Huyệt Tâm Du đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các chứng an thần, định chí và dưỡng tâm luôn trong trạng thái ổn định. Cho nên những tác động bằng cách tác động châm cứu hay bấm huyệt đều chủ trị chữa chứng bệnh về thần kinh, mất ngủ rất hiệu quả. Và để hiểu hơn về huyệt vị này, mời bạn đọc những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây. 

Vị trí huyệt Tâm du? Cách xác định

Giải thích ý nghĩa về tên gọi huyệt Tâm Du, Tâm là tạng Tâm, Du là đi vào, đây là huyệt vị có thể đưa khí vào trong tạng Tâm để điều chỉnh tính thần trong con người. Huyệt còn có nhiều tên gọi khác như Bối Du, Cửu Lao, có xuất xứ trong Thiên “Bối Du” (Liên khu 51). Huyệt vị bày có một số những đặc điểm như sau:

  • Đây là huyệt vị thứ 15 trong kinh Bàng Quang.
  • Huyệt nằm trong kinh thủ Thiếu Âm Tâm.
  • Huyệt ở tả khí Dương trong Lục Phủ Ngũ Tạng.

Cách xác định huyệt Tâm Du khá đơn giản vì huyệt nằm ở ngay gai sống lưng số 5, dùng tay đo ngang ra 1,5 thốn chính là vị trí huyệt. Khi giải phẫu huyệt:

  • Ngay dưới da của vùng huyệt này chính là cơ thang – trám – lưng dài, cơ gai ngang, cơ bán gai cổ và cơ sườn. Sâu bên trong chính là phổi của con người.
  • Nhánh thần kinh sọ não số XI nằm tại đây, ngoài ra còn có đám rối cổ, tay, dây thần kinh sống lưng 5 và dây thần kinh kinh sườn cũng số 5.
  • Vùng da của huyệt bị chi phối bởi tiết đoạn dây thần kinh D5

Chính nhờ vị trí đặc biệt này của huyệt vị mà huyệt có tác dụng an thần định chí, điều hòa khí huyết và dưỡng tâm thoải mái, tự nhiên nhất. Huyệt cũng chủ trị chính những bệnh về tim, tâm thần phân liệt, chứng động kinh hay biểu hiện của bệnh suy nhược thần kinh.

huyet-tam-du
Hình ành vị trí huyệt Tâm Du trên cơ thể con người

Cách tác động vào huyệt Tâm Du để trị bệnh

Mỗi một căn bệnh sẽ có cách tác động vào huyệt Tâm Du khác nhau đảm bảo tính an toàn, đúng kỹ thuật sẽ mang tới những hiệu quả đúng như mong muốn. Cụ thể như sau:

Trị tâm căn suy nhược

Tâm căn suy nhược hiểu đơn giản chính là bệnh suy nhược thần kinh đã bước vào cấp độ mãn tính (tên tiếng anh gọi là Chronic fatigue syndrome). Khi mắc bệnh, người bệnh gần như rất dễ bị kích động, dễ cáu gắt, nổi giận vô cớ, rối loạn giấc ngủ và hay đau đầu, chóng mặt.

Trong Y học cổ truyền nguyên nhân gây bệnh là do thần kinh bị yếu, dẫn đến các chức năng của tạng phủ tâm, tỳ, can, thận cũng yếu dần. Để điều trị cần mất một thời gian dài, ngoài cải thiện đời sống thì ứng dụng liệu pháp Đông y là bấm huyệt, châm cứu Tâm Du sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Cách thực hiện:

  • Xoa bóp: Thực hiện liên tục 30 phút/ lần/ phút, liệu trình kéo dạ dày từ 15 - 30 ngày. Dùng ngón tay ấn vào huyệt vị và day nhẹ kết hợp xoa bóp thêm những vùng xung quanh để có hiệu quả nhất.
  • Châm cứu: Dùng kim châm đâm vào huyệt vị khoảng 0,5 – 0,8 thốn, tiến hành cứu từ 3 đến 5 tráng và ôn cứu thêm 5 – 10 phút. Châm bổ thì lưu kim trong 30 phút.

huyet-tam-du
Huyệt Tâm Du trị chứng bệnh suy nhược thần kinh

Trị loạn nhịp tim

Loạn nhịp tim xảy ra khi người bệnh đang gặp các vấn đề về tim mạch. Thường tim của con người sẽ đập khoảng 60 – 100 lần/phút. Nhưng khi bị bệnh, số lần tim đập trong một phút sẽ tăng giảm, lúc nhanh, lúc chậm, thậm chí là loạn nhịp hoàn toàn.

Nguyên tắc điều trị trong Y học cổ truyền là dưỡng tâm, an thần. Thường để có hiệu quả tốt nhất huyệt Tâm Du sẽ được bấm hoặc châm cứu kết hợp cùng Thần Môn, Cự Khuyết, Nội Quan. Ngoài ra tùy từng triệu chứng gặp mà còn được phối thêm một số huyệt vị như sau:

  • Túc Tam Lý và huyệt Khí Hải khi thấy có biểu hiện khí hư.
  • Cách Du, Thái Khê, Tỳ Du, Lao Cung khi gặp chứng huyết hư.
  • Đàm hỏa phối thêm cùng huyệt Phế Du, Phong Long, Xích Trạch.
  • Huyết Hải, Khích Môn, Đản Trung khi bị huyết ứ.

Trị chứng mất ngủ

Chứng bệnh mất ngủ được xem là căn bệnh thế kỷ mà rất nhiều người gặp phải hiện nay. Mất ngủ do rất nhiều nguyên nhân gây ra, cứ kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và hệ thần kinh cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác nguy hiểm.

Đa phần những bệnh nhân gặp tình trạng này sẽ ưu tiên sử dụng thuốc Tây y. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này gần như chỉ có tác dụng nhất thời mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro hơn. Chính vì thế, liệu pháp cổ truyền như châm cứu hay bấm huyệt vào huyệt Tâm Du được đánh giá là an toàn và hiệu quả hơn.

Tùy từng thể bệnh mà huyệt Tâm Du được châm cứu và bấm huyệt cùng những huyệt vị sau:

  • Mất ngủ do tâm huyết hư châm cứu vào huyệt Nội Quan, Huyết Hải, Cách Du, Trung Đô, Thái Xung, Tâm Du và huyệt Thần Môn.
  • Mất ngủ do bị tâm và tỳ cùng suy yếu: Châm cứu vào các huyệt Tâm Du, Tam Âm Giao, Thái Bạch, Túc Tam Lý, Cách Du, Nội Quan.

huyet-tam-du
Tác động huyệt Tâm Du trị chứng mất ngủ

Hướng dẫn cách phối huyệt để chữa bệnh

Không giống như những huyệt vị khác, huyệt Tâm Du sẽ hoạt động tốt hơn khi được kết hợp và phối cùng nhiều huyệt vị khác. Dưới đây là một số cách phối được trích xuất từ những sách văn cổ, nguồn gốc rõ ràng đảm bảo tính an toàn và hiệu quả mang lại:

Nguồn từ Bị Cấp Thiên Kim Phương: Huyệt Tâm Du được phối cùng Cách Du (Bàng quang.17), Đào Đạo (Đc.13), Ngọc Chẩm (Bàng quang.9), Đại Trữ để trị chứng ra không ra mồ hôi, tay chân nóng lạnh và sợ lạnh.

Nguồn từ Biển Thước Tâm Thư: Phối các huyệt vị như Cự Khuyết (Nh.14) cùng Tâm Du, tiến hành châm cứu 5 tráng, sau đó kết hợp thêm 20 – 30 tráng phối cứu để trị chứng phong cuồng.

Theo Tư Sinh Kinh có thể phối các huyệt vị sau để trị bệnh:

  • Tâm Du, Can Du, Cưu Vĩ, Khuyết Bồn và Cự Khuyết để trị ho ra máu.
  • Đại Trữ cùng Tâm Du được bấm cùng lúc để trị chứng uất ức ở trong ngực.
  • Phối cùng huyệt vị Thần Đạo và Thiên Tỉnh để trị chứng bứt rứt, hay bị hoảng hốt.

Trong sách Loại Kinh Đồ Dực có ghi rõ phối huyệt Tâm Du cùng huyệt đạo Thần Môn (Tm.7) để trị chứng si ngốc.

Theo những thông tin ghi chép được trong Châm Cứu Đại Thành, phối các huyệt vị cùng huyệt Tâm Du để trị chứng:

  • Thần Môn huyệt và Thiếu Hải huyệt để trị chứng hay quên.
  • Nội Quan (Tâm bào.6) và Thần Môn cũng để trị chứng hồi hộp.
  • Quan Nguyên (Nh.4) huyệt vị, Thận Du và Tam Âm Giao (Tỳ 6) để trị chứng bạch trọc và di tinh.

Phối các huyệt Tâm Du và Thận Du (Bàng quang.23) để giảm chứng tinh tiết nhiều trong sách Ngọc Long Kinh.

Phối cùng Thần Đạo huyệt (Đ.11) để trị chứng động kinh trong sách Bách Chứng Phú.

Trong Trung Y cương Mục - một sách huyệt đạo của Y học cổ truyền có ghi phối cùng huyệt Tâm Du là Trung Cực (Nh.3, ) Bạch Hoàn Du (Bàng quang.30), Quan Nguyên (Nh.4) và Cao Hoang Du (Bàng quang.43) để trị di tinh, mộng tinh và một vài chứng bệnh sinh lý của nam giới rất hiệu quả.

Phối cùng Phong Long huyệt (Vị 40), Thần Môn (Tm.7), Trung Quản (Nh.12), Vị Du (Bàng quang.19) và Tâm Du để trị mất ngủ (nguồn từ Trung Hoa Châm Cứu Học).

Trong Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu có ghi, phối huyệt Tâm Du cùng Cự Khuyết (Nh.14), Nội Quan (Tâm bào.6), Thần Môn (Tm.7) để cải thiện chứng hay quên sau sinh, hồi hộp, lo lắng.

Phối cùng Can Du, Phong Long, Thần Môn và Tỳ du để trị chứng điên trong Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học.

Nguồn từ Cấp Chứng Châm Cứu Trị Liệu Pháp có ghi phối các huyệt vị sau đây để trị chứng vô mạch, không bắt được mạch đập: Khúc Trì (Đại trường.11), Nội Quan (Tâm bào.6), Thái Uyên (Phế 9) và Xích Trạch (Phế 5)

Cuối cùng là trong Châm Cứu Học Thượng Hải có nhiều ghi chép nhất về các cách phối huyệt, châm cứu với huyệt Tâm Du, cụ thể như sau:

  • Phối Tâm Du cùng Dương lăng Tuyền (Đ.34), Nội Quan (Tâm bào.6) và Thần Môn (Tm.7) để cải thiện tình trạng nhịp tim bị rối loạn.
  • Liệt Khuyết (Phế 7), Tâm Du, Thiếu Hải (Tm.3) và Thần Môn để trị chứng lú lẫn và hay quên.
  • Tam Âm Giao (Tỳ 6), Quan Nguyên (Nh.4), Thận Du (Bàng quang.23) để trị bệnh di tinh ở nam giới.
  • Dương lăng Tuyền (Đ.34), Nội Quan (Tâm bào.6), Thần Môn (Tm.7) điều hòa nhịp tim.
  • Tâm Du và huyệt Cự Khuyết để trị thần kinh bị suy nhược.
  • Khí Xung (Vị 30), Thượng Liêu (Bàng quang.31) và huyệt Bá Hội (Đc.20) trị bệnh Hysteria.
  • Hoàn Du huyệt vị tại Bàng quang.30 cùng Cao Hoang huyệt ở Bàng quang.43 và Thận Du ở Bàng quang.23 để trị bệnh mộng tinh.

huyet-tam-du
Tâm Du có thể phối cùng nhiều huyệt khác

Những lưu ý khi tác động vào huyệt Tâm Du

Để chắc chắn về quá trình châm cứu hay bấm huyệt Tâm Du có hiệu quả nhất,  người bệnh cần nhớ một số những lưu ý dưới đây:

  • Khi thực hiện, việc xác định đúng vị trí huyệt vị đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp để kết quả mang lại.
  • Áp dụng liệu pháp cổ truyền để trị bệnh thì yêu cầu người bệnh cần kiên trì, không quá nóng vội.
  • Không thực hiện châm cứu, bấm huyệt khi vị trí huyệt đang bị mụn nhọt, lở loét, bệnh trên da, tụ máu,...
  • Khi châm cứu không đâm kim quá sâu vi có thể chạm tới cột sống, khi bấm huyệt không tác động lực quá mạnh tránh để tụ máu, bầm tím.
  • Không tác động vào huyệt khi người bệnh vừa uống rượu bia, sử dụng các loại chất kích thích.

Trên đây là những thông tin chung về huyệt Tâm Du, chủ trị tâm và an thần của con người. Hy vọng, điều này đã giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách để áp dụng trong việc chăm sóc sức khỏe hằng ngày của mình.

Nhóm bệnh

Bài viết liên quan