Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là tình trạng khá phổ biến. Nó gây ra khó chịu và bất tiện khi hoạt động. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa biết vấn đề này có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao? Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc trên một cách chính xác và chi tiết nhất.

Dấu hiệu cảnh báo đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là độ tuổi trung niên và người già. Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy tê rần, hơi nhức mỏi. Nếu không xử lý kịp thời, mức độ đau nhức và tê bì ngày càng tăng.

Người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng cụ thể là:

  • Tê bì và ngứa ở ngón tay, ngón chân: Đầu ngón tay, ngón chân râm ran như kiến bò và có cảm giác tê nhức. Bên cạnh đó, còn kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt là ở khe ngón tay và ngón chân.
  • Đau nhức cơ khớp: Cảm thấy uể oải, mệt mỏi bởi những cơn đau nhức dai dẳng.
  • Chuột rút: người bệnh thường xuyên cảm thấy bị chuột rút, thường là khi ngủ.
  • Tê buốt cánh tay, cẳng chân: Người bệnh cảm thấy tê buốt, khó cử động. Sau một thời gian lan ra toàn bộ tay, chân làm cản trở vận động.
  • Tay, chân bị mất cảm giác: Trong trường hợp trở nặng, người bệnh còn gặp phải tình trạng tay chất mất cảm giác.  Hiện tượng tê tay chân kéo dài gây ra hệ quả chân và tay không cử động được.
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay khiến người bệnh vô cùng khó chịu
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay khiến người bệnh vô cùng khó chịu

Qua những triệu chứng trên, có thể thấy đau xương khớp tê bì chân tay gây ra những tác động tiêu cực về sức khỏe, sinh hoạt. Nếu không có biện pháp xử lý nhanh chóng có thể gây mất cảm giác và mất khả năng hoạt động chân tay.

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Có 2 nhóm nguyên nhân gây ra đau nhức xương khớp tê bì chân tay. Cụ thể là:

Nguyên nhân sinh lý:

  • Làm việc, hoạt động sai tư thế: Người bệnh ngồi quá lâu, thường xuyên làm việc nặng…. gây ra áp lực lên dây thần kinh, cản trở lưu thông máu đến tay chân.
  • Chấn thương: Những chấn thương vùng tay, chân không được xử lý đúng cách để lại di chứng.
  • Tuổi tác: đau nhức xương khớp tê bì chân tay là căn bệnh rất phổ biến ở người già. Nguyên do là lúc này xương khớp đã lão hóa, dễ bị tác động xấu từ bên ngoài.
  • Thời tiết: Cơ thể không kịp thích ứng với sự thay đổi thời tiết đột ngột cũng có thể gây ra đau nhức và tê bì chân tay.
  • Nhiễm độc: Một số trường hợp gặp phải tình trạng này là do cơ thể bị tác động bởi kim loại nặng và các chất độc hại.
  • Tâm lý căng thẳng: Điều này ảnh hưởng đến dây thần kinh ở tay, chân khiến người bệnh bị đau nhức, tê bì rất khó chịu.

Nguyên nhân bệnh lý:

  • Các bệnh lý về xương khớp: Thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… gây ra hiện tượng đau nhức và tê bì chân tay.
  • Hẹp ống sống: Cột sống biến dạng bẩm sinh chèn ép lên dây thần kinh.
  • Đa xương cứng: Tình trạng rối loạn tự miễn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
  • Tim mạch: Lượng máu lưu thông không đủ để nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể gây ra hiện tượng đau nhức, tê bì.
  • Viêm đa rễ thần kinh: Hệ thần kinh bị tổn thương ảnh hưởng đến cảm giác và hạn chế vận động.
  • Rối loạn chuyển hóa: Người bệnh bị tiểu đường, xơ vữa động mạch, mỡ máu, béo phì… Từ đó khiến tay chân mất cảm giác và triệu chứng đau nhức, tê bì.
  • Cơ thể thiếu dưỡng chất: Khi thiếu canxi, kali, vitamin B và khoáng chất gây ảnh hưởng đến xương khớp toàn thân.
Tình trạng đau nhức, tê bì chân tay có thể là triệu chứng của một số bệnh về xương khớp
Tình trạng đau nhức, tê bì chân tay có thể là triệu chứng của một số bệnh về xương khớp

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay nguy hiểm không?

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, nó còn khiến người bệnh không thể vận động thoải mái.

Có thể thấy, tình trạng này là biểu hiện của một số căn bệnh xương khớp nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, đa xương cứng, thoái hóa khớp… Nếu người bệnh để kéo dài không xử lý có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như:

  • Mất cảm giác, không điều khiển được tay chân. Thậm chí bại liệt toàn thân
  • Vùng tay chân bị thiếu máu lâu ngày gây ra hoại tử.
  • Tổn thương dây thần kinh ngoại vi khiến người bệnh phải cắt chi.

Chi tiết cách điều trị bệnh tê bì chân tay hiệu quả

Người bệnh cần sớm thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp để tình trạng bệnh không có những chuyển biến xấu. Sau đây là tổng hợp chi tiết những cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay:

Tây y chữa đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Trước tiên, người bệnh cần kiểm tra tình trạng bệnh và nguyên nhân để đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Trong trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Paracetamol, Arcoxia, Ibuprofen, Bonlutin,…  giảm đau nhanh chóng và chống viêm khớp.
  • Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocal… Thuốc này được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị đau nhức, tê bì và cứng cơ bắp.
  • Thuốc chống trầm cảm: Milnacipran, Duloxetine… có công dụng giảm tê bì, đau nhức.
  • Thuốc corticosteroid: Giảm viêm, ngăn chặn tình trạng tê liệt tứ chi.
  • Thuốc bôi ngoài da: Giảm đau nhức và tê bì nhanh chóng. Có thể kể đến như Voltaren, Emugel…
  • Vitamin và khoáng chất: Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và cải thiện tổn thương.

Thuốc Tây chữa đau nhức xương khớp giúp giảm triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng, làm cho người bệnh cực kỳ dễ chịu. Tuy nhiên, dược tính cao nên rất dễ gây ra tác dụng phụ. Người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng đơn thuốc được kê.

Tuy nhiên, khi bệnh nặng, việc dùng thuốc không còn hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để khắc phục tổn thương. Phương pháp này đòi hỏi phải thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao, đồng thời được hỗ trợ bởi máy móc hiện đại.

Chi phí cho mỗi lần phẫu thuật cũng rất lớn. Người bệnh nên cân nhắc lời khuyên của bác sĩ để quyết định có thực hiện nay không.

Điều trị bệnh hiệu quả dài lâu bằng Đông y

Bài thuốc Đông y chữa đau nhức xương khớp, tê bì chân tay được khá nhiều người tin tưởng thực hiện. Phương pháp này có những ưu điểm nổi trội là  hiệu quả cao và lâu dài, rất an toàn, mức chi phí phù hợp. Nguyên nhân gây bệnh được giải quyết tận gốc, đồng thời bồi bổ sức khỏe nên mang đến hiệu quả toàn diện.

Tuy nhiên, thời gian điều trị theo bài thuốc Đông y khá lâu. Người bệnh phải thật kiên trì thực hiện mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

Một số gợi ý người bệnh có thể tham khảo là:

  • Bài thuốc 1: Dây đau xương, thạch cao, ngưu tất bắc, đỗ trọng bắc, độc hoạt (mỗi loại 12g), hồng tơ xanh, vương cốt đằng (mỗi loại 10g), gối hạc, chi mẫu (mỗi loại 8g), cần tích, hy thiêm (mỗi loại 6g). Bài thuốc này có công dụng giảm đau nhức, tê bì, hoạt huyết, cường gân…
  • Bài thuốc 2: Công dụng giảm đau, bồi bổ khí huyết, giúp xương khớp linh hoạt. Các dược liệu gồm xuyên quy (16g), ngưu tất, chi mẫu (mỗi loại 12g), quế chi, độc hoạt (mỗi loại 10g), hy thiêm, đỗ trọng (mỗi loại 8g), phòng phong, cẩu tích (mỗi loại 6g).
  • Bài thuốc 3: Giảm đau, mạnh gân cốt, tăng cường lưu thông máu. Dùng quế chi, hoàng cầm, đương quy (mỗi loại 12g), tần giao, phòng phong (mỗi loại 10g), cam thảo, cát căn (mỗi loại 6g) và sinh khương (4g).
Bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp, tê bì chân tay cho hiệu quả lâu dài và rất an toàn
Bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp, tê bì chân tay cho hiệu quả lâu dài và rất an toàn

Chữa đau nhức xương khớp tê bì chân tay tại nhà

Người bệnh hoàn toàn có thể chữa tình trạng đau xương khớp tê bì chân tay bằng mẹo dân gian hoặc các bài tập. Những phương pháp này vừa hiệu quả lại đơn giản, tiết kiệm chi phí.

Các mẹo dân gian

Ngoài cách dùng thuốc Tây hay Đông y, người bệnh có thể tận dụng những nguyên liệu quen thuộc để điều trị đau nhức xương khớp tê bì chân tay. Một số gợi ý là:

  • Cây cỏ xước: Rửa sạch 20g cỏ xước, cắt khúc rồi phơi khô. Sau đó đun sôi cùng nước để uống mỗi ngày.
  • Dầu dừa: Xoa bóp dầu dừa lên tay, chân mỗi ngày để cải thiện triệu chứng đau nhức, tê bì.
  • Ngải cứu: Rửa sạch 500g ngải cứu rồi giã nát cùng 1 ít muối hạt. Tiếp theo, người bệnh sao nóng trên chảo rồi cho vào tấm vải sạch. Sau đó đắp lên vùng tay chân bị đau nhức, tê bì trong 20 phút.

Người bệnh kiên trì thực hiện mỗi ngày, sau khoảng 2 tuần sẽ thấy triệu chứng bệnh suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, những bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không thể thay thế biện pháp điều trị chính. Do đó, người bệnh hãy xin ý kiến bác sĩ điều trị để có phác đồ phù hợp, hiệu quả nhất.

Các bài tập nhẹ

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể tham khảo và thực hiện một số biện pháp hỗ trợ chữa đau nhức xương khớp tê bì chân tay sau:

  • Bài tập hỗ trợ: Người bệnh nên tìm hiểu và thực hiện bài tập giãn cơ, vận động lưu thông khí huyết, bài tập nắm tay… đều đặn mỗi ngày.
  • Massage tay chân: Nên thực hiện trước khi đi ngủ giúp giãn cơ khớp và thúc đẩy lưu thông máu.
  • Chườm ấm: Tác dụng giảm đau, nới lỏng cơ bị cứng, giảm áp lực lên dây thần kinh.
  • Chườm lạnh: Nên thực hiện 15 phút/ngày để giảm sưng đau, tê nhức tay chân.
  • Vận động bằng các bài tập thể dục: Người bệnh nên tập yoga, aerobic…mỗi ngày. Hoạt động này giúp giảm đau, viêm, tê bì và thúc đẩy lưu lượng máu.

Lời khuyên dành cho người bệnh từ chuyên gia

Để hỗ trợ điều trị cũng như phòng tránh đau nhức xương khớp tê bì chân tay, người bệnh nên thực hiện những điều sau:

  • Thường xuyên thăm khám và thực hiện theo đúng phác đồ đã được bác sĩ chỉ định.
  • Mỗi bài thuốc đều có những lưu ý riêng. Do đó người bệnh cần nắm rõ và nghiêm túc thực hiện.
  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, không nên nhấc đồ vật nặng, đi dép chật hoặc ngồi xổm.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng tay, chân khi thời tiết trở lạnh.
  • Không để cơ thể trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Người bệnh nên thường xuyên nói chuyện với bạn bè, ngồi thiền hoặc tập yoga.
  • Tìm hiểu và xây dựng chế độ ăn uống khoa học với người bị đau mỏi xương khớp tê bì chân tay. Người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa canxi, vitamin, glucosamin… Các thực phẩm được khuyến khích là cá, đậu hũ, rau xanh, hoa quả tươi…Đồng thời nên hạn chế uống bia rượu, hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng…
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao giúp xương khớp dẻo dai hơn, tăng cường lưu thông khí huyết.
Việc thăm khám định kỳ là vô cùng cần thiết cho sức khỏe
Việc thăm khám định kỳ là vô cùng cần thiết cho sức khỏe

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là tình trạng khá phổ biến và nguy hiểm. Hãy thăm khám ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh để giúp quá trình điều trị nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm hơn.

Bài viết liên quan
diclofenac
bong-gan
cach-phong-chong-benh-gout
cay-chia-voi-tri-thoat-vi-dia-dem
chua-dau-than-kinh-lien-suon-bang-dong-y