Huyệt cách du là huyệt đạo thứ 17 của kinh Bàng Quang. Do đó, đây là một trong những huyệt quan trọng của cơ thể, nếu tác động chính xác sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh như cao huyết áp, đổ mồ hôi, thiếu máu…

Vị trí huyệt cách du? Cách xác định huyệt cách du

Giải nghĩa về tên huyệt thì Cách là cơ hoành còn Du là đi vào. Như vậy, "cách du" có nghĩa là đưa kinh khí đi vào hoàn cách mô.

Đây là huyệt Hội của Huyết và có xuất xứ từ Thiên "Bối Du". Tác dụng của huyệt cách du là nhằm tán khí Dương ở Hoành Cách môn và Thực quản, tả khí Dương ở Ngũ Tạng.

Huyệt này nằm ở gai đốt sống thứ 7 phía sau lưng, đo ngang khoảng 1,5 thốn và ngang với huyệt Chí Dương. Muốn xác định huyệt, bạn hãy cho tay ra sau lưng, từ khe đốt sống lưng D7, D8 đo ngang ra khoảng 1,5 thốn.

huyet-cach-du
Huyệt nằm ở gai đốt sống thứ 7 phía sau lưng

Tác dụng huyệt cách du

Y học cổ truyền quan niệm, huyệt cách du có tác dụng lý khí, bổ hư lao, thư giãn vùng ngực, hóa ứ, thanh huyết nhiệt, hòa vị khí. Từ đây, việc bấm huyệt sẽ được áp dụng để chủ trị:

  • Bệnh xuất huyết, thiếu máu, nôn mửa.
  • Đau thắt lưng, đổ mồ hôi nhiều và kém ăn.
  • Có thể giãn cơ và làm giảm áp lưng lên dây chằng, dây thần kinh, cơ.
  • Cải thiện tình trạng viêm sưng, đau nhức, phù nề.
  • Hỗ trợ thúc đẩy tăng cường lưu thông khí huyết.

Trong dân gian thường áp dụng 2 phương pháp tác động lên huyệt như:

  • Bấm huyệt: Biện pháp này tương đối đơn giản, dễ làm. Vì vậy, người bệnh có thể tự bấm tại nhà nếu như xác định được đúng vị trí của huyệt.
  • Châm cứu: Người có chuyên môn sẽ cho mũi kim đâm xuống xiên về phía cột sống, sâu khoảng 0,5-0,8 thốn. Thực hiện cứu khoảng 3-5 tráng và ôn cứu trong thời gian 5-10 phút. Lưu ý, vì đây là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật cao nên người bệnh không tự ý châm cứu tại nhà vì có thể tiềm ẩn nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là tử vong.

Hướng dẫn các bước bấm huyệt để trị bệnh

Cách du thuộc loại huyệt quan trọng có khả năng trị bệnh về cột sống, đau nhức lưng, thiếu máu... Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng khi bấm huyệt để không phạm phải sai sót dẫn đến tình trạng nguy hiểm.

Hướng dẫn bấm huyệt cách du để có thể nhanh chóng đẩy lùi bệnh lý:

  • Thật sự tập trung để xác định đúng vị trí của huyệt cách du.
  • Dùng ngón tay cái bấm huyệt và day theo chiều kim đồng hồ hoặc có thể ấn lên ấn xuống để tác động vào huyệt.
  • Trường hợp cảm thấy bị đau bụng khi bấm huyệt thì bạn nên dùng túi hoặc vật dụng chườm nóng nhằm tác dụng giảm đau.

Đương nhiên, việc xác định chính xác huyệt cách du không phải là điều dễ dàng. Do đó, nếu không phải là người có chuyên môn cao trong lĩnh vực này thì bạn nên đến cơ sở y học cổ truyền để lương y, thầy thuốc điều trị.

Bấm huyệt, châm cứu huyệt cách du để chữa bệnh nào?

Việc tác động lên huyệt cách du sẽ giúp người bệnh đẩy lùi được triệu chứng của một số bệnh lý cơ bản. Những căn bệnh đó là:

Đổ nhiều mồ hôi

Việc rối loạn bài tiết mồ hôi dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng rất nhiều tới công việc và hoạt động sinh hoạt. Mà căn nguyên gây ra triệu chứng này theo y học cổ truyền là do tâm chủ huyết mạch, mồ hôi là dịch của tâm.

Huyêt và dịch là thành phần của máu nên việc ra nhiều mồ hôi sẽ liên quan đến sự suy giảm của Tâm âm và vượng động của Tâm dương. Tình trạng này cũng lên quan tới 2 chứng đạo hãn và tự hãn, có nghĩa là:

  • Đạo hãn: Cơ thể đổ mồ hôi trộm, vệ khí khi ngủ sẽ đi vào bên trong, âm hư làm mất cân bằng vệ khí đi vào bên trong cơ thể khiến dương khí vượng lên, gây nóng trong người và đổ mồ hôi lúc ngủ.
  • Tự hãn: Nếu dương khí hư sẽ làm suy giảm chức năng điều hòa đóng mở của lỗ chân lông. Dương hư sinh mồ hôi nhiều, bất cứ lúc nào cũng có thể đổ nhiều mồ hôi vào cả ban ngày lẫn ban đêm.

huyet-cach-du
Người bị đổ nhiều mồ hôi có thể áp dụng chữa bệnh bằng cách bấm huyệt này

Từ lý luận này, các thầy thuốc đã kết hợp châm cứu 3 huyệt đạo là Cách Du, Y Hy và Phục Lưu. Nếu mồ hôi đổ nhiều trên trán thì nên châm thêm huyệt Nội Đình. Ngoài ra, mồ hôi ra nhiều từ cổ trở lên có thể châm cả huyệt Khúc Trạch và Đại Chùy.

Trị đau dây thần kinh liên sườn

Đây là bệnh lý khá thường gặp, phát sinh bởi nhiều nguyên nhân, đôi khi căn nguyên gây bệnh còn không được xác định rõ ràng.

Y học cổ truyền quan niệm, tình trạng này nằm trong phạm vi chứng Hiếp thống, nghĩa là đau ở một hoặc hai bên mạn sườn. Trong khi, hai bên mạn sườn là đường tuần hoàn của kinh túc thiếu dương và kinh túc quy âm nên đau mạn sườn phần nhiều có quan hệ với bệnh của Can đởm.

Dấu hiệu nhận biết phổ biến của bệnh lý là đau cố định, sườn đau như bị dùi đâm, khi càng ấn thì cơn đau càng chói. Tình trạng đau đớn có thể tăng vào ban đêm hoặc nổi cục, mạch sáp, chất lưỡi tím hoặc có nốt ứ huyết.

Theo đó, các thầy thuốc sẽ tác động vào huyệt Huyết Hải, Nội Quang, Cách Du, Dương Lăng Tuyền để giảm đau hoạt huyết và thông hoạt kinh.

Cách tác động huyệt như sau: Vuốt dọc xương sườn rồi bấm ấn các huyệt, bạn có thể vuốt thêm dọc lưng các du huyệt. Liệu trình châm cứu là 25-30 phút/lần/ngày.

Trị chứng đau lưng

Y học cổ truyền xếp đau lưng vào chứng Yêu thống. Nghĩa là đau lưng thuộc phạm vi chứng Tý, có sự bí tắc của khí huyết dẫn đến đau đớn. Căn nguyên của Yêu thống do bất nội quan nhân, tức là chấn thương tại thắt lưng như mang vác vật nặng hoặc hoạt động sai tư thế làm khí huyết bị bít tắc.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý trên là: 

  • Cơn đau thắt lưng xuất hiện sau khi xảy ra chấn thương, mang vác đồ nặng hoặc hoạt động sai tư thế trong thời gian dài.
  • Đau tại chỗ, đau dữ dội, hạn chế vận động, co cứng cơ và không thể cúi ngửa.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp hỗ trợ điều trị chứng đau thắt lưng, bao gồm cả châm cứu, bấm huyệt. Để loại bỏ các cơn đau, lương y sẽ kết hợp châm cứu các huyệt như Cá

Các cách phối hợp huyệt cách du để trị bệnh

Mỗi huyệt đạo trên cơ thể con người đều có sự tương thông và liên kết với nhau. Do đó, nhiều tài liệu nghiên cứu về y học cổ truyền đã chỉ ra các cách phối huyệt để có thể nâng cao khả năng chữa bệnh. Cách phối:

  • Phối Can Du (Bàng quang.18): Trị bệnh điên.
  • Phối Đại Trữ (Bàng quang.11), Ngọc Chẩm (Bàng quang.9), Can Du (Bàng quang.18), Tâm Du (Bàng quang.15), Đà Đạo (Đc.13): trị tay chân lạnh và không ra mồ hôi.
  • Phối Thái Khê (Th.3): Chữa bệnh sốt rét cách nhật.
  • Phối Nội Quan (Tâm bào.6), Trường Cường (Đc.1), Can Du (Bàng quang.18), Thừa Sơn (Bàng quang.57): Chữa tiểu ra máu, tạng độc.
  • Phối Tam Tiêu Du (Bàng quang.22), Cự Khuyết (Nh.14): Trị chứng chán ăn, ăn không ngon, nôn mửa.
  • Phối Lệ Đoài (Vị 45), Cách Quan (Bàng quang.46): Chữa bệnh thực đạo liệt.
  • Phối Tỳ Du (Bàng quang.21) + Cao Hoang (Bàng quang.43): Trị chứng bệnh ăn vào là nôn.

huyet-cach-du
Phối hợp các huyệt với huyệt cách du để nâng cao hiệu quả trị bệnh

Một số lưu ý khi châm cứu, bấm huyệt

Việc châm cứu, bấm huyệt chỉ đạt được hiệu quả tốt khi bạn áp dụng đúng cách. Những vấn đề cần lưu ý khi bấm hoặc châm cứu huyệt là:

  • Trước khi áp dụng liệu pháp điều trị thì cần phải xác định chính xác vị trí của từng huyệt đạo.
  • Không châm cứu hoặc bấm huyệt lên khu vực da bị lở loét, tổn thương hoặc chảy máu.
  • Không áp dụng biện pháp khi đang quá no hoặc quá đói vì có thể khiến tạng phủ bị kích thích, dẫn đến tổn thương dạ dày.
  • Trong thời gian điều trị, bệnh nhân không nên dùng bia rượu, thuốc lá hay bất cứ chất kích thích nào khác. Thay vào đó, người bệnh cần kết hợp trị liệu với chế độ sinh hoạt khoa học và hợp lý.
  • Thai phụ, đặc biệt là những người trong 3 tháng đầu thai kỳ phải tham khảo kỹ thông tin từ chuyên gia trước khi chọn cách chữa bệnh theo phương pháp châm cứu hay bấm huyệt.

Trên đây là toàn bộ thông tin về huyệt cách du, bạn có thể xem như kiến thức tham khảo để hiểu rõ hơn về vị trí cũng như cách xác định huyệt. Tuy nhiên, nếu không phải là người có chuyên môn cao thì bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên sâu để có biện pháp điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Nhóm bệnh

Bài viết liên quan