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, mọi người cần lưu ý những thói quen thông thường để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm ví dụ như không nên không nhiều, nên ngồi đúng tư thế, tham gia hoạt động thể dục thể thao… giúp xương khớp dẻo dai, chậm quá trình thoái hóa.

Nên đọc


Top địa chỉ phòng khám Thoát Vị Đĩa Đệm Chèn Dây Thần Kinh


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan