Kinh đởm là nơi hội tụ những huyệt vị quan trọng trên cơ thể. Mỗi huyệt vị trên đường kinh này đại diện cho một công dụng đặc biệt. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây về vị trí, chức năng và cách tác động huyệt vị trên kinh đởm.

Tổng quan về kinh đởm

Kinh đởm hay còn được gọi bằng cái tên khác đó là kinh túc thiếu dương đởm. Dưới đây là những thông tin cơ bản về huyệt vị này:

Lộ trình đường kinh đởm

Trên đường kinh đởm có đi qua các huyệt vị quan trọng, do đó đường đi của kinh đởm cũng khá phức tạp:

  • Bắt đầu đường đi từ vị trí huyệt Đồng tử liêu ở đuôi mắt, sau đó chạy lên góc trán và vòng ra phía sau tai. Sau đó vòng xuống huyệt Khuyến bồn nằm trên vai và tiếp tục lạn xuống nách, vòng qua ngực và xuống đến xương sườn cuối cùng.
  • Khi vòng xuống huyệt Hoàng Khiêu trên khớp háng, đường kinh đởm chạy dọc theo đường mặt ngoài chân. Sau đó tiến dần đến mắt cá chân và xuống mu bàn chân.
  • Tiếp tục chạy xuống ngón chân út, áp út và kết thúc huyệt tại vị trí huyệt Túc khiếu âm bên ngoài móng chân áp út.
  • Từ phía đuôi mắt sẽ thấy nhánh ngầm đi thẳng xuống hố thượng đòn. Vòng vào phía trong ngực và liên hệ mật thiết với Can - Đởm. Tiếp tục xuống dưới bẹn để kết nối ra bên ngoài ở những mấu chuyển lớn.

Giờ hoạt động mạnh nhất: Vào khoảng thời gian từ 11 giờ đêm hôm trước đến 1 giờ sáng hôm sau. Đây là thời gian người bệnh nên nghỉ ngơi để bảo vệ chức năng của túi mật.

Liên hệ biểu lý: Có quan hệ mật thiết với kinh Can

Cơ quan liên hệ: 

  • Đầu liên quan chủ yếu đến tiết đoạn C2 - C3 - C4
  • Ngực liên quan đến D2 - D12
  • Mông liên quan  đến L1 - L4
  • Mu bàn chân liên quan đến L5
  • Ngoài ra còn có mắt, cổ, khớp xương, gan và mao mạch.

kinh-dom
Kinh đởm là nơi hội tụ những huyệt vị quan trọng trên cơ thể

Các huyệt vị chính trên đường kinh đởm

Trên đường kinh đởm hội tụ 44 điểm huyệt chính yếu bao gồm:

1. Đồng tử liêu

2. Thính hội

3. Thượng quan

4. Hàm yến

5. Huyền lư

6. Huyền ly

7. Khúc tân

8. Suất cốc

9. Thiên xung

10. Phù bạch

11. Khiếu âm

12. Hoàn cốt

13. Bản thần

14. Dương bạch

15. Đầu lâm khấp

16. Mục song

17. Chính dính

18. Thừa linh

19. Não không

20. Phong trì

21. Kiên tỉnh

22. Uyên dịch

23. Trấp cân

24. Nhật nguyệt

25. Kinh môn

26. Đái mạch

27. Ngũ xu

28. Duy đạo

29. Cự liêu

30. Hoàn khiêu

31. Phong thị

32. Trung độc

33. Tất dương quan

34. Dương lăng tuyền

35. Dương giao

36. Ngoại khâu

37. Quang minh

38. Dương phụ

39. Huyền chung

40. Khâu khư

41. Túc lâm khấp

42. Địa ngũ hội

43. Hiệp khê

44. Túc khiếu âm

Phân nhánh đường kinh đởm

Đường đi của kinh đởm được phân ra thành 3 nhánh chính như sau:

  • Nhánh 1: Từ sau tai vào trong tai đi ra đến phần sau đuôi mắt
  • Nhánh 2: Từ đuôi mắt xuống đến huyệt Đại nghênh hội với huyệt thiếu dương ở tay, lên hỗ mắt rồi vòng xuống góc hàm và xuống cổ. Từ đó giao hội với kinh chính trên đòn, vòng qua ngực và cơ hoành để liên hệ với Can. Sau đó đi xuống dưới sườn, bẹn và tiến ngang đến mấu chuyển lớn
  • Nhánh 3: Từ mu bàn chân ra, đi giữa ở xương bàn chân đến nửa ngón chân cái và tiến dần đến móng chân cái. Nối tiếp với kinh quyết âm Can ở chân.

Biểu hiện các bệnh lý

Theo những lưu truyền từ sách Linh khu đã viết ra một số bệnh lý liên quan đến đường kinh đởm. Các triệu chứng xuất hiện do  nhiều nguyên nhân tác động như:

Triệu chứng do nguyên nhân bên ngoài tác động:

  • Miệng đắng, hay thở dài
  • Vị trí vùng ngực và hông thường có cảm giác đau nhức, khó xoay người hoặc khi trở người đau đớn
  • Trường hợp bệnh nặng có các biểu hiện như da khô do bị mất nước, trên mặt có những đốm trắng vón lại như một lớp bụi mỏng. Ngoài ra còn có hiện tượng thân thể không được thoải mái, thường có cảm giác nóng rát ở mặt ngoài chân hay còn gọi là chứng dương quyết.

Triệu chứng do nguyên nhân bên trong tác động:

  • Đau ở vùng dưới cằm, đầu đau nhức, khóe mắt ngoài đau, hố trên đòn sưng, hạch ở nách và có hiện tượng sưng đau ở vùng dưới nách.
  • Sốt rét, thường ra mồ hôi trộm
  • Đau ngực, đau hông và sườn
  • Cử động ngón chân út và áp út khó khăn, thậm chí không cử động được
  • Các mấu chuyển lớn ở xương đùi đau nhức, đau từ phía bên ngoài đầu gối đến cẳng chân, đau mắt cá chân.

Các triệu chứng bên ngoài đều là bệnh thuộc Thị Động và triệu chứng bên trong thuộc Sở sinh:

  • Thị động tắc bênh khẩu thổ, thiện thái đức, bất năng chuyển chắc, tâm hiếp thống thể vô trạch, thậm tắc diện vi hữu trần, túc ngoại phản nhiệt, thị vi dương quyết.
  • Sở ding thị chủ cốt bệnh giả, hàm thống, đầu thống, khuyết bồn trung thũng thống, dịch hạ thũng, hạn xuất chấn hàn ngược, mã đao hiệp anh.

Chức năng của huyệt trên đường kinh đởm

Chức năng tại chỗ theo đường kinh có thể điều trị các bệnh sau:

  • Bệnh đau khớp háng, khớp cổ chân và khớp gối
  • Bệnh đau vai gáy, đau dây thần kinh liên sườn và đau thần kinh hông to
  • Nhức đầu, đau nửa đầu và chứng ù tai

Điều trị các bệnh toàn thân như sốt rét, miệng đắng, sốt cao kèm theo nôn mửa.

kinh-dom
Chủ trị bệnh đau khớp háng, khớp cổ chân và khớp gối

Huyệt kinh đởm có 3 chức năng chủ yếu đó là giúp khơi thông đường ruột, phục hồi đường ruột và tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

Do đường kinh lạc trong cơ thể người thường được vận hành theo trình tự thời gian và từ xưa đã ứng dụng nguyên tắc này để xây dựng một chế độ dưỡng sinh tương ứng với 12 canh giờ. Với nguyên tắc này, cơ thể con người sẽ cần ở trạng thái nghỉ ngơi sau 9 giờ tối. Một giấc ngủ sâu và đủ giấc sẽ giúp cho sức khỏe tốt hơn và nhanh chóng hồi phục.

Kinh Can và Đởm hoạt động mạnh nhất từ khoảng thời gian 11 giờ tối đến khoảng 3 giờ sáng hôm sau. Vì thế, khi con người thức đêm sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới các bộ phận trong cơ thể.

Kinh khí của mật và gan sẽ phải cung ứng gần như hoàn toàn cho não bộ, dạ dày, tay chân hay ruột khiến cho quá trình thanh lọc cơ thể không thể trọn vẹn. Trong cơ thể sẽ còn những cặn bã mà chưa được đào thải kịp thời. Do đó, mọi người cần đi ngủ sớm vào khoảng thời gian trên để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến gan và mật.

Nếu thấy xuất hiện các gân xanh nổi lên trên huyệt Thái dương đồng nghĩa các chất cặn bã đang ứ đọng trên cơ thể bị dồn lên đầu, làm cho mạch máu não bị tắc nghẽn gây ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt, huyết áp thất thường.

Mạch máu não bị thiếu oxy cấp nên gây ra hiện tượng tai biến mạch máu não. Cách xử lý những hiện tượng này nhanh nhất là người bệnh nên áp dụng phương pháp điều dưỡng kinh đởm.

Một số huyệt phổ biến trên đường Kinh túc thiếu dương đởm

Đường đi của kinh đởm khá đặc biệt do nó đi qua nhiều huyệt đạo quan trọng trên cơ thể. Dưới đây là một số huyệt vị nổi bật và tác dụng trong điều trị bệnh của chúng:

Đồng tử liêu

Công dụng: Chủ trị các bệnh đau đầu trước chán và các bệnh liên quan đến mắt như viêm kết mạc, viêm mi mắt, suy giảm thị lực, sụt mí. Ngoài ra còn các triệu chứng nguy hiểm như liệt mặt và liệt dây thần kinh số 5.

Vị trí: Ở trên đầu, nằm trên chỗ lõm phía ngoài khóe mắt cách 0,5 thốn - B

Kỹ thuật tác động: Thực hiện châm ngang ở dưới da từ 0,3 - 0,5 thốn hoặc dùng cứu ngải.

Huyệt phong trì

Công dụng: Điều trị đau nhức đầu

Vị trí: Người bệnh hơi cúi đầu, dùng ngón trỏ và ngón cái ấn vào vị trí 2 gờ xương chẩm sau đó lần xuống đến phần lõm ở phía dưới. Khi ấn vào chỗ lõm mà có cảm giác tê tức thì đấy chính là huyệt phong trì.

Kỹ thuật tác động:

  • Huyệt phong trì chuyên chủ trị các bệnh về phong. Có tác dụng điều trị tất cả triệu chứng nhức đầu liên quan đến phong nhiệt, phong thấp, phong hàn hoặc do can dương bốc lên. Người bệnh có thể tác động lên huyệt này sẽ có hiệu quả tích cực
  • Người bệnh sử dụng hai ngón cái day bấm trên huyệt này khoảng 2 - 5 phút sẽ có hiệu quả tích cực. Một cách khác là người bệnh có thể cạo gió trên huyệt hoặc cứu điếu ngải đều có tác dụng tương tự.

kinh-dom
Huyệt phong trì

Huyệt dương bạch

Công dụng: Điều trị các bệnh đau đầu, đau vùng trán hay viêm kết mạc, liệt cơ mặt và dây thần kinh số 5.

Vị trí: Xác định vị trí huyệt dương bạch nằm ở phía trên lông mày khoảng 1 thốn, thằng về phía trung tâm đồng tử

Cách tác động: Với huyệt này thực hiện châm ngang, cách da từ 0,3 - 0,5 thốn. Mũi kim hướng xuống dưới hoặc sử dụng cứu.

Huyệt kiên tỉnh

Công dụng: 

  • Điều trị triệu chứng căng tức ở ngực
  • Huyệt kiên tỉnh có chức năng làm tan các vị trí có máu tụ và các khối u cục.
  • Ngoài ra còn có tác dụng điều trị các chứng bệnh liên quan đến tắc nghẽn khí huyết gây ra các bệnh lý viêm khớp vai, trầm cảm, đau mỏi cánh tay và các bệnh ở vú.

Vị trí: Huyệt vị này nằm ở vị trí trung điểm nối từ Đại chùy (vị trí dưới gai xương ở đốt sống cổ thứ 7) đến phần chỏm vai, còn gọi là huyệt.

Triệu chứng: Người bệnh thường có cảm giác đau nhức mỗi khi ấn và day vào huyệt.

Kỹ thuật tác động: Kích thích huyệt bằng cách sử dụng lòng bàn tay bóp xung quanh huyệt vị. Một cách khác là day bấm, hơ ngải cứu, cạo gió hoặc vỗ vào huyệt đều cho tác dụng tương tự. Thực hiện đều đặn hàng ngày, mỗi ngày từ 2 - 5 phút.

kinh-dom
Huyệt kiên tỉnh

Huyệt nhật nguyệt

Công dụng: Huyệt có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến túi mật, viêm túi mật, đau bụng trên vùng huyệt và bệnh sỏi mật.

Vị trí: Huyệt nhật nguyệt nằm trong khe liên sườn thứ ba, tính từ đầu vú hướng thẳng xuống

Kỹ thuật tác động: Người bệnh có thể tác động lên huyệt nhật nguyệt bằng cách xoa bóp, day bấm hoặc cạo gió đều có kết quả như nhau. Tuy nhiên, nên thực hiện hàng ngày để cho hiệu quả tốt nhất. Mỗi lần tác động kéo dài từ 2 - 5 phút, ngày thực hiện 1 - 2 lần hoặc khi có các cơn đau xuất hiện.

Huyệt hoàn khiêu

Công dụng:

  • Được coi là huyệt vị chủ đạo ở chân
  • Điều trị hiệu quả các bệnh như đau dây thần kinh tọa hay tê liệt chân,...
  • Huyệt hoàn khiêu còn có tác dụng trị các chứng đau bụng kinh dai dẳng, u xơ tử cung và bệnh u nang buồng trứng,...

Vị trí: Để xác định vị trí huyệt hoàn khiêu, có thể thực hiện bằng hai cách sau:

  • Cách 1: Người bệnh nằm nghiêng, dùng ngón cái trên bàn tay phải gập vuông góc. Riêng ngón tay trỏ duỗi thẳng và các ngón tay còn lại gập vào. Lấy khớp ở ngón cái trên đốt xương cùng làm trụ, sau đó tiến hành xoay đầu ngón trỏ hướng về điểm cao nhất của mấu chuyển nằm giữa xương đùi và phần khu xương cùng trên mông. Nơi ngón trỏ chạm đến chính là huyệt hoàn khiêu cần tìm.
  • Cách 2: Người bệnh nằm sấp xuống sàn. Sau đó gấp gối lại làm sao cho phần gót chân chạm vào mông. Điểm chạm giữ gót chân và mông chính là huyệt.

Kỹ thuật tác động: Để kích hoạt huyệt hoàn khiêu rất đơn giản, người bệnh chỉ cần bấm huyệt bằng khuỷu tay hay ngón cái hoặc dùng giác hơi đều cho hiệu quả tốt.

Huyệt phong thị

Công dụng: Huyệt vị này có công dụng chính là phòng và điều trị trúng phong. Ngoài ra, còn có tác dụng giúp chữa liệt nửa người, mề đay, đau đầu, chóng mặt, huyết áp không ổn định và hiện tượng liệt nửa người, tê liệt chân.

Vị trí: Khi đứng thẳng, tay để áp dọc theo thân, nơi đầu ngón giữa chạm đến chân chính là huyệt phong thị.

Kỹ thuật tác động: Để dùng huyệt phong thị trị liệu, người bệnh có thể sử dụng phương pháp cạo gió, day ấn, vỗ huyệt hoặc dùng giác hơi, hơ ngải cứu sẽ có tác dụng kích hoạt huyệt. Nên thực hiện mỗi lần từ 2 - 5 phút để đạt được hiệu quả và thực hiện đều ở 2 bên.

kinh-dom
Huyệt phong thị

Huyệt dương giao

Ý nghĩa huyệt: Đây là nơi giao thoa giữa Kinh Đởm và mạch Dương Quy nên gọi là huyệt Dương giao.

Công dụng: Huyệt dương giao chủ trị các chứng bệnh đau thần kinh tọa, hen suyễn, đau nhức cẳng chân.

Đặc điểm: Cùng nằm trong huyệt hội của kinh Đởm và Dương Duy mạch

Vị trí: Nằm ở mặt ngoài cẳng chân và phía sau của xương mác. Ở phía trên lồi mắt cá chân ra khoảng 7 thốn. Huyệt Dương giao nằm ở phía dưới trung điểm của đường nối mắt cá chân phía ngoài và đầu ngoài của nếp lằn khoe chân khoảng 1 thốn. Nằm ở phía sau huyệt ngoại khâu.

Cách kích huyệt: Thực hiện cham thẳng khoảng 1 - 1,5 thốn, cứu 3 - 5 tráng. Thực hiện từ 5 - 10 phút mới đạt hiệu quả.

Huyệt huyền chung

Công dụng: Huyệt huyền chung có khả năng điều trị các chứng bệnh như điếc tai, mờ mắt do quá trình lão hóa và một số chứng bệnh liên quan đến chức năng tủy xương như liệt, teo cơ.

Vị trí: Tính từ đầu mắt cá chân ngoài đo thẳng lên chân khoảng 3 thốn, điểm nằm ở trước xương mác chính là huyệt huyền chung.

Kỹ thuật tác động: Tương tự như các huyệt vị khác, người bệnh có thể kích thích huyệt bằng cách vỗ huyệt. Ngoài ra nên kết hợp với các huyệt vị khác có tác dụng trị đau cổ cấp như Liên khuyết, Ngoại quan, Hậu khê giúp cho hiệu quả chữa bệnh nhanh hơn, điều trị các chứng đau cứng khớp hay vẹo cổ do phong hàn gây ra.

Huyệt dương lăng tuyền

Công dụng: Tác động lên huyệt vị giúp điều trị chứng miệng đắng, khô. Khi túi mật có hiện tượng bất ổn, dịch mật tiết ra làm cho miệng khô và đắng hơn nhiều. Ngoài ra còn giúp điều trị chứng teo cơ chân và nấm kẽ chân.

Vị trí: Người bệnh gập đầu gối sao cho vuông góc. Dễ dàng nhìn ra phần lõm ở bên mặt ngoài gần đầu gối, ngay phía trước đầu nhỏ của xương mác chính là huyệt.

Kỹ thuật tác động: Trị liệu bằng cách tự day ấn huyệt, thực hiện từ 2 - 5 phút sau đó đổi bên. Nên thực hiện lần lượt chứ không thực hiện cùng lúc 2 chân.

kinh-dom
Huyệt dương lăng tuyền

Huyệt túc lâm khấp

Công dụng: Điều trị hiện tượng ra khí hư và trị mở lưng. Ngoài ra còn giúp người bệnh chữa đau lưng, mỏi gối, béo phì và thể trạng mệt mỏi.

Vị trí: Huyệt túc lâm khấp nằm trên mu bàn chân, nằm cách kẽ chân thứ 4 khoảng 1,5 thốn

Kỹ thuật tác động: Người bệnh trực tiếp day bấm huyệt từ 2 - 5 phút ở mỗi bên lưng, có thể thực hiện đồng thời cả 2 bên cùng lúc.

Trên đường Kinh đởm là nơi đi qua của rất nhiều huyệt vị quan trọng của cơ thể. Hy vọng những chia sẻ trên về kinh đởm có thể phần nào giúp bạn đọc có thêm kiến thức về huyệt vị cũng như có những phương pháp điều trị bệnh không cần dùng thuốc mà vẫn hiệu quả.

Nhóm bệnh

Bài viết liên quan