Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Đau dạ dày khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, bởi phụ nữ khi mang bầu thường sẽ thay đổi nội tiết tố, ổ bụng bị tăng áp lực do tử cung giãn nở và nhiều yếu tố gây bệnh. Biểu hiện bệnh theo từng thời kỳ khác nhau nên bà bầu khó xác định được bệnh. Tham khảo ngay bài để hiểu hơn về bệnh và cách xử lý thế nào để an toàn cho cả mẹ và con!

Bà bầu đau dạ dày (bao tử) là do đâu?

Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng người bệnh có biểu hiện đau nhiều ở vùng thượng vị, ở trên rốn và dưới phần ức. Cơn đau có thể kéo đến mỗi khi người bệnh đói bụng, ăn no hoặc sau khi dùng thực phẩm bẩn, đồ chứa chất kích thích… tùy vào từng giai đoạn nhiễm bệnh.

Đồng thời cũng có nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhất là với những đối tượng bước vào thời kỳ thay đổi tâm sinh lý như bà đầu. Minh chứng rõ nhất chính là theo số liệu thống kê Y khoa cho thấy, có đến 80% mẹ bầu bị đau bao tử trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Đau dạ dày khi mang thai
Đau dạ dày khi mang thai

Cùng với đó là những kết luận về bà bầu đau dạ dày là do đâu, cụ thể sau:

  • Nội tiết tố bất ổn: Khi mang thai, hormone progesterone trong cơ thể của bà bầu sẽ dễ tăng đột ngột, vì chúng được tiết ra để hạn chế nguy cơ sảy thai. Khi này nhu động ruột sẽ giảm làm rối loạn chức năng đường ruột, khi đó áp lực ổ bụng cũng tăng và dịch vị dạ dày cũng tiết ra nhiều hơn. Từ đó, sức khỏe của đường tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng và khiến bà bầu bị dạ dày.
  • Ốm nghén: Với 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu thường sẽ gặp phải hiện tượng này, tùy vào từng cơ địa khác nhau nhưng thường sẽ có những triệu chứng buồn nôn, chán ăn,… Khi đó ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến đến hoạt động tiêu hóa, dạ dày co bóp quá mức trong một thời gian dài nên rất dễ gây tổn thương cho dạ dày.
  • Tử cung giãn nở: Thông thường từ tháng thứ 4 thai kỳ, tử cung của bà bầu sẽ giãn nở để đảm bảo được không gian cho thai nhi. Với vấn đề này thì ổ bụng sẽ bị tạo áp lực mạnh, gây kích thích dạ dày và gây bệnh.
  • Căng thẳng thần kinh: Đặc biệt là những phụ nữ lần đầu mang thai, luôn lo lắng và căng thẳng về những vấn đề liên quan đến thai nhi làm tăng áp lực lên dây thần kinh não, khi đó nhu động ruột cũng sẽ bị ảnh hưởng kích thích bài tiết axit quá mức gây hại dạ dày.
  • Thói quen ăn uống: Bà bầu luôn có chế độ ăn uống khác so với người bình thường, có thể là ăn quá nhiều hoặc không ăn được nhiều. Đôi khi ăn uống cũng tùy vào cảm hứng, cơn thèm nên sẽ khiến dạ dày phải chịu áp lực nặng. Ngoài ra nhiều bà bầu thường xuyên ăn đêm, sử dụng thực phẩm không tốt cho sức khỏe cũng sẽ gây đau bao tử. Vậy nên mẹ bầu bị đau dạ dày phải làm sao để đảm bảo được chế độ ăn uống khoa học, đúng giờ và đủ bữa thì sức khỏe của hai mẹ con mới được ổn định.

Biểu hiện đau dạ dày khi mang thai

Triệu chứng đau dạ dày khi mang thai của mỗi bà bầu đều khác nhau, nó cũng còn tùy thuộc vào từng thời kỳ mắc bệnh. Thông thường dấu hiệu của bệnh sẽ được chia ra 3 nhóm phụ nữ có bầu bị đau dạ dày như sau:

Bà bầu bị đau dạ dày ở 3 tháng đầu
Bà bầu bị đau dạ dày ở 3 tháng đầu

Bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu

Phụ nữ khi mới mang bầu sẽ thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách đột ngột, kích thích dạ dày co bóp nhiều và khiến cơ quan này chịu nhiều áp lực. Vậy nên đau dạ dày khi mang thai tháng đầu cũng rất dễ gặp.

Bà bầu 3 tháng đầu bị đau dạ dày thường có những triệu chứng như sau:

Thường xuyên buồn nôn và nôn mửa

  • Đau bụng khi đói hoặc no, sau ăn thường thấy trướng bụng và khó tiêu.
  • Chán ăn, không tăng cân dù mang bầu.
  • Ợ hơi, ợ chua nhiều nhất là sau ăn.
  • Rối loạn đại tiện giữa táo bón với tiêu chảy.

Thông thường, bà bầu thường bị khởi phát bệnh đau bao tử ở mức độ nhẹ nên tần suất còn ít và các dấu hiệu bệnh cũng không nghiêm trọng. Thậm chí đến tuần thứ 14, các triệu chứng bệnh cũng biến mất.

Đau dạ dày khi mang bầu 3 tháng giữa

Ở giai đoạn này bà bầu đã bắt đầu thích nghi và ổn định được tâm sinh lý nên khả năng mẹ bầu bị dạ dày ở thời kỳ này không nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan với những dấu hiệu bệnh như sau:

  • Ít buồn nôn, nôn hơn nhưng thay vào đó là trớ thức ăn.
  • Đau bụng vùng thượng vị và xảy ra thường xuyên vào ban đêm, ợ hơi và ợ nóng nhiều hơn.
  • Cân sụt đột ngột, cơ thể mệt mỏi và uể oải.

Bà bầu đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

Khi bà bầu đau dạ dày 3 tháng cuối thai kỳ chiếm đến 80% tỷ lệ người mắc bệnh, và không khó gặp người bầu 7 tháng bị đau dạ dày. Thông thường, bà bầu sẽ có biểu hiện bệnh nặng với tần suất nhiều hơn so với hai nhóm trên Một số biểu hiện bệnh như sau:

Bà bầu đau dạ dày có biểu hiện đau bụng, buồn nôn,...
Bà bầu đau dạ dày có biểu hiện đau bụng, ợ hơi,…
  • Đau bao tử dai dẳng với tần suất nhiều hơn.
  • Ợ hơi, ợ chua và hay nôn trớ như thời kỳ ốm nghén sau khi ăn no.
  • Bà bầu bị đau dạ dày 3 tháng cuối thường chán ăn, không muốn ăn vì không thấy đói, khiến cơ thể mệt mỏi và suy nhược.

Mẹ bầu bị đau dạ dày có sao không, nguy hiểm không?

Đối với câu hỏi “Bà bầu bị đau dạ dày có sao không?” thì các chuyên gia cũng chia sẻ rằng, bệnh đau dạ dày vốn không gây nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. 

Tuy nhiên khi các triệu chứng kéo dài sẽ khiến chất lượng cuộc sống của bà bầu bị ảnh hưởng, gián tiếp gây nên những ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Thậm chí còn khiến cho sự phát triển của thai nhi bị chững lại, không tăng cân, không phát triển như những thai nhi khác.

Cụ thể về một số biến chứng mà mẹ bầu đau dạ dày có thể gặp phải:

  • Thai phụ bị sụt cân liên tục, cơ thể suy nhược, xanh xao.
  • Thai nhi ốm yếu, cân nặng không đạt tiêu chuẩn, sự phát triển không đồng đều và có thể khi sinh bé sẽ có hệ miễn dịch sẽ kém.
  • Đường ruột của bà bầu có thể xuất hiện ổ viêm loét nặng ở dạ dày hoặc thực quản…
  • Một số biến chứng bệnh nguy hiểm: xuất huyết tiêu hóa và thủng dạ dày…

Chính vì vậy, ngay khi cơ thể thấy có những dấu hiệu bất thường thì mẹ bầu nên tìm đến bệnh viện để được chẩn đoán bệnh và có hướng chữa trị đau dạ dày cho bà bầu an toàn, hiệu quả.

Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi?

Phụ nữ mang thai là đối tượng bệnh nhân nhạy cảm, nên hướng xử lý và phương pháp điều trị đều cần phải thận trọng, không nên tự ý sử dụng thuốc Tây. Đặc biệt là bà bầu bị đau dạ dày làm thế nào cũng cần phải tuân thủ theo đúng với những ý kiến và lời khuyên của chuyên gia.

Bà bầu bị đau bao tử nên cải thiện chế độ ăn uống

Đối với những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa thì chế độ ăn uống đều quyết định đến 40% tỷ lệ chữa bệnh thành công. Vậy nên, ngay từ khi có những biểu hiện bất thường thì bà bầu cũng cần phải xây dựng và thay đổi thói quen ăn uống để mình để cải thiện triệu chứng. 

Chế độ ăn uống rất quan trọng với người đau dạ dày
Chế độ ăn uống rất quan trọng với người đau dạ dày

Dưới đây là một số lời khuyên bà bầu bị đau dạ dày nên làm gì?

  • Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại thực phẩm và đồ uống gây kích thích, ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày như: rượu bia, nước ngọt có gas (coca cola, pepsi…), trà đặc, đồ ăn nhanh, món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ và gia vị, hoa quả chứa nhiều axit (cóc, xoài, cam quýt…), dưa muối….
  • Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều, nhất là vào ban đêm. Nên lên thực đơn ăn uống đủ dưỡng chất đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của thai nhi. Giảm áp lực lên dạ dày bằng cách chia nhỏ khẩu phần ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 2 – 3 giờ.
  • Kiêng ăn những món chưa chín (gỏi, tiết canh,..), nhai kỹ và ăn chậm, không ăn dồn dập hay vội vàng. Nên chọn thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và ít gia vị. Ưu tiên những ăn canh xương hầm, đồ luộc hấp,… để quá trình hoạt động của dạ dày được giảm bớt gánh nặng. 
  • Bổ sung nước, vitamin và chất xơ để cân bằng được dưỡng chất của cơ thể, đồng thời cung cấp đầy đủ nhu cầu của sản phụ và thai nhi.

Xây dựng chế độ sinh hoạt, tập luyện khoa học để giảm đau dạ dày ở bà bầu

Đau dạ dày khi mang thai đang ngày càng phổ biến, nhất là thời buổi công việc bận rộn như hiện nay. Việc sắp xếp và cân bằng thời gian giữa công việc với nghỉ ngơi chưa khoa học cũng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Chính vì vậy, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên với bà bầu về cách tạo thói quen tốt trong việc xây dựng chế độ sinh hoạt và tập luyện khoa học của mình để hỗ trợ điều trị bệnh.

Bà bầu tập yoga cũng có thể cải thiện được bệnh
Bà bầu tập yoga cũng có thể cải thiện được bệnh
  • Bà bầu mang thai bị đau dạ dày nên dành thời gian nghỉ ngơi cân bằng với công việc nhằm hạn chế stress và giúp cơ thể thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
  • Đối với những mẹ bầu yếu, đau dạ dày nặng thì nên tạm ngưng công việc, nhất là việc cần vận động mệnh. Bởi khi bầu càng lớn, tử cung càng giãn và gây áp lực lên dạ dày nên tình trạng bệnh có thể nặng hơn nếu không cân bằng tốt.
  • Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, chứng lo âu để tinh thần được thoải mái và không còn stress. Vì tinh thần căng thẳng cũng là yếu tố gây bệnh phổ biến ở bà bầu đau bao tử. Mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện tinh thần như: Đọc sách, nghe nhạc, tập yoga, đi bộ, ngủ đủ giấc…

Theo dân gian, bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao?

Từ xưa ông cha ta đã để lại muôn vàn bài thuốc chữa dân gian cho bà bầu đau bao tử, an toàn và lành tính khi áp dụng. Bởi thành phần đều đến từ thiên nhiên, chứa nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể và đặc biệt chúng có công dụng thuyên giảm những triệu chứng của bệnh dạ dày. 

Tuy nhiên, các bài thuốc chữa này chỉ giúp cải thiện triệu chứng, không thể làm bệnh biến mất như thuốc đặc trị. Vậy nên những bà bầu có dấu hiệu bệnh nặng thì nên tìm đến phương pháp đặc trị hơn.

Dưới đây là một vài bài thuốc phổ biến, mẹ bầu có biểu hiện bệnh nhẹ có thể áp dụng tại nhà:

Nghệ và mật ong giảm đau dạ dày khi mang thai

Chất Curcumin trong nghệ có khả năng kích thích hoạt động của cơ quan tiêu hóa mà không làm tăng dịch vị trong dạ dày. Còn mật ong kháng khuẩn mạnh, tái tạo thương tổn rất tốt nên khi kết hợp mẹ bầu sẽ thuyên giảm bệnh hiệu quả.

Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần trộn tinh bột nghệ và mật ong theo tỷ lệ 2:1 rồi dùng trực tiếp trước bữa ăn, ngày 2 lần.

Trà gừng ấm cải thiện đau dạ dày ở bà bầu

Hoạt chất Gingerol có trong gừng sẽ giúp giảm viêm, ức chế vi khuẩn có hại và giảm cảm giác nôn mửa, buồn nôn, đau dạ dày…

Trà gừng làm giảm triệu chứng bệnh dạ dày
Trà gừng làm giảm triệu chứng bệnh dạ dày

Cách dùng chỉ cần thái lát mỏng gừng tươi và đem hãm với nước sôi trong 15 phút, sau đó để ấm rồi uống ngày 2 lần.

Nước nha đam làm giảm cơn đau, hạn chế táo bón

Nha đam có hàm lượng nước dồi dài, cùng với tính mát và nhuận tràng nên khi uống mẹ bầu sẽ giảm tình trạng dạ dày co bóp quá mức và hết táo bón. Ngoài ra axit amin, polyphenol có trong gừng còn có thể cải thiện và bảo vệ niêm mạc bị viêm loét.

Bà bầu chỉ cần lọc thịt của nha đam rồi pha với nước ấm để dùng trực tiếp trong một thời gian sẽ có dấu hiệu thuyên giảm.

Trong Tây y, bà bầu bị đau dạ dày nên uống thuốc gì?

Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều loại thuốc chữa bệnh dạ dày nhưng đối với phụ nữ mang thai thì số lượng thuốc cũng bị hạn chế hơn nhiều.

Bởi thành phần có trong thuốc sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi, có thể gây ra những biến chứng không mong muốn. Vậy nên, mỗi khi bà bầu sử dụng thuốc đều cần phải cẩn trọng và tuân thủ theo đúng với chỉ dẫn của bác sĩ.

Một số tên thuốc chữa bệnh đau dạ dày phổ biến:

  • Thuốc giảm tiết axit: Esomeprazole, Omeprazole, lansoprazole…
  • Thuốc kháng sinh: Tetracycline, Metronidazol, amoxicilin

Gợi ý thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày đại tràng bổ dưỡng và phong phú

Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì? Là câu hỏi thường gặp, vậy nên chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một danh sách món ăn, thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa mà bà bầu nên tham khảo:

Bà bầu nên xây dựng thực đơn ăn uống khoa học
Bà bầu nên xây dựng thực đơn ăn uống khoa học

Bữa sáng bà bầu đau bao tử nên ăn:

  • Một bát cơm trắng dẻo thơm, không quá khô; yến mạch; bánh mì; bánh quy hoặc cháo, súp gà ngô non…
  • 1 cốc sữa cho bà bầu (nếu có).

Bữa trưa và tối giúp giảm đau dạ dày khi mang thai:

  • 1 – 2 bát cơm trắng/ gạo lứt.
  • Món ăn chính: Làm từ thịt trắng (cá, gà, lợn thăn nạc, tôm, hến, cua, cá, trứng,…). Có thể là luộc, hấp, rang… hạn chế xào, chiên rán.
  • Món canh, rau như: canh gà hạt sen, tôm xào măng tây, rau họ nhà cải (Cải xoong, bắp cải, cải thìa…) luộc, khoai tây và cà rốt nấu xương, khoai lang nấu sườn…
  • Các món tráng miệng: chuối chín, táo, dâu tây, việt quất, kiwi, đu đủ, dưa hấu,… hạn chế loại hoa quả chua như dứa, họ nhà cam.

Bữa phụ cung cấp dưỡng chất:

  • Uống 1 cốc sữa hoặc dùng 1 hộp sữa chua (không ăn uống khi đói).
  • Bánh quy dành cho bà bầu hoặc một số loại hạt hàm lượng dưỡng chất cao: Óc chó, hạnh nhân, macca, hạt điều… nhưng lưu ý khi ăn cần nhai thật kĩ để giảm áp lực cho dạ dày.

Một chế độ ăn uống đảm bảo khoa học và chế độ tập luyện tích cực cũng đã phần nào giúp cho bệnh tình thuyên giảm. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những liệu pháp hỗ trợ điều trị, giúp bệnh nhân giảm đau và không thể chữa bệnh dứt điểm. Vậy nên bệnh vẫn có thể tái phát hoặc biến chứng nặng hơn.

Để có một cơ thể khỏe mạnh và sự phát triển toàn diện của thai nhi thì mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hơn nhất. Hy vọng những kiến thức về đau dạ dày khi mang thai đã hữu ích với bạn!

Có thể bạn cần:

Câu hỏi thường gặp
Bổ sung hoa quả vào chế độ ăn uống hằng ngày là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày tốt nhất. Vậy khi bị đau dạ dày nên ăn hoa quả gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất. Những...
Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì? Cách chữa bệnh như thế nào để không ảnh hưởng đến mẹ và con? Đều là những kiến thức quan trọng mà bất cứ bà bầu bị dạ dày nào cũng cần biết. Vậy nên tapchidongy.org sẽ chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin về cách xử lý, chữa bệnh...
Đau dạ dày có thể xem là nỗi ác mộng đối với rất nhiều người. Những cơn đau dai dẳng nếu không tìm được giải pháp điều trị phù hợp sẽ rất dễ phát sinh biến chứng. Đau dạ dày có mấy cấp độ? Giải pháp khắc phục căn bệnh này là gì? Mời bạn xem ngay những lý giải...
Sữa là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể vì nó có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi. Thế nhưng, đau dạ dày có nên uống sữa hay không và uống như thế nào là tốt nhất thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm đáp án cho câu hỏi này ngay trong bài viết...
Đau dạ dày gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Nhiều người lầm tưởng căn bệnh này với các triệu chứng đau bụng thông thường và kết quả là gây ra viêm, loét, thậm chí là ung thư dạ dày. Mấu chốt ở đây là người bệnh cần đi khám và thực hiện các...
Đau dạ dày buồn nôn là bệnh gì? Trên thực tế thì đây là triệu chứng thường gặp ở người bệnh kèm theo một số hiện tượng khác khiến cơ thể mệt mỏi. Vậy người bệnh cần phải có phải làm sao, nên ăn gì? Tham khảo ngay bài viết để có hướng xử lý và điều trị kịp thời....
Khi bước vào tuổi mãn kinh, phụ nữ sẽ có những thay đổi về tâm lý và cơ thể. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chị em, đặc biệt là trong “chuyện vợ chồng”. Những biến đổi này khiến nhiều người thắc mắc phụ nữ mãn kinh còn ham muốn không? Phương pháp giúp chị em...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Bài viết liên quan