Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Nổi mẩn đỏ thường đi kèm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Vì thế, nổi mẩn đỏ không ngứa khiến nhiều người lo lắng không biết mình bị làm sao, có mắc bệnh gì không và nên điều trị như thế nào. Đây là triệu chứng dễ gặp ở nhiều thể bệnh da liễu. Tùy vào nguồn gốc phát sinh triệu chứng sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp riêng.

Nổi mẩn đỏ nhưng không gây ngứa là như thế nào?

Nổi mẩn đỏ không gây ngứa là tình trạng trên da xuất hiện các nốt đỏ. Chúng có thể nhỏ, nổi sần lên như muỗi đốt hoặc phát ban, lan rộng thành những vùng lớn. Tuy nhiên những vùng da nổi mẩn này hoàn toàn không gây ngứa, đau rát hay khó chịu gì cho người bị.

Những vị trí dễ xuất hiện mẩn đỏ nhất ở các vùng da nhạy cảm như: Cổ, tay, chân, mặt. Các nốt đỏ này có thể tự tiêu biến sau khoảng vài giờ hoặc có xu hướng lây lan mạnh, sắc tố đậm hơn. Điều này là do nguồn gốc phát sinh triệu chứng của chúng là khác nhau. Vậy nổi mẩn đỏ nhưng không gây ngứa có nguy hiểm không? Đang cảnh báo bệnh gì bạn có biết?

Nổi mẩn đỏ không gây ngứa là tình trạng trên da xuất hiện các nốt đỏ
Nổi mẩn đỏ không gây ngứa là tình trạng trên da xuất hiện các nốt đỏ

Mẩn đỏ không ngứa là triệu chứng của bệnh gì?

Mẩn đỏ không ngứa hình thành từ nhiều nguyên do khác nhau. Theo đó, nếu đang gặp phải tình trạng này, rất có thể bạn đang phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý sau:

Lupus ban đỏ

Xuất hiện phát ban đỏ ở nhiều cổ, ngực, mặt là một dấu hiệu thường thấy của bệnh lupus ban đỏ. Nếu các nốt đỏ không gây ngứa, kèm theo một số biểu hiện triệu chứng khác như khớp xương đau, sưng, cơ thể mệt mỏi, sốt, miệng bị viêm loét thì chắc chắn bạn đang mắc căn bệnh này.

Lupus ban đỏ là một thể bệnh mãn tính, không thể điều trị dứt điểm. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có thể tái phát liên tục, gây viêm đau ở nhiều vị trí trên cơ thể, không chỉ ở da mà còn cả xương, nội tạng.

Viêm mao mạch dị ứng

Các nốt mẩn đỏ lan rộng khắp thân, nhỏ li ti và không nổi sần trên bề mặt da có thể là lời cảnh báo cơ thể bạn đã mắc bệnh viêm mao mạch dị ứng. Theo thời gian, các nốt mẩn đỏ không mất đi mà biến chứng thành phù da kèm theo tình trạng đau khớp, buồn nôn thì nhận định này là hoàn toàn chính xác.

Khác với các nốt mẩn đỏ thông thường, bề mặt vùng da phát ban rất mịn, không sần sùi hay nổi cộm nốt. Nguyên do là bởi chúng hình thành do các lớp mao mạch dưới da bị chảy máu. Những nốt đỏ này nhỏ li ti, lấm tấm tạo thành các mảng lớn, tập trung nhiều ở mặt duỗi cẳng tay, chân, đùi và mông.

Giãn mao mạch

Giãn mao mạch là tình trạng các mạch máu nhỏ dưới da bị giãn ra, tạo thành các đường vân đỏ hoặc tím trên da. Tình trạng này thường gặp ở mặt, cổ, ngực và chân. Bên cạnh việc gây ra các nốt mẩn đỏ trên da, chúng còn làm xuất hiện thêm các được vân đỏ hoặc tím. Đồng thời vùng da bị giãn mao mạch có thể nóng, rát hơn so với những vị trí khác trên cơ thể.

Giãn mao mạch
Giãn mao mạch

U máu

U máu là hiện tượng mạch máu phát triển bất thường, dẫn đến hiện tượng mạch máu giãn nở, lưu lượng máu tăng và gây viêm nhiễm. Tùy vào dạng u máu mà chúng có thể gây ra những nốt mẩn đỏ tươi, đỏ tím hoặc ngà xanh trên da.

Trường hợp nổi mẩn không ngứa do u máu gây ra thường xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì đây là giai đoạn cơ thể bé đang phát triển và hoàn thiện về mọi mặt.

Nhiễm siêu vi

Nhiễm siêu vi có thể khiến hệ miễn dịch kích hoạt phản ứng chống virus và gây ra hiện tượng nổi mẩn đỏ đi kèm một số triệu chứng khác. Bên cạnh đó, chúng còn tăng nguy cơ tổn thương mạch máu, chảy máu dưới da. Những tác động này đều dẫn đến hiện tượng trên da xuất hiện nhiều mẩn đỏ nhưng không đau, không ngứa.

Nổi mẩn đỏ do nhiễm siêu vi thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, thời gian có thể khác nhau tùy thuộc vào loại virus và hệ miễn dịch của người bệnh.

Sốt phát ban

Sốt phát ban là một bệnh thường gặp ở trẻ em, thường do virus HHV-6 và HHV-7 gây ra. Sau khoảng 2-3 ngày phát bệnh, các nốt mẩn đỏ dần xuất hiện trên da, tập trung nhiều ở vùng mặt, lưng, ngực. Những nốt mẩn này rất mịt, không gồ lên bề mặt da và không để lại sẹo sau khi trị khỏi bệnh.

Sốt phát ban
Sốt phát ban

Ung thư da

Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư da chính là các nốt mẩn đỏ không ngứa, không đau rát. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường là trên những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Những nốt mẩn này có thể phẳng lỳ hoặc hơi gồ lên bề mặt. Một số trường hợp, mẩn có thể tự hết sau thời gian ngắn.

Người nổi mẩn đỏ không ngứa khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Khi mẩn đỏ không ngứa đi kèm các triệu chứng bất thường như:

  • Nổi mẩn đỏ diện tích lớn, thậm chí mẩn đỏ toàn bộ cơ thể
  • Có dấu hiệu sốt nhẹ nhiều ngày hoặc sốt cao
  • Vùng da bị mẩn đỏ có cảm giác đau
  • Mẩn đỏ chứa dịch mủ

Giải pháp trị mẩn đỏ không ngứa hiệu quả, an toàn

Dùng thuốc Tây y

Ưu điểm trị nổi mẩn đỏ không ngứa bằng thuốc Tây y chính là hiệu quả tác dụng nhanh chóng và phù hợp với cả thể bệnh nặng. Tuy nhiên, thuốc cần dùng đúng theo chỉ dẫn của chuyên gia và không nên lạm dụng trong thời gian dài vì dễ gây hại cho thận, gân và một số cơ quan khác của cơ thể.

Thuốc kháng histamin

Đây là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất trong việc điểm trị và kiểm soát các triệu chứng da liễu. Hoạt chất trong thuốc có khả năng ức chế histamin - một chất trung gian có thể gây viêm ngứa cho cơ thể.

Một số loại thuốc kháng histamin phổ biến bao gồm: Chlorpheniramine, Loratadine, Cetirizine...

Thuốc corticosteroid dạng bôi, uống

Đây là một loại thuốc có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng đau và phù nề cực kỳ hiệu quả. Corticosteroid được bào chế dưới nhiều dạng, chỉ được phép sử dụng khi được bác sĩ chỉ dẫn và kê đơn.

Một số loại thuốc corticosteroid bôi phổ biến bao gồm: Hydrocortisone, Betamethasone...

Kháng sinh

Thuốc kháng sinh không tác động trực tiếp đến các nốt mẩn đỏ mà làm thuyên giảm chúng thông qua việc tác động vào căn nguyên. Theo đó, chúng đường dùng để điều trị các bệnh ngứa do nhiễm vi khuẩn, từ đó dần tiêu biến các nốt mẩn đỏ. Tuy nhiên, khác sinh chỉ dùng cho một số trường hợp nhất định theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Một số loại kháng sinh phổ biến bao gồm: Amoxicillin, Cephalexin, Azithromycin…

Thuốc kháng sinh làm thuyên giảm mẩn đỏ thông qua việc tác động vào căn nguyên
Thuốc kháng sinh làm thuyên giảm mẩn đỏ thông qua việc tác động vào căn nguyên

Thuốc điều trị bệnh lý nền

Nếu xác định được chính xác nốt mẩn sinh ra bởi các bệnh lý cụ thể thì bạn hoàn toàn có thể dùng thuốc điều trị bệnh lý đo. Tuy nhiên, phán đoán bệnh cần có cơ sở rõ ràng và được bác sĩ công nhận, tránh dùng bừa thuốc gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Một số loại thuốc nổi bật bạn có thể tìm hiểu như: Thuốc điều trị lupus ban đỏ hệ thống, thuốc điều trị viêm da cơ địa

Dùng liệu pháp y khoa

Các liệu pháp y khóa được thực hiện bằng những trang thiết bị y khoa hiện đại, tân tiến. Những liệu pháp này đều tác động trực tiếp lên bề mặt da, loại bỏ các nốt mẩn nhanh chóng mà không để lại thâm sẹo. Thông thường sau khoảng 3-4 buổi trị liệu, các nốt này sẽ hoàn toàn biến mất. Một số liệu pháp bạn có thể tham khảo là:

  • Chiếu tia cực tím: Là một liệu pháp dùng tia UVB tác động trực tiếp lên vùng da bệnh. Chúng được sử dụng để điều trị mẩn do một số bệnh lý da gây nên như vẩy nến, bạch biến…
  • Liệu pháp laser: Loại laser thường được dùng trong trị liệu là  ablative. Đây là một phương pháp ít xâm lấn, an toàn và cho hiệu quả cải thiện cao. Chúng được sử dụng để điều trị các tình trạng mẩn đỏ da do mạch máu.

Liệu pháp laser
Liệu pháp laser

  • Liệu pháp quang học: Sử dụng ánh sáng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả các vấn đề về da. Chúng có thể điều trị các nốt mẩn do bệnh lý da như mụn trứng cá, nám da…

Áp dụng bài thuốc từ các nguyên liệu tự nhiên

Nếu tình trạng nổi mẩn đỏ chỉ ở mức nhẹ và lác đác ở một vài vị trí trên cơ thể thì bạn hoàn toàn không cần dùng đến thuốc Tây hay các liệu pháp y khoa. Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian an toàn, hiệu quả lại tiết kiệm chi phí. Một số mẹo hay bạn có thể thử ngay tại nhà là:

Thoa gel nha đam

Nha đam có tính chất làm dịu và chống viêm, giúp giảm bớt tình trạng mẩn đỏ và sưng tấy. Có thể dùng gel nha đam tươi thoa trực tiếp lên vùng da bị mẩn đỏ hoặc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa nha đam.

Thoa nước trà xanh

Trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và giảm viêm. Bạn có thể pha trà xanh và dùng bông gòn thấm nước trà để thoa lên vùng da bị mẩn đỏ hoặc đun nước trà xanh để tắm.

Đắp dưa chuột

Dưa chuột có tính mát, giúp làm dịu da và giảm bớt tình trạng mẩn đỏ. Bạn có thể cắt dưa chuột thành lát mỏng và đắp lên vùng da bị mẩn đỏ hoặc xay nhuyễn dưa chuột và thoa lên da.

Đắp dưa chuột
Đắp dưa chuột

Đắp bột yến mạch

Bột yến mạch có tính chất làm dịu và dưỡng ẩm, giúp giảm bớt tình trạng mẩn đỏ và khô da. Bạn có thể pha bột yến mạch với nước ấm thành hỗn hợp sệt và đắp lên vùng da bị mẩn đỏ hoặc tắm với bột yến mạch.

Thoa nghệ

Nghệ có tính chống viêm và sát khuẩn, giúp giảm bớt tình trạng mẩn đỏ và sưng tấy. Bạn có thể dùng bột nghệ pha với nước hoặc sữa chua để thoa lên vùng da bị mẩn đỏ hoặc uống tinh bột nghệ.

Phòng ngừa nổi mẩn đỏ không ngứa bằng cách nào?

Sau khi điều trị, để ngăn ngừa tình trạng nổi mẩn ngứa tái phát khiến bạn tự ti và bất tiện trong hoạt động hàng ngày thì dưới đây là những biện áp phòng ngừa hiệu quả bạn có thể áp dụng:

  • Tránh các tác nhân gây dị ứng: Xác định các tác nhân gây dị ứng cho bản thân như thức ăn, côn trùng, phấn hoa, mỹ phẩm,... và hạn chế tiếp xúc với chúng.
  • Giữ vệ sinh da: Tắm rửa thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, luôn đọc kỹ thành phần trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào cho da. Trường hợp có makeup, hãy nhớ tẩy trang kỹ lưỡng trước khi đi ngủ.

 Tắm rửa thường xuyên bằng nước ấm
Tắm rửa thường xuyên bằng nước ấm

  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây. Đồng thời cần uống đủ tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày và đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tập thể thao thường xuyên.
  • Sử dụng kem chống nắng: Thoa kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên mỗi ngày, ngay cả khi trời râm mát, che chắn da bằng mũ, áo khoác khi ra ngoài trời nắng để bảo vệ da trước tia UV.
  • Theo dõi sức khỏe: Đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn.

Kết luận

Trên đây chi tiết tác nhân gây mẩn cùng giải pháp điều trị nổi mẩn đỏ không ngứa bạn đọc có thể tham khảo. Nếu các triệu chứng ngày một trở nặng, không thuyên giảm dù áp dụng nhiều cách, bạn nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, tư vấn trực tiếp bởi y bác sĩ.


Top địa chỉ phòng khám Nổi Mẩn Đỏ Không Ngứa


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan