Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Xuất huyết dạ dày khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp, nhưng để chữa trị đúng cách thì không phải ai cũng biết. Vậy làm thế nào để khắc phục bệnh mà không ảnh hưởng đến thai nhi? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và tìm được phương pháp điều trị an toàn.

Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày khi mang thai

Phụ nữ khi bước vào giai đoạn thai kỳ sẽ xuất hiện nhiều thay đổi trong nội tiết tố. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các cơ quan, trong đó dạ dày cũng chịu tác động không ít.

Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dạ dày khi mang thai
Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dạ dày khi mang thai

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày ở giai đoạn mang thai thường do những nguyên nhân sau đây:

  • Ốm nghén: Biểu hiện ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ làm nồng độ Estrogen và Hormone Progesterone tăng cao khiến dạ dày phải co bóp tần suất lớn. Mỗi ngày như thế sẽ khiến lớp niêm mạc ở dạ dày bị tổn thương. Khi bệnh tiến triển nặng, dạ dày sẽ xuất huyết.
  • Sự phát triển của thai nhi: Kích thước bào thai tăng lên, tạo áp lực chèn ép lên dạ dày khiến dạ dày bị đẩy lên cao. Vì vậy mà việc tiêu hóa thức ăn sẽ bị rối loạn do lúc này dạ dày không kịp tiêu hóa, làm thức ăn bị ứ đọng lại. Hệ quả là xuất hiện các vết viêm loét và chảy máu ở niêm mạc dạ dày.
  • Thay đổi tâm sinh lý: Các mẹ bầu thường cảm thấy stress, lo lắng, bất an,… khi mang thai. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ khiến cơ quan dạ dày hoạt động liên tục, dịch axit tiết ra nhiều hơn, nghiêm trọng sẽ khiến dạ dày bị tổn thương và xuất huyết.
  • Tiền sử bệnh đau dạ dày: Người có tiền sử các bệnh như ung thư dạ dày, xơ gan, nhiễm vi khuẩn HP hay vô tình uống phải thức uống chứa axit cũng sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh xuất huyết dạ dày khi mang thai.

Triệu chứng xuất huyết dạ dày ở mẹ bầu

Xuất huyết dạ dày có thể gây ra các biểu hiện sau:

  • Tình trạng nôn, thậm chí là nôn ra máu diễn ra thường xuyên
  • Vùng thượng vị bị đau thắt, có thể lan sang cả những vùng khác
  • Đại tiện có máu, phân đen
  • Toát mồ hôi nhiều, da mặt xanh xao, hốc hác
  • Ăn uống không ngon miệng, lười ăn
  • Cơ thể suy nhược, thường cảm thấy mệt mỏi

Mẹ bầu lưu ý, nếu để các triệu chứng này “đeo bám” dai dẳng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy bạn cần phải theo dõi sát sao những thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai để chẩn đoán sớm và có hướng điều trị kịp thời nếu lỡ mắc bệnh.

Điều trị dạ dày nôn ra máu tại nhà
Điều trị dạ dày nôn ra máu tại nhà

Điều trị xuất huyết dạ dày khi mang thai tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị, các mẹo tự nhiên luôn được khuyến khích ở mẹ bầu vì hạn chế được các tác dụng phụ từ thuốc. Các biện pháp này đều sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên, không chứa các chất hóa học, vì vậy có thể đảm bảo an toàn cho bé. Mẹ bầu có thể tham khảo các cách sau đây:

Nước ép khoai tây

Uống 1 đến 2 thìa nước ép khoai tây mỗi sáng để giảm các cơn đau do các triệu chứng gây nên. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý khi lựa chọn khoai để dùng, chỉ dùng những củ tươi, không có mầm để tránh bị ngộ độc.

Nước ép khoai tây giảm xuất huyết dạ dày
Nước ép khoai tây giảm xuất huyết dạ dày

Nha đam

Nha đam hay còn được gọi là lô hội, không chỉ có công dụng làm đẹp, nguyên liệu này còn có thể sử dụng để chữa các bệnh về đường tiêu hóa. Do đó, trong tình trạng lỡ mắc phải xuất huyết dạ dày, nha đam là lựa chọn sáng giá để cải thiện bệnh.

Mẹ bầu thực hiện theo 3 cách đơn giản sau đây:

  • Rửa sạch nha đam, lược bỏ vỏ, giữ phần thịt
  • Cắt nha đam thành từng miếng nhỏ vừa ăn
  • Đun với lượng nước vừa đủ, nước sôi thì tắt bếp

Nước nha đam sẽ làm dịu đi các cơn đau, ức chế quá trình tiết dịch vị axit. Bạn nên kiên trì dùng hằng ngày để tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng.

Chữa xuất huyết dạ dày khi mang thai với nước nha đam
Chữa xuất huyết dạ dày khi mang thai với nước nha đam

Nghệ và mật ong

Đây là nhóm nguyên liệu có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Dùng nghệ và mật ong mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng viêm loét, phục hồi và cải thiện vết thương. Nhờ đó mà các cơn đau dần dần biến mất, mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

 

Chữa dạ dày nôn ra máu với nghệ và mật ong
Chữa dạ dày nôn ra máu với nghệ và mật ong

Các biện pháp phòng tránh xuất huyết dạ dày khi mang thai

Việc xây dựng thực đơn ăn uống và điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày không chỉ hỗ trợ các biện pháp chữa trị phát huy hiệu quả, mà nó còn hạn chế được nguy cơ tái phát bệnh. Đây là điều bạn nên làm ngay cả khi không mắc tình trạng xuất huyết dạ dày khi mang thai.

Mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ chua,…. . Thay vào đó là những thực phẩm với nhiều dưỡng chất có lợi như hoa quả, rau xanh,…
  • Tuyệt đối không dùng rượu bia và chất kích thích như thuốc lá, cà phê,…
  • Khuyến khích chế biến thực phẩm bằng cách luộc, nấu, hấp kỹ để thức ăn mềm hơn. Hoặc dùng các loại thức ăn mềm như súp, cháo,…
  • Tránh ăn quá no trong một bữa ăn, nên chia thành nhiều bữa trong ngày
  • Tránh trạng thái lo âu, stress, giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ bằng cách ngồi thiền, thực hiện các bài tập thể dục nhẹ dành cho mẹ bầu.
  • Sau khi ăn xong, tránh vận động mạnh, nên nghỉ ngơi ít nhất 30 phút

Xuất huyết dạ dày khi mang thai ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ và bé, vì vậy bạn cần thường xuyên theo dõi biểu hiện của cơ thể để phát hiện và điều trị kịp thời. Tin chắc rằng những thông tin hữu ích trong bài viết này đã giúp mẹ bầu trang bị được những kiến thức cần thiết để xử lý khi mắc phải bệnh.

Bài viết liên quan
kem-boi-tri-earth-mama
phac-do-dieu-tri-loet-da-day-hp
dau-hieu-mat-nuoc-tren-benh-nhan-tieu-chay
benh-co-that-tam-vi
chua-viem-dai-trang-co-that-bang-thuoc-nam