Chuột rút khi ngủ không chỉ gây đau nhức mà còn khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi và khó chịu. Vậy nguyên nhân, cách điều trị cũng như cách ngăn ngừa như thế nào? Đừng bỏ lỡ những thông tin chi tiết trong bài viết này để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Bị chuột rút chân khi ngủ là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết

Chuột rút khi ngủ là khái niệm để chỉ sự cho thắt không tự chủ các cơ trong lúc ngủ. Khi đó người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, không thể cử động.

Ngoài ra, chuột rút ban đêm còn khiến giấc ngủ bị gián đoạn, khó có thể ngủ lại. Điều này khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng vào hôm sau.

Theo khảo sát tại Anh, có tới 60% người lớn và 7% trẻ em đã gặp phải tình trạng chuột rút trong thời gian ngủ. Trong đó, đối tượng phổ biến nhất là người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai. Nhiều người còn gặp phải tình trạng này mỗi ngày.

Tình trạng chuột rút khi ngủ có xu hướng gia tăng theo tuổi tác
Tình trạng chuột rút khi ngủ có xu hướng gia tăng theo tuổi tác

Những người khỏe mạnh bình thường đôi khi vẫn gặp phải chuột rút lúc ngủ. Phổ biến nhất là chuột rút chân khi ngủ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái đi tái lại nhiều lần thì người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra. Đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang bị đe dọa bởi một bệnh lý nào đó.

Khi bị chuột rút vào ban đêm, người bệnh có thể cảm nhận được sự co thắt cơ đột ngột không tự ý. Lúc này, bộ phận bị chuột rút đau nhức, tê liệt, không thể cử động được. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở bắp chân, bàn chân và cơ đùi.

Nguyên nhân chuột rút khi ngủ

Theo các bác sĩ, tình trạng chuột rút vào ban đêm là do những yếu tố sau:

Lạnh chân

Một trong những nguyên nhân gây chuột rút chân khi ngủ là lạnh chân. Người bệnh thường có thói quen để gió thổi trực tiếp vào chân hoặc mùa đông không giữ ấm bàn chân rất dễ gặp phải tình trạng này.

Vận động quá sức gây mỏi cơ

Khi người bệnh vận động nhiều vào ban ngày, xương khớp và cơ bắp mệt mỏi. Một số trường hợp có thể bị chấn thương mà không biết. Bên cạnh đó, lượng calo và lượng đường trong gan bị tiêu hao quá nhiều. Người bệnh không thể bổ sung kịp. Đây là nguyên nhân khiến chân bị chuột rút trong khi ngủ.

Mỏi cơ là nguyên nhân phổ biến gây ra chuột rút lúc ngủ
Mỏi cơ là nguyên nhân phổ biến gây ra chuột rút lúc ngủ

Thiếu nước, cân bằng chất điện giải

Khi cơ thể bị mất nước và chất điện giải những không được bổ sung kịp thời rất dễ bị chuột rút ban đêm. Tình trạng này xảy ra khi vận động quá sức, đặc biệt là dưới trời nắng hoặc thói quen uống cafe, trà lợi tiểu.

Tuần hoàn máu kém

Ban ngày thực hiện một tư thế quá lâu khiến cơ bắp và mạch máu chịu áp lực lớn làm cho tuần hoàn máu trong cơ thể kém đi. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ thường đi giày cao gót làm tắc nghẽn lưu thông máu cũng rất dễ bị chuột rút khi ngủ.

Ngoài ra, thói quen ngủ co gập, cong chân khiến cơ bắp căng cứng lại. Nếu trong lúc ngủ đột ngột cử động nhẹ sẽ rất dễ xảy ra tuần hoàn máu kém.

Lười vận động vào ban ngày

Những người làm công việc văn phòng là đối tượng bị chuột rút khá nhiều. Bởi họ thường ngồi gần như toàn bộ thời gian ban ngày, ít vận động. Khi đó, cơ bắp không được kéo giãn thường xuyên gây ra tình trạng chuột rút khi ngủ.

Phụ nữ mang thai

Đây là đối tượng thường xuyên bị chuột rút khi ngủ. Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi dẫn đến hạ canxi trong máu. Lúc này, cơ thể tích trữ nhiều nước, mất cân bằng điện giải. Bên cạnh đó, sức nặng của thai nhi làm cho tuần hoàn máu chậm hơn làm cho mẹ bầu bị chuột rút vào ban đêm.

Hiện tượng chuột rút khi ngủ có thể xuất hiện ở mẹ bầu
Hiện tượng chuột rút khi ngủ có thể xuất hiện ở mẹ bầu

Thiếu hụt các chất dinh dưỡng

Đây là nguyên nhân chuột rút khi ngủ khá ít gặp nhưng người bệnh cần phải rất chú ý. Nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể sẽ dẫn đến mất cân bằng điện giải. Đặc biệt, thiếu hụt canxi khiến cơ bắp co thắt, có cảm giác tê liệt. Do đó, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng chuột rút.

Tác dụng phụ của thuốc

Tình trạng chuột rút khi ngủ còn xảy ra do người bệnh sử dụng một số loại thuốc Tây y. Cụ thể như:

  • Teriparatide
  • Raloxifene
  • Levalbuterol
  • Albuterol/ipratropium (Kết hợp)
  • Sắt sucrose tiêm tĩnh mạch
  • Naproxen
  • Estrogen kết hợp
  • Pregabalin (Lyrica)

Mắc các bệnh lý về thận

Những người mắc bệnh về thận thường bị rối loạn nội tiết và rối loạn chức năng tuyến giáp gây ra rối loạn chuyển hóa chất điện giải. Đặc biệt đối với trường hợp phải lọc máu thường xuyên, quá trình chuyển hóa chất dư thừa diễn ra chậm, kém hiệu quả khiến cho người bệnh thường bị chuột rút khi ngủ.

Người bị bệnh thận rất hay gặp phải tình trạng chuột rút khi ngủ
Người bị bệnh thận rất hay gặp phải tình trạng chuột rút khi ngủ

Nguyên nhân bệnh lý

Khi mắc một số căn bệnh sau, người bệnh sẽ có nguy cơ rất ra bị chuột rút mãn tính:

  • Bệnh tim mạch
  • Đái tháo đường
  • Suy gan
  • Suy giáp
  • Hẹp ống sống thắt lưng
  • Bàn chân bẹt
  • Viêm xương khớp
  • Đau thần kinh tọa
  • Đau thần kinh cột sống

“Tại sao bị chuột rút khi ngủ” có thể do những bệnh lý trên. Do đó, nếu thường xuyên bị chuột rút, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện. Bác sĩ kiểm tra tình hình sức khỏe và có biện pháp xử lý kịp thời.

Chi tiết cách điều trị chuột rút khi ngủ

Hiện nay có khá nhiều cách xử lý tình trạng chuột rút vào ban đêm, kể cả tình trạng chuột rút đột xuất và chuột rút mãn tính. Người bệnh cùng theo dõi để nắm rõ hơn và có thể áp dụng vào thực tế.

Điều trị bằng Tây y

Để giảm thiểu tình trạng chuột rút, mỗi nguyên nhân sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc khác nhau. Điển hình như:

  • Quinine là viên uống chứa quinine sulfate giúp hạn chế tình trạng chuột rút vào ban đêm khá hiệu quả.
  • Thuốc giãn cơ giúp giảm nhanh triệu chứng, an thần. Điển hình như Carisoprodol, Tizanidin, Orphenadrine…
  • Thuốc chống co giật phổ biến nhất là Gabapentin giúp trị chứng chuột rút.
  • Sử dụng viên uống như canxi nano, vitamin, MK7 để bổ sung canxi, magie, kali và cách chất dinh dưỡng khác cho cho cơ thể
  • Bổ sung vitamin B1 và B6 đối với trường hợp bị chuột rút do hệ thần kinh, cơ bắp và hệ mạch bị thoái hóa.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể phải thực hiện phẫu thuật. Bác sĩ chỉ định nếu chuột rút lúc ngủ xuất phát từ nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch. Đây là phương pháp đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao thực hiện, chi phí khá đắt. Do đó, người bệnh nên cân nhắc có thực hiện hay không và thực hiện ở đâu.

Đông y chữa chuột rút khi ngủ

Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Đông y kết hợp với thủ thuật châm cứu, bấm huyệt để chữa chuột rút. Cách trị chuột rút khi ngủ này không chỉ được các chuyên gia mà những người bệnh cũng đánh giá rất cao bởi sự hiệu quả và rất an toàn. Tuy thời gian điều trị khá lâu nhưng nếu người bệnh kiên trì sẽ đạt được hiệu quả lâu dài.

Hiện nay, bài thuốc phổ biến nhất hiện nay khi bị chuột rút vào ban đêm là “Thược dược cam thảo thang”. Người bệnh dùng cam thảo (8g) và thược dược (12g) sắc với nước để uống vào trước 1 giờ bữa cơm buổi sáng, tối.

Lương y sẽ thăm khám để tìm ra nguyên nhân, kết hợp với yếu tố cơ địa mà bốc thuốc phù hợp
Lương y sẽ thăm khám để tìm ra nguyên nhân, kết hợp với yếu tố cơ địa mà bốc thuốc phù hợp

Bên cạnh đó, lương y có thể thực hiện hoặc hướng dẫn người nhà cách xoa bóp, bấm huyệt giúp giảm nhanh cơn đau khó chịu khi bị chuột rút. Thực hiện điểm các huyệt thừa sơn, ủy trung, huyết hải và dương lăng tuyền trong khoảng 1 – 2 phút làm cho người bệnh cảm giác thoải mái.

Cách điều trị không dùng thuốc

Bên cạnh việc điều trị bằng Đông, Tây y, người bệnh có thể tự điều trị chứng chuột rút vào ban đêm bằng các biện pháp sau:

  • Massage: Người bệnh thực hiện xoa bóp các cơ bị chuột rút mỗi ngày. Phương pháp này giúp nới lỏng cơ bắp, tạo cảm giác vô cùng dễ chịu.
  • Duỗi cơ: Nếu bị chuột rút chân khi ngủ hoặc ở tay, người bệnh thực hiện duỗi thẳng rồi nâng lên cao tầm mắt.
  • Chườm nóng: Người bệnh có thể dùng khăn ấm, chai nước nóng hoặc miếng sưởi để chườm lên khu vực bị chuột rút.

Phòng ngừa bị chuột rút khi ngủ

Để ngăn ngừa tình trạng chuột rút khi ngủ, các bác sĩ khuyên người bệnh nên thực hiện những điều sau:

  • Uống nhiều nước vào ban ngày giúp các cơ hoạt động tốt.
  • Không để chân bị lạnh trong khi ngủ.
  • Thường xuyên tập các bài tập, duỗi thẳng và căng bắp tay chân giúp gân cốt thư giãn trước khi ngủ.
  • Ngủ đúng tư thế giúp hạn chế bị chuột rút.
  • Ban ngày tránh ngồi hoặc đứng lâu một chỗ, hãy thường xuyên vận động nhẹ nhàng.
  • Thực hiện theo đúng đơn thuốc được bác sĩ đưa ra để hạn chế tác dụng phụ chuột rút khi ngủ.
  • Tập thể dục, chơi thể thao đều đặn không chỉ giúp hạn chế tình trạng chuột rút mà còn tăng cường sức khỏe.
  • Tránh tình trạng căng thẳng, hãy giữ cho cơ thể luôn vui vẻ, thoải mái.
  • Bạn nên tập thể dục đều đặn để khí huyết lưu thông.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, magie, vitamin bằng các thực phẩm như rau củ, hoa quả, cá, trứng,…
  • Không dùng các chất có hại cho cơ bắp như đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay, chất kích thích, cafe,…

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng nhất về tình trạng chuột rút khi ngủ. Vấn đề này có thể xử lý ngay lập tức bằng những biện pháp đơn giản nhưng cũng có thể cần sự can thiệp của bác sĩ. Do đó, khi tần suất lặp lại nhiều, người bệnh nên đến bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân và thực hiện điều trị.


Top địa chỉ phòng khám Chuột Rút Khi Ngủ


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan