Cấy chỉ được ứng dụng rộng rãi trong làm đẹp và chữa bệnh. Đối với cấy chỉ Đông y là một phương pháp chữa bệnh hiệu quả, thực hiện nhanh chóng nhưng vẫn cần có những vấn đề cần lưu ý để đảm bảo an toàn tuyệt đối sau khi thực hiện. Vậy các bước chăm sóc, cấy chỉ kiêng ăn gì, nên ăn gì? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Cấy chỉ – Bước tiến mới trong y học

Cấy chỉ có nhiều ưu điểm vượt trội và được đánh giá là bước tiến mới trong y học. So với châm cứu, cấy chỉ tiết kiệm nhiều hơn về mặt thời gian. Phương pháp này 1 lần điều trị sẽ kéo dài từ 2 – 3 tuần, trong khi đối với châm cứu sẽ phải điều trị liên tục. Vì vậy, cấy chỉ được coi là sự chuyển mình mạnh mẽ thay đổi quan niệm về cách thức tác động và huyệt vị, có cơ sở khoa học như châm cứu.

Một số ưu điểm vượt trội của phương pháp cấy chỉ Đông y:

  • Thời gian điều trị được rút ngắn chỉ 10 – 20 phút 1 lần, khoảng cách giữa các lần cấy chỉ cũng dài từ 15 – 20 ngày nên tiết kiệm được chi phí, thời gian của cả bệnh nhân và thầy thuốc.
  • Cấy chỉ có tác dụng lâu dài. Chỉ được lưu trong huyệt vị và được kích thích liên tục giúp tăng tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ hoặc vùng liệt, tăng trương lực các sợi cơ.
  • Chữa bệnh hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc, chữa được nhiều bệnh trong 1 lần cấy chỉ. Một bệnh nhân bị bệnh đau xương khớp và viêm xoang khi thực hiện cấy chỉ sẽ chữa được đồng thời cả hai bệnh này. Đó là một trong những ưu điểm vượt trội không phải phương pháp điều trị bệnh nào cũng có được.
  • Nếu như trước kia khi cấy chỉ vẫn gây ra cảm giác đau nhức thì hiện nay với những cải tiến mới, bệnh nhện không còn cảm thấy đau nữa.
  • Tuy nhiên, cấy chỉ chữa bệnh vẫn tồn lại những hạn chế xuất phát từ yếu tố như: người thực hiện không đảm bảo các bước thực hiện vô khuẩn, dụng cụ không vô trùng, không dùng kim 1 lần cho 1 người, không thăm khám kỹ càng trước khi thực hiện cấy chỉ. Vì thế, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn đúng địa chỉ uy tín, người thực hiện có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp cao.
Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?
Cấy chỉ là phương pháp trị liệu sở hữu nhiều ưu điểm

Kiêng ăn đóng vai trò như thế nào khi cây chỉ?

Theo hướng phát triển của y học cổ truyền hiện đại và trên cơ sở của nền tảng y học cổ truyền – cấy chỉ ra đời đã giúp chữa được nhiều bệnh. Bằng cách đưa chỉ tự tiêu và huyệt đạo bằng kim luồn chỉ để kích thích liên tục tại vị trí đó, đạt hiệu quả điều trị bệnh. Vị trí cấy chỉ tuỳ thuộc vào mục đích chữa bệnh. Xuất phát từ cơ chế tác động này chính là yếu tố đòi hỏi cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn nên ăn gì và kiêng ăn gì của bác sĩ để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Đặc biệt, những chỉ dẫn này sẽ hạn chế biến chứng có thể xảy ra.

Ngày nay, cấy chỉ được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực làm đẹp và chữa bệnh. Đối với cấy chỉ chữa bệnh được đánh giá là mang lại hiệu quả, lành tính và tiết kiệm thời gian, chi phí. Cấy chỉ chữa các bệnh như: đau đầu, mất ngủ, thoái hoá cột sống, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen, rối loạn kinh nguyệt, suy nhược cơ thể và đặc biệt là bệnh liên quan đến xương khớp,… Đối với bất cứ phương pháp điều trị bệnh nào cũng thế, đều cần chuẩn bị tốt cả về tâm lý, dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt trước, trong, sau thực hiện. Cấy chỉ chữa bệnh cũng thế, điều được nhiều người quan tâm hàng đầu đó là cấy chỉ kiêng ăn gì đều đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, vừa tránh tác động vết thương chưa lành.

Giải đáp: Cấy chỉ kiêng ăn gì?

Cấy chỉ cần kiêng gì hoặc ăn những thực phẩm bao gồm cả đồ ăn thức uống không hỗ trợ điều trị bệnh tốt cả trước, trong và sau khi thực hiện. Việc tuân thủ theo những chỉ dẫn này sẽ giúp bạn nhanh chóng lành bệnh. Vậy cấy chỉ kiêng ăn gì theo lời khuyên của các chuyên gia?

Trước khi cấy chỉ kiêng ăn gì?

Trước – trong và sau cấy chỉ cần kiêng gì để đạt được hiệu quả điều trị bệnh cao nhất. Đồng thời, hạn chế những biến chứng sau khi thực hiện sẽ giúp người bệnh, thầy thuốc an tâm hơn. Trước khi cấy chỉ, bạn cần lưu ý:

  • Nên tắm sạch sẽ để cơ thể thoải mái, làm sạch bề mặt da.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, chất gây nghiện, cà phê,…
  • Không uống bia, rượu
  • Không ăn uống quá no hoặc quá
Không uống bia rượu hoặc các chất kích thích trước khi cấy chỉ

Sau khi cấy chỉ cần kiêng gì?

Cấy chỉ là phương pháp chữa bệnh an toàn, lành tính rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, khi đưa chỉ vào huyệt đạo do có xâm lấn nên vẫn gây ra những tổn thương nhỏ. Vì thế theo các chuyên gia, bệnh nhân sau khi cấy chỉ nên kiêng những đồ ăn sau để quá trình lành thương diễn ra tốt nhất.

  • Kiêng ăn một số loại thịt gây sẹo lồi: Thịt gà, thịt trâu, thịt ngan, thịt bò,… là những thực phẩm rất dễ chế biến thành nhiều món ngon và rất dễ ăn. Nhưng đây đều là những loại thịt dễ gây sẹo lồi nên các bác sĩ khuyên bạn không nên ăn các loại thịt kể trên trong khoảng 1 tháng sau cấy chỉ.
  • Kiêng ăn một số loại hải sản: Nhắc đến hải sản sẽ nghĩ ngay đến những ưu điểm như giàu dinh dưỡng, được yêu thích với những món ăn ngon.Tuy nhiên những loại hải sản như tôm, cua, cá, baba,… rất dễ gây dị ứng, ngứa ngáy. Vết cấy chỉ chưa lành, đang trong giai đoạn ăn da non sẽ càng làm tăng cảm giác ngứa ngáy, dễ gây sẹo lồi kém thẩm mỹ nhất là ở những vị trí dễ nhìn thấy. Đặc biệt, một số loại mực còn gây ra mủ ở vùng vết thương khi đó rất khó chữa lành.
  • Kiêng ăn đồ nếp: Vì sao không nên ăn đồ nếp sau khi cấy chỉ? Nếu bạn đã từng bị một vết thương nào đó, chắc chắn đã từng nghe những lời khuyên như không được ăn đồ nếp kẻo vết thương khó lành. Đối với lưu ý sau khi cấy chỉ cũng thế. Nếp là thực phẩm xuất hiện rất nhiều trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta như: xôi ăn bữa sáng, các loại bánh chưng, bánh dày, bánh nếp,… Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng những món nếp có tính nóng, dẻo rất dễ viêm, mủ làm vết thương khó lành. Khi vết mủ làm da lâu liền cộng với viêm nhiễm sẽ để lại sẹo trên da. Vì thế, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên để những món ăn liên quan đến nếp ngoài thực đơn hàng ngày.
  • Một số thức uống nên kiêng sau khi cấy chỉ: Trước, trong, hay sau cấy chỉ đều nên kiêng những đồ uống có chất kích thích, ức chế tinh thần như nước có ga, bia, rượu, cà phê, trà,… Kể cả đối với những người khoẻ mạnh cũng hạn chế dùng những loại thực phẩm này để  phòng chống các bệnh liên quan.
  • Một số loại thực phẩm gây sẹo nên tránh hoặc hạn chế ăn theo khuyến cáo của bác sĩ: rau muống, trứng, cà pháo,…
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh nhất là với bệnh nhân xương khớp. Tạo cho bản thân một tiền đề sức khoẻ tốt sẽ chống lại bệnh tật dễ dàng hơn rất nhiều.
Đồ nếp là đáp án cho câu hỏi "Cấy chỉ kiêng ăn gì?"
Đồ nếp là đáp án cho câu hỏi “Cấy chỉ kiêng ăn gì?”

Một số lưu ý đối với bệnh nhân khi thực hiện cấy chỉ

Bên cạnh việc tìm hiểu nên kiêng các loại thực phẩm nào trước và sau cấy chỉ, bệnh nhân cũng cần nằm những lưu ý cơ bản sau để tránh những rủi ro đáng tiếc:

Lưu ý khi lựa chọn địa chỉ thực hiện cấy chỉ

Trong y khoa, những biến chứng xuất phát từ yếu tố chủ quan hay khách quan là điều có thể hoàn toàn xảy ra. Đối với cấy chỉ, một vấn đề rất đáng lưu ý đó là nhiễm khuẩn trong quá trình thực hiện cấy chỉ. Điều này do công tác vô khuẩn không được thực hiện chặt chẽ do cơ sở vật chất không đảm bảo, do người thực hiện tắc trách không rửa tay sạch không đi găng. Hoặc cũng có thể xuất phát từ bệnh nhân như: cơ thể không được sạch sẽ, sau khi cấy chỉ tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm.

Để tránh những biến chứng không nên xảy ra này, người bệnh cần lưu ý tắm rửa sạch sẽ trước khi thực hiện thủ thuật. Sau phẫu thuật đảm bảo vết thương sau cấy chỉ sạch sẽ, không ăn những thực phẩm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình lành thương.

Đặc biệt lưu ý trong việc lựa chọn cơ sở thực hiện cấy chỉ. Nên lựa chọn nhưng cơ sở uy tín, thực hiện tốt nguyên tắc vô khuẩn. Quá trình cấy chỉ, người thực hiện đeo găng, sát khuẩn, mỗi dụng cụ chỉ dành riêng cho một bệnh nhân. Trước khi cấy chỉ cần khám đảm bảo người bệnh có đủ điều kiện cấy chỉ không?

Sau cấy chỉ nên làm gì để đảm bảo an toàn

Sau khi cấy chỉ, bạn không nên ra về ngay mà cần  ngồi nghỉ ngơi khoảng 15 phút để bác sĩ theo dõi. Ở vị trí cấy chỉ, không được để tiếp xúc với nước từ 6 đến 8 tiếng. Hai ngày đầu sau khi cấy chỉ không nên lao động nặng nhọc, giữ cho tinh thần thoải mái. Sau 2 ngày có thể làm việc nhẹ nhàng, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên cũng nên theo dõi những chuyển biến, biểu hiện của cơ thể để báo lại cho người thực hiện cấy chỉ khi cần thiết. Các chuyên gia khuyến khích uống nhiều nước sau khi cấy chỉ xong.

Để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất, bệnh nhân nên thực hiện điều trị đúng đợt theo chỉ dẫn. Một 1 lần cấy chỉ duy trì từ 3 đến 4 tuần. Thông thường sau 1 đến 2 lần đã thấy kết quả tiến triển rõ ràng. Bạn cũng có thể kết hợp với uống thuốc Đông y hoặc vật lý trị liệu nếu có lời khuyên từ thầy thuốc, chuyên gia.

Những lưu ý cấy chỉ kiêng ăn gì rất cần thiết đối với bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh. Cấy chỉ là phương pháp tác động vào huyệt vị, rất an toàn và gần như không gây tác dụng phụ, Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì những lưu ý cần thiết về thực đơn ăn uống là điều bạn cần tìm hiểu và nắm rõ.

Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan