Thế mạnh của Y học cổ truyền thế hệ mới trong điều trị suy giảm ham muốn

Y học cổ truyền không mới, nhưng y học cổ truyền thế hệ mới có lẽ là xu hướng hợp thời đại, hiện đại hóa truyền thống, ngày càng khẳng định được vai trò và giá trị của mình ở mọi khía cạnh chăm sóc sức khỏe, trong đó có vấn đề sinh lý nữ. Trong bài viết này, BBT Tapchidongy đã tham vấn thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Giám đốc Phòng khám Đông y Việt Nam để làm rõ những ưu thế của y học cổ truyền thế hệ mới trong điều trị suy giảm ham muốn ở nữ.

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà

Từ những cái khó…

Y học cổ truyền hay Đông y đã tồn tại hàng nghìn năm và đạt được nhiều thành tựu trong ngăn ngừa, điều trị bệnh. Ở mỗi quốc gia hay mỗi khu vực đều có một nền y học cổ truyền riêng. Tại Việt Nam, y học cổ truyền hay thuốc Nam dựa trên nền tảng triết học cổ Âm Dương – Ngũ Hành, chú trọng tới sự cân bằng trong cơ thể và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Ngay cả y học hiện đại cũng đã công nhận những ưu thế hiếm có của y học cổ truyền, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh phức tạp, như xương khớp, suy nhược cơ thể, bệnh đường hô hấp, sinh lý nam và cả các bệnh sản phụ khoa… Tỷ lệ khỏi bệnh rất cao mà không gây tác dụng phụ.

Trong điều trị sinh lý nữ, cụ thể là suy giảm ham muốn, y học cổ truyền đã phát huy nhiều giá trị. Các thầy thuốc, lương y từ nhiều thế kỷ trước đã bào chế ra nhiều bài thuốc hay giúp giải quyết bệnh “khó nói” của chị em như Long phượng tán, Thất phúc ẩm gia vị, Mãn lân châu gia vị, Hoa đà âm ủy thần phương, Hà xa thỏ ti thang

Đó là những bài thuốc y học cổ truyền thế hệ cũ với những ưu điểm như: Bào chế từ thảo dược thiên nhiên nên tương đối an toàn, ít tác dụng phụ, có hiệu quả nhất định và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, thuốc yêu cầu phải sử dụng trong thời gian dài, theo liệu trình khắt khe và tác dụng khá chậm. Bên cạnh đó, phần lớn những bài thuốc y học cổ truyền này đều chưa được nghiên cứu khoa học chứng minh.

Ưu - nhược điểm của y học cổ truyền
Ưu – nhược điểm của y học cổ truyền

Có một thực trạng khá phổ biến là nhiều chị em nghĩ rằng các bài thuốc thảo dược an toàn tuyệt đối, không bổ chỗ này thì bổ chỗ khác, cho nên tự chẩn bệnh và tự bốc thuốc chữa bệnh mà không cần thăm khám bác sĩ. Không ít trường hợp sử dụng chung 1 đơn thuốc vì triệu chứng bệnh “na ná” nhau. Quan niệm này hết sức sai lầm và phản khoa học, cũng như đi ngược lại với nguyên tắc điều trị bệnh của y học cổ truyền.

Dù thuốc Ðông hay Tây y cũng đều phải dùng đúng người, đúng bệnh mới an toàn và cho hiệu quả cao. Y học cổ truyền vốn lành tính, nhưng không thể dùng bừa bãi, không may có thể gặp một số tác dụng phụ, nhẹ thì đau bụng, tiêu chảy, nôn nao, dị ứng, nặng có thể hại gan, thận, ngộ độc… Dùng thuốc kiểu này không chỉ phí tiền, hại sức khỏe, mà còn bỏ lỡ giai đoạn vàng để điều trị bệnh dứt điểm”, bác sĩ Đỗ Thanh Hà cảnh báo.

Dù thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y học cổ truyền, chị em cũng cần thận trọng. Nên chọn những cơ sở uy tín, bác sĩ hay lương y có kinh nghiệm, giỏi nghề. Thực tế, có không ít trường hợp người bệnh đã gặp phải lang băm không có giấy phép hành nghề và sử dụng những bài thuốc được quảng cáo là hiệu quả tốt nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần, nhập nhèm về nguyên liệu cũng như cơ chế điều trị bệnh… thậm chí còn trộn lẫn tân dược, tai hại nhất là chứa thuốc kích dục không được cấp phép, khiến cho chị em phải hứng chịu quả đắng cho sức khỏe.

… tới sự chuyển mình thành y học cổ truyền thế hệ mới

Vậy, y học cổ truyền thế hệ mới là gì? Theo bác sĩ Đỗ Thanh Hà: “Hiện nay, một xu thế phát triển chung của y học cổ truyền tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, là đưa y học cổ truyền vào hệ thống y tế chính thống, thực hành bởi các bác sĩ được đào tạo chính quy, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Mục đích cao nhất là mang tới cho người bệnh một phương pháp điều trị mới, hiệu quả tối ưu và an toàn”.

Y học cổ truyền thế hệ mới là xu hướng phát triển tất yếu của thuốc thảo dược
Y học cổ truyền thế hệ mới là xu hướng phát triển tất yếu của thuốc thảo dược

Và đây chính là lý do y học cổ truyền thế hệ mới ra đời, xứng đáng là tương lai của y học phương Đông huyền bí và là xu hướng tất yếu trong sự phát triển của thuốc dược liệu.

Khám và điều trị bởi bác sĩ được đào tạo bài bản

Ở Việt Nam, đội ngũ lương y, thầy thuốc y học cổ truyền tương đối đông đảo. Trong đó bao gồm cả những “thầy lang” chữa bệnh bằng kinh nghiệm, sử dụng bài thuốc “gia truyền” hoặc bốc thuốc theo sách, chưa qua trường lớp chính quy. Số thầy thuốc, bác sĩ y học cổ truyền được đào tạo chính quy ít hơn, nhưng đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Tín hiệu mừng cho lĩnh vực y học cổ truyền Việt Nam là ngày càng xuất hiện nhiều bác sĩ được đào tạo về cả Đông – Tây y.

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà tốt nghiệp khoa y học cổ truyền tại Đại học Y Hà Nội năm 1982. Vị bác sĩ này cũng đã có 4 năm theo học Tây y và là một trong hai bác sĩ đầu tiên tại Việt Nam nhận học bổng toàn phần chương trình Thạc sĩ tại Đại học Trung y dược Quảng Châu (Trung Quốc). Không chỉ lĩnh hội những tinh hoa của y học cổ phương, bác sĩ Đỗ Thanh Hà còn nắm chắc được y lý y học hiện đại và bắt kịp xu hướng điều trị bệnh bằng y học cổ truyền thế hệ mới.

Chị em tới Phòng khám Đông y Việt Nam – nơi bác sĩ Hà công tác sau khi nghỉ hưu sẽ được thăm khám kỹ lưỡng bằng tứ chẩn của y học cổ truyền, đồng thời kết hợp với các xét nghiệm hiện đại mà chị em đã được thực hiện trước đó. Khi có kết luận chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất, có thể kết hợp thuốc y học cổ truyền và thuốc Tây y nếu cần.

Cái gốc của y học cổ truyền thế hệ mới vẫn là bài thuốc thảo dược

Điều trị suy giảm ham muốn bằng y học cổ truyền thế hệ mới vẫn sử dụng bài thuốc thảo dược. Với nguyên lý trị bệnh từ gốc tới ngọn, đây chính là giải pháp toàn diện hàng đầu.

Suy giảm ham muốn tình dục có quan hệ mật thiết với các bệnh về gan, thận. Thận dương hư suy, không ôn dưỡng hạ tiêu, mệnh môn hỏa suy, xung nhâm không đầy đủ sẽ sinh ra lãnh đạm tình dục. Tình chí phiền muộn, can mạch mất thư thái điều hòa, dương khí không phân bố đến âm hộ cũng sẽ làm mất hứng thú, không còn ham muốn gần gũi”, bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho biết.

Phương pháp điều trị của bác sĩ Đỗ Thanh Hà bao gồm 2 chế phẩm: Uống và ngâm rửa.

Bài thuốc uống chủ trị suy giảm ham muốn, lãnh cảm, rối loạn nội tiết tố nữ và các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh. Các vị thuốc quý trong bài thuốc giúp ổn định nội tiết tố, tăng sinh estrogen tự nhiên, bổ huyết, thúc đẩy lưu thông khí huyết, bổ can – thận, tăng cường chức năng đào thải độc tố của cơ thể, đồng thời giúp dưỡng tâm, an thần, làm chậm quá trình lão hóa và giúp chị em nhuận sắc hơn.

Đặc biệt, bài thuốc còn thúc đẩy cơ chế tự chữa lành của cơ thể. Trong cơ thể mỗi chúng ta đều có những “vị bác sĩ tự nhiên” giúp chữa lành bệnh tật mà chưa cần dùng tới thuốc. Sự tự chữa lành này diễn ra âm thầm mà ngay cả bản thân người bệnh cũng không nhận ra được. Tuy nhiên, khả năng phục hồi kỳ diệu như vậy cũng có thể trục trặc do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là stress và lối sống không khoa học.

Như đã đề cập, căn nguyên gây suy giảm ham muốn nữ có liên quan tới căng thẳng, lo âu và một số nguyên nhân từ lối sống. Vì thế thúc đẩy năng lực tự chữa lành có vai trò quan trọng hàng đầu trong điều trị suy giảm ham muốn.

Trong điều trị giảm ham muốn và bất cứ bệnh phụ nữ nào cũng vậy, tôi luôn chú trọng thúc đẩy cơ chế chữa lành của cơ thể. Bài thuốc sẽ tác động từ từ vào mọi cơ quan trong cơ thể, ‘sửa chữa’ các tổn thương, phục hồi chức năng của nó. Lúc đó, cơ thể sẽ có thêm năng lượng và nền tảng để tự chữa lành”, bác sĩ Đỗ Thanh Hà lý giải.

Bên cạnh đó, chị em còn được sử dụng thêm chế phẩm ngâm rửa để vệ sinh vùng kín. Chế phẩm này giúp giảm các triệu chứng khó chịu, bao gồm khô âm đạo, ngứa rát vùng kín, khí hư bất thường… Nhờ đó, “cô bé” sẽ thoải mái, tự tin và trải nghiệm “chuyện ấy” tốt hơn. Độ pH âm đạo cũng được cân bằng, giúp ngăn ngừa các bệnh phụ khoa nguy hiểm, đồng thời tạo điều kiện cho tinh trùng sống khỏe và  thuận lợi di chuyển tới trứng để thụ tinh.

Cái hay của bài thuốc thảo dược là được tinh chỉnh, gia giảm tùy dựa theo cơ địa, thể bệnh, thể trạng… của từng người bệnh. 10 người là 10 đơn thuốc khác nhau, không ai giống ai, càng không có trường hợp đơn thuốc của người này dùng cho người khác.

Y học hiện đại yêu cầu liều lượng được tiêu chuẩn hóa dựa trên các yếu tố như trọng lượng cơ thể hoặc mức độ bệnh. Tuy nhiên, với y học cổ truyền, người bệnh sẽ được chỉ định liều lượng riêng biệt hoặc có kết hợp các loại tân dược khác (nếu cần)”, bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho biết.

Tuy hiệu quả điều trị không diễn ra nhanh chóng, ồ ạt như dùng tân dược, nhưng bài thuốc y học cổ truyền thế hệ mới điều trị suy giảm ham muốn “chậm mà chắc”, chia thành từng giai đoạn cụ thể:

Giai đoạn 1 (khắc chế triệu chứng):

  • Bước đầu làm quen với cơ thể
  • Từ 7 – 15 ngày giúp cải thiện các triệu chứng thể chất, như bốc hỏa, ra mồ hôi trộm, mất ngủ…
  • Giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm vùng kín (nếu có)

Giai đoạn 2 (triệt tiêu căn nguyên):

  • 1 – 2 tháng đầu: Chấm dứt các triệu chứng thể chất, ổn định kinh nguyệt ổn định, giảm mệt mỏi, cơ thể giàu năng lượng hơn…
  • Những tháng tiếp theo: Cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, giảm khô hạn, tăng ham muốn…

Giai đoạn 3 (điều trị dự phòng):

  • Nhuận sắc, ổn định nội tiết tố, cơ thể sung sức, đề kháng tốt…
  • Ngăn bệnh tái phát
  • Nâng cao sức khỏe sinh sản

Nguồn nguyên liệu sạch, bào chế đạt chuẩn và thành phẩm an toàn

Không giống như nhiều loại dược phẩm hiện đại, chất lượng nguyên liệu làm thuốc cổ truyền rất khác nhau ngay cả khi chúng cùng là một loại và sinh trưởng ở cùng một quốc gia, khu vực. Điều này là do sự khác biệt về gene và các yếu tố khác, như điều kiện môi trường, cách chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển và bảo quản.

Ở Việt Nam, dù có tiềm năng lớn về nguồn dược liệu, “ngồi” trên đống thuốc nhưng vẫn phải phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Bởi vậy mới xuất hiện vấn nạn “rác” dược liệu, các bài thuốc sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trộn chất cấm… gây ra nhiều hệ lụy cho người dùng.

Nguyên liệu sạch là một trong những tiêu chí quan trọng của y học cổ truyền thế hệ mới
Nguyên liệu sạch là một trong những tiêu chí quan trọng của y học cổ truyền thế hệ mới

Y học cổ truyền thế hệ mới có thể khắc phục được nhược điểm này. Những đơn vị y học cổ truyền tiên phong trong hiện đại hóa thuốc truyền thống như Phòng khám Đông y Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, phát triển vườn biệt dược đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO. Đây là một trong những tiêu chuẩn, nguyên tắc thực hành tốt về nuôi trồng, thu hái dược liệu dựa theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Cụ thể:

  • Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu: Được nghiên cứu kỹ lưỡng để phát triển các loại cây giống phù hợp. Nước tưới tiêu, biện pháp canh tác, cách chăm sóc, phương pháp phòng sâu bệnh, thu hoạch, vận chuyển và bảo quản phải đạt những tiêu chuẩn của WHO.
  • Cơ sở vật chất, quy trình thu hái, sơ chế, chế biến, bảo quản: Phải phù hợp với từng loại dược liệu. Phải đảm bảo vệ sinh, an toàn nhà xưởng, nơi làm việc, cũng như nơi phơi sấy, nhà kho, dụng cụ sản xuất, phòng thực nghiệm và các thiết bị đo đạc, kiểm tra chất lượng dược liệu.
  • Nhân lực: Những người trực tiếp trồng trọt, thu hoạch dược liệu được đào tạo để hiểu rõ về dược liệu và có kỹ năng thực hiện đúng theo các yêu cầu của GACP. Đảm bảo hiểu rõ nên làm và không nên làm những gì nhằm giảm mức tối thiểu tác động của môi trường tới dược liệu.

Dược liệu được sử dụng đảm bảo dược tính cao, sạch và an toàn tuyệt đối. Nhờ đó, niềm tin của người tiêu dùng về thuốc dược liệu ngày càng được củng cố.

Các bài thuốc y học cổ truyền thế hệ mới không chỉ đảm bảo an toàn từ nguồn nguyên liệu đầu vào mà còn phải đảm bảo được bào chế, sản xuất theo quy chuẩn với dây chuyền hiện đại. Sản phẩm cũng được kiểm tra chất lượng chặt chẽ và đảm bảo tiêu chuẩn nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Y tế.

Với chuyên môn cao và uy tín trong nghề, thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà đã được VTV2 tin tưởng, mời làm cố vấn sức khỏe trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày để chia sẻ cách điều trị bệnh phụ nữ bằng y học cổ truyền.

Kiểm chứng bằng khoa học

Không dễ khi áp dụng các nghiên cứu, thử nghiệm hiện đại (vốn được phát triển cho các loại thuốc tiêu chuẩn hóa) đối với các bài thuốc y học cổ truyền vốn đã đa dạng.

Nhiều bài thuốc truyền thống được bào chế bằng cách nghiền nát thảo dược đã phơi khô. Hỗn hợp thu được có thể chứa hàng trăm phân tử hoạt tính có tiềm năng. Việc xác định được những hoạt tính này không chỉ phức tạp mà còn mất thời gian.

Y học cổ truyền hiện đại đã chú tâm nhiều hơn tới việc áp dụng các thành tựu khoa học hiện đại vào nghiên cứu, tách chiết thành phần, loại bỏ độc tính của thảo dược cũng như kiểm tra hiệu quả của thuốc.

Không chỉ được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học, hiệu quả của bài thuốc y học cổ truyền thế hệ mới đã được khẳng định thông qua thực tế điều trị.

Theo thống kê của Phòng khám Đông y Việt Nam, tính tới thời điểm hiện tại, phương pháp ổn định nội tiết, tăng cường sinh lý nữ của bác sĩ Đỗ Thanh Hà đã điều trị thành công cho 9.268 trường hợp và nhận được nhiều phản hồi tích cực:

Một lần nữa có thể khẳng định y học cổ truyền thế hệ mới là xu hướng phát triển tất yếu của thuốc dược liệu trong thời điểm này và trong cả tương lai. Mọi thắc mắc về phương pháp điều trị suy giảm ham muốn theo y học cổ truyền thế hệ mới, liên hệ ngay:

Phòng khám Đông y Việt Nam

Cơ sở Hà Nội:

  • 123 Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân
  • Điện thoại/Zalo: 0989 913 935

Cơ sở Hồ Chí Minh:

ĐỌC NGAY:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

1