Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bệnh thoái hóa cột sống gây nhiều triệu chứng đau đớn từ đó gây bất tiện trong cuộc sống. Vì vậy, tìm kiếm phác đồ điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả là mối quan tâm chung của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn các phương pháp điều trị bệnh an toàn, phổ biến nhất hiện nay, mời bạn đọc theo dõi. 

Thoái hóa cột sống: Dấu hiệu tiến triển bệnh

Tình trạng bệnh là yếu tố có vai trò quyết định tới phác đồ điều trị. Thoái hóa cột sống tiến triển qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có biểu hiện khác nhau, người bệnh cần nắm rõ.

  • Giai đoạn 1

Giai đoạn này bắt đầu xuất hiện tình trạng sụn khớp bị bào mòn. Tuy nhiên, người bệnh chỉ thỉnh thoảng cảm thấy đau nhẹ, chưa thấy rõ những dấu hiệu bệnh vì tỉ lệ khớp xương bị mất đi còn ít.

  • Giai đoạn 2

Tình trạng đau nhức có tần suất nhiều hơn và cơn đau kéo dài hơn. Dưới đây là những biểu hiện đau xuất hiện khi bệnh chuyển sang giai đoạn 2:

Cứng khớp: Thường xảy ra vào buổi sáng, khi cử động người bệnh nghe thấy tiếng lục cục, lạo xạo phát ra từ xương

Vận động bị hạn chế: Khi cúi đầu, nghiêng người, vặn mình… bệnh nhân cảm thấy hết sức khó khăn, đau nhức phần cổ và thắt lưng.

Cột sống đau nhức âm ỉ: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, lao động quá sức… người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức âm ỉ trong xương, chỉ cần nghỉ ngơi một lúc, cơn đau sẽ dần lui.

Thoái hóa cột sống có thể gây đau âm ỉ vùng thắt lưng, cột sống
Thoái hóa cột sống có thể gây đau âm ỉ vùng thắt lưng, cột sống
  • Giai đoạn 3

Thoái hóa gây lắng đọng canxi, lâu ngày có thể hình thành gai cột sống chèn ép dây thần kinh tọa. Các cơn đau xuất hiện thường xuyên và lan rộng xuống các vùng khác như mông, đùi, chân…

  • Giai đoạn 4

Người bệnh có thể bị teo cơ do dây thần kinh bị chèn ép quá lâu ngày, bị gù, vẹo người do cột sống thắt lưng mất dần trục sinh lý tự nhiên.

Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, đốt sống cổ

Bệnh thoái hóa cột sống thường xảy ra chủ yếu ở hai vị trí là lưng và cổ. Phác đồ điều trị bệnh ở hai khu vực này tương đối giống nhau, cụ thể:

Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống giai đoạn 1

Cần điều trị phối hợp nhiều phương pháp như nội khoa, hồi phục chức năng, vật lý trị liệu và cả ngoại khoa trong trường hợp gai xương chèn ép dây thần kinh.

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc

Không làm những công việc nặng nhọc, mất nhiều sức. Khi bắt buộc phải mang vác nặng, hãy chủ động xin sự trợ giúp từ những người xung quanh, hoặc dùng những vật dụng hỗ trợ.

Cần chú ý thay đổi tư thế đúng để giảm áp lực lên cột sống. Tránh ngồi nguyên một chỗ quá lâu, cần hoạt động thường xuyên giúp xương khớp được thư giãn.

Không thay đổi tư thế ở cổ đột ngột, không giữ nguyên một tư thế cổ trong thời gian dài.

Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để giảm căng thẳng stress.

  • Tập vật lý trị liệu

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra các bài tập khác nhau. Những bài tập vật lý trị liệu thường được sử dụng:

Kéo dãn vật lý: Các đốt sống và cơ ở phần thắt lưng được kéo dãn ra, giúp giảm áp lực ở các dây thần kinh

Phương pháp điện trị liệu: Gồm kích thích điện, siêu âm… làm tăng cường tuần hoàn máu, phục hồi phần xương bị thoái hóa, bào mòn.

Châm cứu, bấm huyệt: Tăng tuần hoàn máu, ức chế các dây thần kinh giảm đau đớn.

Thực hiện tích cực các bài tập vùng lưng, cổ: Điều này đặc biệt quan trọng với các bệnh nhân phải mang nẹp cổ, và ít vận động vùng cổ.

Châm cứu là phương pháp điều trị thoái hóa cột sống được nhiều người lựa chọn
Châm cứu là phương pháp điều trị thoái hóa cột sống được nhiều người lựa chọn

Phác đồ điều trị bệnh giai đoạn 2

Ở giai đoạn này, các cơn đau bắt đầu kéo dài, và thường xuyên hơn. Vậy nên, ngoài những phương pháp được sử dụng trong giai đoạn 1 thì chúng ta cần điều trị bằng thuốc:

  • Thuốc giảm đau theo bậc giảm đau của WHO

Bậc 1: Sử dụng thuốc Paracetamol 500mg uống 4 – 6 lần một ngày

Bậc 2: Dùng thuốc Paracetamol kèm theo codein hoặc tramadol theo liều 2 – 4 viên codein hoặc tramadol một ngày

Bậc 3: Uống thuốc Opiat.

  • Thuốc chống sưng viêm không steroid như: Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Celecoxib, Etoricoxib…
  • Thuốc bôi ngoài da chống viêm: Diclofenac gel, profenid gel…
  • Thuốc giãn cơ: Tolperisone dùng 2-6 viên/ ngày, hoặc eperisone dùng 3 viên/ ngày
  • Thuốc điều trị tác dụng chậm: Piascledine, Glucosamine sulfate…

Bệnh ở giai đoạn đầu, liều lượng, dược lực của thuốc được kê càng thấp, khả năng phục hồi tổn thương càng cao.

Phác đồ điều trị giai đoạn 3

Tình trạng đau nhức của bệnh nhân trở nên nặng trong giai đoạn 3. Lúc này, bên cạnh việc sử dụng thuốc, tập vật lý trị liệu thì bác sĩ sẽ tiến hành tiêm trực tiếp Corticoid tại chỗ. Thuốc có hiệu quả tốt, kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Không tiêm quá 3 mũi cùng một khớp trong cùng 1 năm.

Khi bị chèn ép rễ thần kinh, có thể tiến hành tiêm thẩm phân corticosteroid giải phóng rễ bị chèn ép.

Với trường hợp người bệnh bị đau thần kinh tọa, bác sĩ sẽ tiêm cạnh cột sống, tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison hoặc acetat, tiêm khớp liên mẫu.

Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống giai đoạn 4

Trong giai đoạn này, người bệnh không chỉ thực hiện các biện pháp điều trị trên, mà còn phải điều trị ngoại khoa trong một số trường hợp bệnh nặng dưới đây:

  • Vôi hóa cột sống
  • Trượt đốt sống độ 3, 4 gây đau thần kinh tọa kéo dài liên tục
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Hẹp ống sống với các dấu hiệu thần kinh tiến triển lâu ngày
  • Gai xương chèn ép dây thần kinh hay tủy sống nặng
  • Áp dụng phương pháp nội khoa nhưng không hiệu quả khoảng 3 tháng.

Phần lớn người bệnh sẽ phẫu thuật bằng việc khoét bỏ đĩa đệm, thay đĩa đệm nhân tạo, phẫu thuật giải phóng chèn ép thần kinh, phẫu thuật loại bỏ gai xương… Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, có thể gây bại liệt, thậm chí là tử vong.

Phẫu thuật là được chỉ định trong phác đồ điều trị thoái hóa cột sống giai đoạn 4
Phẫu thuật là được chỉ định trong phác đồ điều trị thoái hóa cột sống giai đoạn 4

Các phương pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống phổ biến nhất hiện nay:

  • Phương pháp mổ hở

Đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống, được áp dụng từ lâu, không yêu cầu quá cao về trình độ kỹ thuật cũng như trang thiết bị. Phẫu thuật viên sẽ rạch một đường khoảng 5-7 cm tại vị trí đốt sống thoái hóa. Sau đó tiến hành các can thiệp cần thiết rồi khâu bình phục cho bệnh nhân.

Mổ hở có chi phí rẻ, tuy nhiên, đây là phương pháp phẫu thuật có mức độ xâm lấn cao, tạo thành vết thương hở lớn. Vì vậy, người bệnh sau khi phẫu thuật sẽ cần thời gian dài để bình phục và cảm thấy đau nhiều.

  • Phương pháp mổ nội soi

Mổ nội soi là kỹ thuật mổ mới, được áp dụng tại các bệnh viện lớn, có yêu cầu cao hơn về kỹ thuật và trang thiết bị. Phẫu thuật viên chỉ cần rạch một đường khoảng 6-7 milimet để đưa ống nội soi vào.

Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ ít đau đớn sau phẫu thuật, thời gian bình phục nhanh hơn.

Bài tập dùng trong phác đồ điều trị thoái hóa cột sống cổ

Dưới đây là các bài tập yoga giúp điều trị thoái hóa cột sống cổ hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo, tự tập tại nhà:

Bài tập 1: Bài tập hít thở sâu

  • Bước 1: Người bệnh ngồi thoải mái trên sàn, hai tay đặt trên đầu gối, thả lỏng gương mặt
  • Bước 2: Nhắm mắt lại, hai tay chéo nhau, đặt vào lồng ngực
  • Bước 3: Từ từ hít thở thật sâu, mở rộng hai tay sang hai bên, căng lồng ngực
  • Bước 4: Từ từ thở ra, thu tay về, đặt chéo trước lồng ngực
  • Bước 5: Quay lại bước 3, lặp lại 20-30 lần
Bài tập hít thở giúp thư giãn cổ, vai gáy
Bài tập hít thở giúp thư giãn cổ, vai gáy

Bài tập 2: Bài tập căng vai gáy

  • Bước 1: Người bệnh vẫn ở tư thế ngồi, đan hai tay vào với nhau
  • Bước 2: Từ từ hít vào, đồng thời đẩy hai tay lên cao
  • Bước 3: Đẩy phần nửa trên người (tay, đầu, cổ, lưng) ngửa về phía sau. Ban đầu người bệnh có thể cảm thấy hơi đau phần cột sống bị thoái hóa. Chỉ cần đẩy tới ngưỡng hơi đau thì dừng lại, có thể tăng dần độ cong người ở các lần sau.
  • Bước 4: Từ từ thở ra, hai tay vòng về phía trước, đặt trên đầu gối, đồng thời cong lưng lại, cúi đầu, cằm chạm vào ngực.
  • Bước 5: Quay lại bước 3, lặp lại các động tác từ 5-10 lần.

Bài tập 3: Bài tập xoay cổ

  • Bước 1: Người bệnh ở tư thế ngồi, hai tay đặt thoải mái lên đầu gối, lưng thẳng
  • Bước 2: Hít vào một hơi thật sâu
  • Bước 3: Thở ra đồng thời xoay đầu sang trái
  • Bước 4: Đưa đầu về đằng trước đồng thời hít vào
  • Bước 5: Xoay đầu sang phải, đồng thời thở ra, lặp lại 5-10 lần để các khớp quen với chuyển động
  • Bước 6: Xoay cổ theo chiều kim đồng hồ từ 5 vòng rồi dừng lại, xoay ngược chiều kim đồng hồ 5 vòng.

Bài tập dùng trong phác đồ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Các bài tập vật lý trị liệu điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh có thể tham khảo áp dụng:

Bài tập 1

  • Bước 1: Người bệnh ở tư thế nằm ngửa
  • Bước 2: Hai chân gập lại, tay song song thân mình
  • Bước 3: Dùng bàn chân và vai làm điểm tựa, từ từ nâng hông lên khỏi mặt đất
  • Bước 4: Giữ 5-10 giây rồi từ từ hạ hông xuống, lặp lại các động tác trên từ 5-10 lần.
Bài tập nâng hông giúp kéo giãn cột sống thắt lưng hiệu quả
Bài tập nâng hông giúp kéo giãn cột sống thắt lưng hiệu quả

Bài tập 2

  • Bước 1: Người bệnh vẫn ở tư thế nằm ngửa
  • Bước 2: Gập hai chân lại, tay song song thân mình
  • Bước 3: Gác một chân vòng qua phần gối của chân còn lại
  • Bước 4: Dùng 1 chân và vai làm điểm tựa, từ từ nâng hông lên khỏi mặt đất
  • Bước 5: Giữ 5-10 giây rồi từ từ hạ hông xuống
  • Bước 6: Đổi bên, thực hiện các bước tương tự. lặp lại động tác từ 5-10 lần

Bài tập 3

  • Bước 1: Người bệnh nằm ngửa
  • Bước 2: Gập hai chân lại, tay để song song thân mình
  • Bước 3: Xoay đầu gối về bên trái, giữ 5 giây rồi xoay về hướng còn lại, đảm bảo đầu, vai, tay vẫn sát sàn
  • Bước 4: Lặp lại các động tác trên 10-20 lần

Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thường không trực tiếp đe dọa tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Hạn chế vận động

Vì cột sống bị tổn thương nên người bệnh sẽ thấy đau đớn mỗi khi cử động. Đặc biệt, khi lao động nặng nhọc, cơn đau sẽ nặng hơn và kéo dài lâu hơn..

  • Mắc thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm chống đỡ cột sống. Vậy nên, bị thoái hóa cột sống kéo dài sẽ gây áp lực rất lớn lên vùng này. Bệnh có thể khiến tổ chức bao xơ ngoài bị nứt, rách hình thành thoát vị đĩa đệm.

  • Hình thành gai xương

Thoái hóa cột sống gây lắng đọng canxi lâu ngày, hình thành bệnh gai cột sống. Dần dần, gai xương này sẽ chèn ép vào dây thần kinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thoái hóa cột sống gây hình thành gai xương
Thoái hóa cột sống gây hình thành gai xương
  • Biến dạng cột sống

Nếu bị thoái hóa cột sống lâu ngày, cột sống lưng và cổ sẽ không giữ được hình dạng như ban đầu, dẫn đến gù, hay nghiêng vẹo người.

  • Bại liệt và tàn phế

Người bệnh mất hoàn toàn khả năng di chuyển và hoạt động. Đây cũng là biến chứng nguy hiểm nhất khi bị thoái hóa cột sống.

  • Suy nhược tinh thần, sức khỏe

Cơn đau kéo dài không dứt đặc biệt là ban đêm từ đó khiến người bệnh mất ăn mất ngủ ảnh hưởng lớn đến tinh thần và sức khỏe.

Các lưu ý giúp phòng tránh thoái hóa cột sống

Một số các chú ý dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa được bệnh trên, và duy trì cột sống luôn khỏe mạnh:

  • Hoạt động đúng tư thế: Khi thực hiện những tư thế sai như nghiêng vẹo người, nằm bò ra bàn… gây áp lực lớn lên cột sống. Cần phải sớm điều chỉnh nếu không xương khớp sẽ thoái hóa, và gây nhiều nguy cơ cong vẹo cột sống cổ và lưng.
  • Tập luyện thể thao: Ba môn thể thao được các bác sĩ khuyên nên chơi nhất để phòng tránh thoái hóa cột sống là Yoga, bơi, và thái cực quyền. Ngoài ra, bạn đọc có thể chạy bộ, đi xe đạp khoảng 15-30 phút mỗi ngày, hoặc tập những bài thể dục nhẹ nhàng vừa sức giúp giảm áp lực cho cột sống cũng như là giữ cho xương khớp chắc khỏe hơn.
  • Xây dựng thực đơn hợp lý: Ăn nhiều những thực phẩm giàu vitamin D, canxi có trong rau xanh, gấc chín, dầu cá, hải sản… Hạn chế ăn đồ chiên rán, thức ăn nhanh như gà rán, pizza… và các chất kích thích như rượu, thuốc lá… bởi chúng có thể làm tình trạng thoái hóa xương trầm trọng hơn.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dấu hiệu nhận biết, phác đồ điều trị thoái hóa cột sống, những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Nếu bạn nhận thấy mình có những dấu hiệu trên, hãy đi khám để được nhận tư vấn chi tiết từ bác sĩ.

Bài viết liên quan
thoai-hoa-cot-song-o-vi-tri-nao-pho-bien-nhat-hien-nay
thoai-hoa-cot-song-han-quoc
benh-thoai-hoa-cot-song-o-nguoi-gia
chua-gout-bang-thuoc-nam
hinh-anh-nghe-si-xuan-hinh-khoi-thoai-hoa-dot-song-co-1