Chuột rút khi mang thai là tình trạng khá phổ biến khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Mẹ bầu cùng tham khảo những thông tin dưới đây để nắm rõ  nguyên nhân, biểu hiện, từ đó có cách xử lý và phòng tránh hiệu quả. 

Chuột rút khi mang thai là gì? Dấu hiệu nhận biết

Chuột rút là tình trạng các cơ co rút đột ngột khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Bên cạnh đó kèm theo triệu chứng vùng bị tổn thương không thể hoạt động. Rất nhiều mẹ bầu thường bị chuột rút sau khi ngồi quá lâu hoặc trong lúc ngủ.

Chuột rút khi mang thai thường xuyên xảy ra, nhất là ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Sau khi bước qua tháng thứ 3 thai kỳ, mẹ bầu luôn cảm thấy khó chịu, đau nhức do bị chuột rút.

Gần như chị em nào khi mang thai đều đã từng bị chuột rút
Gần như chị em nào khi mang thai đều đã từng bị chuột rút

Vị trí thường bị chuột rút khi mang bầu là bắp chân, bàn chân, đùi, tay, bụng. Biểu hiện chuột rút khi mang thai rõ nhất là mẹ bầu sẽ thấy đau nhức, tê bì một bộ phận trên cơ thể. Bên cạnh đó còn cảm nhận, nhìn thấy một khối cứng dưới da bên cạnh những cơn đau đột ngột.

Bị chuột rút khi mang thai nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, chuột rút khi mang thai không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Tình trạng này sẽ tự biến mất chỉ sau vài giây hoặc kéo dài vài giờ.

Tuy nhiên, hiện tượng này gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu không được xử lý nhanh chóng, đúng cách. Cụ thể, một số trường hợp chuột rút khi mang thai cảnh báo vấn đề mẹ bầu có thể đang gặp phải:

  • Cơn đau do chuột rút kéo dài: Mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng nhau thai tách khỏi tử cung trước khi sinh.
  • Vùng bị chuột rút sưng đỏ, thân nhiệt tăng cao đột ngột: Rất có thể mẹ bầu bị đông máu.
  • Cơn đau thắt kèm choáng váng: Cảnh báo mẹ bầu mang thai ngoài tử cung.
  • Mẹ bầu bị ra máu: Là dấu hiệu của sảy thai. Theo thống kê, cứ 4 ca sảy thai sẽ có 1 ca gặp phải tình trạng chuột rút.
  • Cơn đau dữ dội ở bụng trên: Mẹ bầu đang bị tiền sản giật.
  • Mẹ bầu đau bụng, có hơn 6 cơn co trong 1 tiếng: Hiện tượng này xảy ra trước 37 tuần thai kỳ thì mẹ bầu có nguy cơ sinh non.
  • Đau bụng dưới, tiểu đau: Tình trạng này rất có thể do mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Đau bụng kèm co thắt, buồn nôn: Dấu hiệu viêm ruột thừa, sỏi thận.
Chuột rút khi mang thai kèm triệu chứng ra máu cực kỳ nguy hiểm
Chuột rút khi mang thai kèm triệu chứng ra máu cực kỳ nguy hiểm

Bị chuột rút khi mang thai có nguy hiểm không, các bác sĩ cho biết, một số trường hợp không nghiêm trọng. Tuy nhiên chuột rút khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và thai nhi.

Do đó, mẹ bầu cần theo dõi dấu hiệu khi gặp phải. Đồng thời thường xuyên thăm khám bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân gây ra chuột rút khi mang thai

Để biết cách xử lý và phòng tránh chuột rút khi bầu, mẹ bầu cần hiểu rõ những nguyên nhân. Cụ thể, các chuyên gia đã đưa ra 7 lý do chính gây ra tình trạng này như sau:

Tăng cân

Khi mang thai, mẹ bầu thường tăng cân rất nhiều. Đặc biệt là trong thời gian tam nguyệt cá thứ 3. Lúc này, áp lực từ em bé tăng lên nhiều tạo áp lực lên hệ thống dây thần kinh và mạch máu. Do đó, mẹ bầu rất hay bị chuột rút, nhất là ở chân.

Thói quen ngồi nhiều

Mẹ bầu thường có thói quen ngồi nhiều bởi lúc này, việc hoạt động rất khó khăn và mệt mỏi. Điều này lại ức chế quá trình lưu thông máu gây ra tình trạng chuột rút khi mang thai.

Mẹ bầu còn có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu DVT. Đây là tình trạng máu đông lấp tĩnh mạch lớn rất nguy hiểm. Thói quen ngồi nhiều ảnh hưởng xấu đến cột sống, gây ra nhiều rủi ro sức khỏe khác.

Mất nước

Khi mang thai, thân nhiệt mẹ bầu thường tăng cao hơn. Bên cạnh đó, thai nhi cần được cung cấp nhiều năng lượng để phát triển nên mẹ bầu thường hay bị mất nước. Nếu không cung cấp nước kịp thời sẽ dễ xảy ra hiệu ứng nhiệt trên cơ bắp gây ra tình trạng chuột rút khi mang bầu.

Thiếu dưỡng chất

Chế độ ăn uống cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi cần rất nhiều canxi để hoàn thiện xương, dây thần kinh, phát triển tim, giúp cơ bắp khỏe mạnh. Lúc này, mẹ bầu sẽ bị suy yếu do em bé lấy canxi từ xương mẹ.

Khi chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, magie không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà còn gây ra tình trạng chuột rút. Do đó, việc cung cấp đủ dưỡng chất trong thời gian thai kỳ cực kỳ cần thiết.

Bị chuột rút khi mang thai là thiếu chất gì - Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống chứa nhiều canxi
Bị chuột rút khi mang thai là thiếu chất gì – Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống chứa nhiều canxi

Tuần hoàn máu chậm

Chuột rút khi mang thai do tuần hoàn máu chậm là hiện tượng hết sức bình thường. Nguyên nhân là do hormone hoạt động mạnh. Bên cạnh đó, vào những tháng cuối, mẹ bầu thường bị gia tăng thể tích máu khiến tốc độ lưu thông máu giảm.

Tử cung mở rộng

Khi mang thai, tử cung sẽ tự động mở rộng để tạo không gian cho em bé. Các cơ và dây chằng đỡ tử cung kéo căng gây, đồng thời tĩnh mạch bị chèn ép. Điều này gây ra ra tình trạng chuột rút khi mang thai.

Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân trên, chuột rút khi bầu còn xảy ra do một số bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể như viêm ruột thừa, viêm tụy, sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang, táo bón,…

Chi tiết cách điều trị chuột rút cho mẹ bầu

Các bác sĩ cho biết, để điều trị chuột rút khi mang thai, mẹ bầu có thể thực hiện một số cách sau:

Chữa chuột rút khi mang thai bằng thuốc

Hiện nay, có 2 nhóm bài thuốc có thể chữa chứng chuột rút khi mang thai là:

  • Thuốc Tây y: Hiệu quả nhanh chóng, rất tiện lợi và dễ mua. Tuy nhiên, thuốc Tây y lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Do đó, thuốc tây thường không được bác sĩ lựa chọn sử dụng cho mẹ bầu.
  • Thuốc Đông y: Những bài thuốc này kết hợp những thảo dược tự nhiên. Tuy không thể giảm chuột rút tức thì nhưng bù lại, những bài thuốc này có hiệu quả lâu dài lại an toàn, lành tính.

Phụ nữ đang mang thai là đối tượng cực kỳ nhạy cảm với thuốc. Nếu dùng sai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Do đó, trước khi thực hiện, hãy đến các cơ sở y tế Tây y hoặc Y học cổ truyền để thăm khám. Bác sĩ sẽ dựa là nguyên nhân, tình trạng sức khỏe mẹ và bé để đưa ra đơn thuốc phù hợp nhất.

Điều trị chuột rút khi mang thai không dùng thuốc

Ngoài cách không dùng thuốc, mẹ bầu có thể lựa chọn hoặc kết hợp những phương pháp sau để giảm chuột rút. Cụ thể là:

  • Bất động: Trước tiên khi bị chuột rút, mẹ bầu nên giữ nguyên tư thế trong 1 – 2 phút. Thông thường, tình trạng chuột rút sẽ tự biến mất.
  • Căng cơ: Khi bị chuột rút, mẹ bầu có thể thực hiện các động tác giúp kéo căng cơ của vùng bị tổn thương. Nếu bị chuột rút ở chân, mẹ bầu có thể đi bộ, nâng cao chân.
  • Xoa bóp: Massage nhẹ nhàng lên vùng bị chuột rút. Phương pháp này không chỉ giảm nhanh tình trạng này mà còn giúp mẹ bầu thư giãn.
  • Chườm ấm: Mẹ bầu có thể dùng chai nước ấm, túi chườm để chườm trực tiếp lên vùng bị chuột rút để giảm đau. Ngoài ra, mẹ bầu nên tắm với nước ấm để các cơ giãn ra.
  • Kê cao: Nếu bị chuột rút ở tay hoặc chân, mẹ bầu hãy kê cao tay, chân quá tim để thúc đẩy máu lưu thông và giảm đau.
  • Châm cứu, bấm huyệt: Đây là các cách giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết và giảm đau khá hiệu quả nhờ tác động lên các huyệt đạo. Tuy nhiên, quá trình thực hiện phải do các bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm.
Massage có tác dụng giảm đau, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái
Massage có tác dụng giảm đau, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái

Bài tập xử lý chuột rút

Mẹ bầu nên dành thời gian khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày để tập thể dục hoặc những bài tập yoga đơn giản. Tình trạng chuột rút sẽ thuyên giảm nhanh chóng mà còn rất tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

Một số bài tập được khuyến khích là:

  • Bài tập căng bắp chuối: Mẹ bầu đứng thẳng, cách tường 1m rồi giơ 2 tay chống vào tường. Tiếp theo nghiêng người về phía tường, căng cơ bắp chuối. Mẹ bầu giữ nguyền 10 – 30s rồi lặp lại 4 – 5 lần.
  • Tư thế xác chết: Tư thế này thực hiện rất đơn giản, lại có thể giúp giảm căng cơ lưng, thư giãn cơ thể. Cách thực hiện: Mẹ bầu nằm nghiêng trên giường hoặc thảm, đặt 1 chiếc gối ôm ở giữa 2 chân rồi hít thở đều.
  • Tư thế vặn mình: Mẹ bầu ngồi thẳng lưng, cả 2 chân duỗi thẳng về bên trái. Sau đó, mẹ bầu nâng 2 tay ngang vai, lòng bàn tay úp xuống rồi từ từ xoay thắt lưng, tay, đầu sang bên phải, hít thở đều.
  • Tư thế chó úp mặt: Mẹ bầu đặt 2 chân chạm sàn, 2 tay chống xuống sàn cách chân một khoảng rộng rồi dùng lực đẩy hông lên. Lúc này, cơ thể sẽ tạo thành hình chữ V và giữ nguyên khoảng 15 giây rồi trở về tư thế ban đầu, sau đó lặp lại 4 – 5 lần.

Phòng tránh chuột rút khi mang bầu

Hầu như tất cả chị em khi mang bầu đều sẽ bị chuột rút ít nhất 1 lần. Do đó, mỗi người cần chủ động phòng tránh trước. Những biện pháp được các bác sĩ đưa ra là:

  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, mẹ bầu tránh đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu, vắt chéo chân.
  • Tuyệt đối không làm việc quá sức, nhất là trong môi trường độc hại, nắng nóng.
  • Nghỉ ngơi nhiều, nằm đúng tư thế, mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái để cải thiện lưu thông máu.
  • Tắm bằng nước ấm giúp cơ thư giãn, khí huyết lưu thông.
  • Ngâm chân bằng nước ấm pha ít muối và gừng trước khi đi ngủ.
  • Phần trên đã đề cập “bị chuột rút khi mang thai là thiếu chất gì?”, mẹ bầu cần bổ sung đủ dinh dưỡng. Đặc biệt nhiều thực phẩm chứa canxi, magie như cá, trứng, rong biển, đậu, susu,…
  • Thăm khám định kỳ, chia sẻ với bác sĩ những vấn đề đang gặp phải để biết cách xử lý khoa học.

Chuột rút khi mang thai có nhiều trường hợp không nghiêm trọng, sẽ tự hết nhanh chóng. Tuy nhiên nhiều khi lại cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề nguy cấp. Do đó, mẹ bầu cần hết sức chú ý các biểu hiện gặp phải để có cách giảm chuột rút khi mang thai hiệu quả.


Top địa chỉ phòng khám Chuột Rút Khi Mang Thai


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan