Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Xuất huyết đại tràng rất dễ xảy ra với người có tình trạng tổn thương đại tràng trong một thời gian dài mà không có hướng điều trị đúng cách. Vậy nên trong nội dung bài viết này Tapchidongy.org sẽ giúp bạn có được lời giải đáp bệnh này có nguy hiểm không? Hướng xử lý và cách điều trị an toàn nhất.

Nguyên nhân gây xuất huyết đại tràng

Xuất huyết đại tràng là bệnh lý thường gặp nhiều ở giới trẻ đặc biệt là độ tuổi từ 15 – 30 và sự chênh lệch giữa tỷ lệ mắc bệnh giữa nam giới và nữ giới chưa rõ. Bệnh có một vài triệu chứng giống với viêm đại tràng, nhưng bệnh này sẽ gây nên những tình trạng chảy máu, rối loạn chức năng đại tràng, nếu không xử lý hay điều trị kịp thời có thể người bệnh sẽ bị chảy máu ồ ạt và nguy hiểm đến tính mạng.

Vậy nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh viêm đại tràng xuất huyết là gì?

Hình minh họa bệnh xuất huyết đại tràng
Hình minh họa bệnh xuất huyết đại tràng

Dựa theo nghiên cứu và khảo sát thì nguyên do gây nên tình trạng này được cho là:

  • Viêm loét đại tràng: Có thể thấy rằng, đại tràng là đoạn ruột cuối có chức năng chứa và hấp thu dưỡng chất từ cặn thức ăn nên vi khuẩn cũng có nhiều điều kiện sinh sôi, phát triển. Vậy nên nguy cơ mắc các bệnh về viêm, loét đại tràng là rất cao. Nếu người bệnh không phát hiện kịp thời hoặc điều trị không đúng cách, vết loét lan tỏa và sâu hơn thì cũng có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết đại tràng.
  • Ung thư đại tràng: Đây cũng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm đại tràng mãn tính, thời gian ủ bệnh có thể lên đến 10 năm nên rất khó phát hiện bệnh. Bệnh này sẽ gây ra những thương tổn nặng nề cho niêm mạc đại tràng, nên bị xuất huyết đại trực tràng là điều vô cùng dễ hiểu.
  • Giãn tĩnh mạch đại tràng: Với cơ chế hoạt động của tĩnh mạch đại tràng thì lúc tĩnh mạch bị giãn quá mức sẽ xuất hiện tình trạng rách tĩnh mạch. Khi đó chỉ cần có sự tác động cũng sẽ khiến đại tràng bị xuất huyết. Vậy nên, việc đi đại tiện phân đen hoặc có máu thì đó cũng một trong những biểu hiện của bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng xuất huyết

Viêm đại tràng xuất huyết vốn là bệnh thuộc về đường tiêu hóa nên những dấu hiệu cũng có phần dễ bị nhầm lẫn với nhiều dạng bệnh khác. Vậy nên đa phần người bệnh lầm tưởng và bỏ qua những triệu chứng của bệnh.

Dưới đây sẽ là một số biểu hiện dễ phát hiện mà bất cứ ai cũng nên biết:

Dấu hiệu dễ thấy nhất của xuất huyết đại tràng là đau bụng
Dấu hiệu dễ thấy nhất của xuất huyết đại tràng là đau bụng

Đau bụng

Có thể nói dấu hiệu này xuất hiện hầu hết ở các bệnh đại tràng, nhưng xuất huyết đại tràng thì thường đau âm ỉ nhiều ở vùng bụng dưới và 2 bên hố chậu, thi thoảng sẽ là những cơn đau dữ dội.

Với triệu chứng này thì người bệnh cũng sẽ gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý, tinh thần và giấc ngủ. Như vậy bệnh nhân cũng sẽ mắc chứng lo âu, stress và bệnh sẽ lại trở nặng hơn, gây ra hiện tượng chảy máu ồ ạt.

Căng tức bụng, chướng và đầy hơi

Sau khi niêm mạc đại tràng đã phải chịu nhiều tổn thương thì chức năng ngày càng bị suy yếu và gặp nhiều vấn đề trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Mỗi khi đại tràng không chịu được áp lực, sẽ khiến các vết viêm loét ăn sâu, lan rộng nhanh hơn. Từ đó sẽ xuất hiện tình trạng đại tràng bị chảy máu, đau bụng dữ dội hơn và gây ra cảm giác chán ăn, đầy bụng.

Đại tiện thất thường, rối loạn và phân có dính máu

Như đã chia sẻ ở trên thì việc phân có dính máu hoặc đổi màu (đen), đó cũng là một trong dấu hiệu dễ thấy nhất của tình trạng xuất huyết trong đại tràng. Chú ý, người bệnh cần tránh nhầm lẫn với dấu hiệu nôn ra máu, bởi đó là biểu hiện của bệnh lý khác không liên quan đến xuất huyết đại tràng.

Tuy nhiên, với người bệnh chỉ mới ở mức độ nhẹ, thì đi đại tiện khoảng 2 lần/ ngày và phân có kèm theo máu. Khi tình trạng nặng dần thì số lần đi đại tiện cũng sẽ nhiều lên và có kèm cả máu lẫn chất nhầy, đôi khi là bị sốt.

Đối với bệnh nhân đã sang mức độ nặng hơn thì có thể đại tiện khoảng 6 lần/ngày, sốt cao, hậu môn bị tổn thương gây đau rát và mất máu quá nhiều nên cơ thể cũng sẽ bị suy kiệt, mệt mỏi.

Tình trạng kể trên cũng sẽ khiến cho người bệnh suy nhược cơ thể, mệt mỏi kéo dài và khó hấp thụ được dinh dưỡng khi nạp vào cơ thể. Vậy nên bệnh cũng sẽ có những triệu chứng khác ngoài tiêu hóa. Điển hình như một số bệnh như: viêm cột sống dính khớp, hồng ban nút, mống mắt, gan mật, thiếu máu…

Bệnh xuất huyết đại tràng có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng xuất huyết được các chuyên gia đánh giá là một trong những vấn đề y tế nghiêm trọng. Nếu người bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng khôn lường.

Xuất huyết đại tràng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Xuất huyết đại tràng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Giãn đại tràng cấp tính: Lúc này các chức năng của đại tràng cũng đã phải chịu nhiều tổn thương, tình trạng viêm nhiễm cũng ngày càng nặng, thậm chí những cơn đau bụng dữ dội cũng đã phần nào tác động đến hoạt động của đại tràng, rồi sẽ khiến cho nhu động ruột bị ảnh hưởng, dần sẽ gây ra biến chứng phình giãn đại tràng.
  • Phình đại tràng nhiễm độc: Với một hệ miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu, cùng với sự tấn công liên tục của vi khuẩn gây hại thì đại tràng cũng trở nên dễ bị nhiễm độc hơn. Và đây là biến chứng thường thấy đối với bệnh đại tràng xuất huyết.
  • Xuất huyết đại tràng ồ ạt: Một khi hiện tượng này xảy ra thì bệnh nhân cần phải có hướng xử lý và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Thủng đại tràng: Sau khi bệnh kéo dài, tình trạng giãn hoặc phình ngày càng nặng thì đại tràng cũng sẽ bị tổn thương sâu và lan rộng hơn, nên bị thủng cũng là điều không khó đoán.
  • Ung thư đại tràng: Với biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh này thì đa phần tỷ lệ tử vong là khá cao, bởi người bệnh thường không phát hiện ra bệnh. Chính vì vậy mà bệnh nhân bị xuất huyết trực tràng đều phải theo dõi sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện những biến chứng của bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh đại tràng xuất huyết hữu hiệu nhất

Xuất huyết đại tràng vốn là một trong những căn bệnh cần phải được xử lý nhanh chóng vì nó có những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy nên để hạn chế được những rủi ro và bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất thì người bệnh cần bổ sung cho mình những kiến thức cơ bản về cách điều trị sau.

Xử lý tại chỗ

Ngay sau khi phát hiện cơ thể có sự bất thường và có những triệu chứng như đã kể ở trên thì lúc này người bệnh cần phải nằm im không vận động mạnh hay di chuyển nhiều để tránh gây thêm tổn thương.

Đồng thời, điều này cũng hạn chế cho việc xuất huyết. Thời gian cần nằm là khoảng 15 – 20 phút, cho đến khi bụng đỡ cảm giác đau quặn, và đó cũng là khoảng thời gian tình trạng máu chảy thuyên giảm hơn.

Sau đó bạn cũng nên nhanh chóng đến ngay cơ sở khám bệnh gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo một số loại thuốc Tây thường được sử dụng để hạn chế xuất huyết, cầm máu đó là: Hemocaprol hoặc Posthypophyse…

Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh
Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại sản phẩm hỗ trợ điều trị, để cải thiện triệu chứng bệnh như: nước muối pha loãng, nước điện giải,… để cải thiện trạng thái cơ thể sau khi bị mất máu hoặc mất nước.

Điều trị y tế

Với mức độ nguy hiểm của bệnh lý xuất huyết đại tràng thì bất cứ bệnh nhân nào cũng cần phải có kiến thức để xử lý kịp thời và khám chữa bệnh một cách an toàn.

Trên thực tế thì bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng cũng như mức độ bệnh của từng người để có phác đồ điều trị bệnh chuẩn xác, nhất là dựa vào nguyên nhân gây nên tình trạng xuất huyết.

Tuy nhiên, để xác định được những điều này thì bác sĩ sẽ cần đến sự can thiệp của các thiết bị y khóa đó là: thiết bị nội soi, máy siêu âm, xét nghiệm máu, chụp X – quang… Khi đó kết quả chẩn đoán sẽ đạt độ chính xác cao và người bệnh sẽ có được phương pháp điều trị an toàn, phù hợp nhất có thể.

Dưới đây sẽ là những hướng điều trị tương ứng với mức độ cũng như tình trạng của người bệnh.

Điều trị bảo tồn:

Với phương pháp chữa bệnh này thì người bệnh vẫn còn ở mức độ nhẹ đến trung bình, nghĩa là chưa gặp những biến chứng nguy hiểm. Vậy nên việc điều trị cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn, chỉ cần nằm theo dõi hoặc tiến hành truyền máu để kịp thời bổ sung lại lượng máu đã mất để ngăn chặn các triệu chứng thiếu máu.

Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được truyền một số loại dưỡng chất khác như: vitamin, muối, chất khoáng… hoặc truyền dịch tùy vào thể trạng cũng như triệu chứng của từng bệnh nhân.

Mặt khác, cũng có nhiều trường hợp bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân xuất huyết phải sử dụng nước để rửa niêm mạc đại tràng. Như vậy, vết viêm nhiễm được làm sạch, vi khuẩn sẽ bị tẩy trôi. Khi đó tình trạng bệnh cũng sẽ được cải thiện nhiều hơn.

Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị lâu dài thì bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc về phục hồi chức năng của đại tràng, trả lại cơ thể khỏe mạnh cho người bệnh. Một số thuốc người bệnh có thể tham khảo như: Thuốc nhuận tràng Bisacodyl ( 5- 10 mg/ ngày), Magnesi sulfat (5g/ ngày), Trimebutin (100 – 200mg/ lần, ngày 3 lần)…

Điều trị ngoại khoa:

Dựa theo nghiên cứu và khảo sát thực tế thì đa phần người bệnh đều có chuyển biến tích cực và phục hồi bệnh khá tốt sau khi điều trị theo hướng bảo tồn. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn đã quá nặng, những phương pháp trên chưa đủ để điều trị dứt điểm.

Đối với bệnh nhân giai đoạn nặng thường có chỉ định điều trị ngoại khoa
Đối với bệnh nhân giai đoạn nặng thường có chỉ định điều trị ngoại khoa

Chính vì vậy, người bệnh sẽ phải chuyển sang điều trị bằng phương pháp ngoại khoa để chấm dứt được bệnh. Nếu không điều trị đúng cách sẽ khiến người bệnh có tiềm ẩn bị chảy máu ồ ạt và dễ bị mất mạng.

Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp thậm chí không còn can thiệp ngoại khoa được nữa như: thủng đại tràng, viêm đại tràng nặng, polyp đại tràng hoặc viêm túi thừa… Lý do là những người bị bệnh này đều không có khả năng tự phục hồi cũng như cải thiện chức năng của đại tràng. 

Nên khi phẫu thuật, điều trị ngoại khoa thì người bệnh cần phải truyền máu vừa để cung cấp lại lượng máu đã mắt, vừa để hạn chế gặp phải những rủi ro không đáng trong quá trình điều trị ngoại khoa.

Chăm sóc và dự phòng tại nhà

Đối với những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa thì vấn đề phục hồi thường rất lâu, bởi nó là bộ phận liên tục phải làm việc và rất nhạy cảm. Việc xuất huyết này nên đặc biệt lưu ý, cần phải xây dựng cho mình chế độ chăm sóc thật tốt thì bệnh mới thuyên giảm và dần dần phục hồi.

Thường xuyên theo dõi sức khỏe:

  • Có khá nhiều cách để bệnh nhân có thể theo dõi được sức khỏe của mình nhờ vào các công cụ y khóa, như máy đo huyết áp, nhiệt kế,… để giữ ổn định huyết áp, mạch đập và đặc biệt là biết nhiệt độ cơ thể có bình thường không.
  • Nếu xuất hiện những triệu chứng như nôn hay đau bụng thì người bệnh cũng cần phải theo dõi, cảm thấy có sự bất thường thì sẽ phải đến bệnh viện khám hoặc thông báo với bác sĩ trực tiếp điều trị để từ đó có hướng xử lý phù hợp nhất.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vitamin cho cơ thể:

Muốn phục hồi cơ thể thì người bệnh cũng cần phải nạp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Ngoài những thực phẩm đầy dinh dưỡng phù hợp với người bệnh như: thịt lợn nạc, ức gà, cá hồi, cá nục, cá tuyết, rau xanh, trái cây… Người bệnh cũng cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc được chuyên gia khuyến cáo: 

Người bệnh nên kịp thời bổ sung dưỡng chất cho cơ thể để nhanh chóng phục hồi bệnh
Người bệnh nên kịp thời bổ sung dưỡng chất cho cơ thể để nhanh chóng phục hồi bệnh
  • Ăn chín, uống sôi, nên ăn thức ăn lỏng (cháo), mềm và đã được ninh nhừ, không ăn quá no.
  • Chia 6-8 bữa nhỏ/ ngày để tránh đầy bụng, khó tiêu. Ưu tiên ăn những món ăn hấp, luộc, nấu canh để hạn chế dầu mỡ và dễ tiêu hóa hơn, tránh được các triệu chứng đau bụng hoặc tiêu chảy.

Như vậy mới có thể tối giản được những áp lực không cần thiết đối với đại tràng, bởi bộ phận vẫn còn nhiều thương tổn, chưa phục hồi được hết chức năng. Nếu ăn uống không cẩn thận sẽ khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể:

  • Nước rất cần thiết với cơ thể con người, nhất là với những người bệnh có biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy triền miên vì khi đó chúng ta sẽ mất đi một lượng nước lớn, cần phải được nạp bổ sung kịp thời nếu không sẽ khiến cơ thể bị suy yếu, mệt mỏi và bệnh sẽ trở nặng hơn.
  • Ngoài nước khoáng ra thì người bệnh cũng có thể sử dụng nước ép trái cây như: ổi, lựu, táo, cam, quýt… Tuy nhiên không nên chọn loại quả chua để hạn chế lượng axit trong dạ dày tăng lên.

Với những nguyên tắc ở trên, chắc hẳn độc giả cũng đã thấy được những vấn đề mà người bệnh gặp phải trong chuyện ăn uống, sự kiêng khem cũng không quá nhiều. Sau khi cơ thể cảm thấy khỏe mạnh hơn thì người bệnh cũng sẽ linh hoạt hơn trong chế độ ăn uống của mình. 

Tuy nhiên, chế độ ăn uống chỉ là phương pháp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị không thể thay thế được thuốc cũng như không làm khỏi bệnh. Vậy nên khi xuất hiện triệu chứng xuất huyết đại tràng như đau bụng, đại tiện ra máu, chướng bụng…  thì người bệnh cần có hướng xử lý theo như chuyên gia tư vấn ở trên để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi thường gặp
Phình đại tràng ở người lớn xảy ra khá phổ biến, người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều khó chịu và mệt mỏi khi mắc chứng bệnh đường tiêu hóa này. Vậy phình đại tràng thực chất là bệnh gì, có nguy hiểm không và cần điều trị như thế nào? Thông tin dưới đây sẽ giúp quý độc giả...
Hóa trị ung thư đại tràng là phương pháp được sử dụng phổ biến bên cạnh phẫu thuật, xạ trị... Phương pháp này sử dụng thuốc ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư thông qua đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Vậy khi nào sử dụng hóa trị ung thư đại tràng? Chi phí điều trị như thế...
Nội soi đại tràng có đau không là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người có bệnh lý liên quan tới ruột già. Việc nội soi thông thường có thể gây ra căng tức, khó chịu hay đau quặn tùy từng trường hợp. Bệnh nhân không cần quá lo lắng vì có những biện pháp...
Những bệnh lý dạ dày, đại tràng không chỉ gặp ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ mắc và rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Để chuẩn đoán bệnh chính xác, nội soi đại tràng cũng được chỉ định trong một số trường hợp. Bố mẹ luôn băn khoăn có nên nội soi đại tràng...
Bạn đã nghe đến nội soi đại tràng sigma là gì? Phương pháp nội soi hiện đại này có ưu nhược điểm gì và áp dụng trong trường hợp nào? Nếu bạn còn nhiều hoài nghi, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ tường tận về phương pháp y khoa này! Nội soi đại tràng sigma là gì?...
Trĩ là bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện nội soi đại tràng bởi đây là thủ thuật can thiệp thông qua đường hậu môn. Vì vậy mà bị trĩ có nội soi đại tràng được không là lo lắng phổ biến của nhiều người mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa dưới. Băn khoăn...
Ung thư đại tràng là bệnh ung thư phổ biến của hệ tiêu hóa, bệnh phát triển quan 4 giai đoạn. Xác định đúng các giai đoạn của ung thư đại tràng giúp nhận biết mức độ nghiêm trọng của bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị đúng cách. Cách xác định giai đoạn của ung thư đại tràng...
Ung thư đại tràng di căn là tình trạng tế bào ung thư lây lan sang cơ quan xung quanh như gan, phổi, xương... Người bệnh cần nhận biết dấu hiệu và điều trị sớm tránh di căn đến nhiều cơ quan khác, nguy hiểm đến tính mạng.  Ung thư đại tràng di căn là gì Ung thư đại tràng...
Nội soi đại tràng ở đâu tốt là băn khoăn phổ biến của nhiều bệnh nhân và những người có nhu cầu tầm soát bệnh đại tràng. Dưới đây là thông tin về 7 cơ sở y tế uy tín, có khả năng thực hiện phương pháp nội soi đại tràng với kết quả chính xác và độ an toàn...
Cắt polyp đại tràng có mọc lại không là câu hỏi mà đa số bệnh nhân quan tâm, bởi điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của họ. Ngoài ra, việc tiến hành cắt bỏ hay thời gian tái khám đều phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân. Vậy nên người bệnh...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Bài viết liên quan