Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Cát xét nghiệm về gan và mật nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá tình hình sức khoẻ tổng quan cũng như giúp phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn trong cơ thể. Các chỉ số trong xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ đánh giá được chức năng của gan, mật. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về xét nghiệm sinh hoá gan mật áp dụng trong lâm sàng.

Xét nghiệm sinh hoá là gì?

Xét nghiệm sinh hoá là một xét nghiệm vô cùng quan trọng trong y học phổ biến, dùng với mục đích giúp chẩn đoán, đánh giá và theo dõi bệnh lý. Xét nghiệm sinh học được hiểu đơn giản là việc đo nồng độ của một số chất trong máu, từ những chỉ số đó mà bác sĩ sẽ đánh giá được chức năng của một hoặc một số bộ phận trên cơ thể đặc trưng cho chỉ số sinh hoá đó.

Xét nghiệm sinh hoá là một xét nghiệm vô cùng quan trọng trong y học phổ biến
Xét nghiệm sinh hoá là một xét nghiệm vô cùng quan trọng trong y học phổ biến

Một số chỉ số xét nghiệm sinh hóa thường gặp nhất hiện nay phải kể đến là:

  • Chỉ số AST (SGOT).
  • Chỉ số ALT (SGPT).
  • Chỉ số GGT.
  • Chỉ số ALP.
  • Chỉ số Bilirubin.
  • Chỉ số Ure máu.
  • Chỉ số đường huyết.
  • Chỉ số mỡ máu.
  • Chỉ số Albumin.
  • Xét nghiệm ion đồ.
  • Xét nghiệm acid uric.

Đối tượng nên làm xét nghiệm sinh hoá gan mật

Gan, mật là một bộ phận đảm nhiệm chức năng vô cùng quan trọng trong việc vận hành cơ thể. Một số chức năng cơ bản của các bộ phận này đó là chống độc, dự trữ, chuyển hóa, tạo mật. Khi người bệnh cảm nhận thấy có bất kỳ những dấu hiệu nào về các bệnh lý liên quan đến gan, như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên do, đau tức vùng hạ sườn,… thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm sinh hoá.

Một số đối tượng khác cũng nên thực hiện những xét nghiệm sinh hoá gan mật áp dụng trong lâm sàng đó là:

  • Những bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý liên quan đến gan, mật.
  • Người có dấu hiệu mắc bệnh lý về gan, mật.
  • Các bệnh nhân bị nhiễm gan virus.
  • Người mắc bệnh túi mật.
  • Người có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, chất kích thích.
Chướng bụng là dấu hiệu cho thấy bạn nên thực hiện xét nghiệm sinh hoá gan mật
Chướng bụng là dấu hiệu cho thấy bạn nên thực hiện xét nghiệm sinh hoá gan mật

Vậy khi nào thì bạn nên thực hiện xét nghiệm sinh hoá gan mật? Đó là khi xuất hiện các triệu chứng như:

  • Nước tiểu đậm màu.
  • Phân nhạt màu.
  • Chán ăn.
  • Chướng bụng.
  • Mệt mỏi.
  • Thay đổi tính tình.
  • Vàng da.
  • Vàng củng mạc mắt,…

Các xét nghiệm sinh hoá gan mật áp dụng trong lâm sàng

Các xét nghiệm sinh hoá gan mật thường được chia ra thành 3 nhóm chính như sau:

Xét nghiệm sinh hoá tình trạng hoại tử tế bào gan

Để xét nghiệm tình trạng hoại tử của tế bào gan, bác sĩ thường sẽ chỉ định xét nghiệm các chỉ số ALT (Alanine aminotransferase) và AST (Aspartate Aminotransferase):

  • Xét nghiệm nồng độ ALT: Alanine transaminase được tìm thấy chủ yếu ở gan và được biết đến là một loại enzyme tham gia vào quá trình bẻ gãy các chuỗi protein. Nếu nồng độ Alanine transaminase trong máu cao thì rất có khả năng tổn thương gan xảy ra.
  • Xét nghiệm nồng độ AST: Aspartate transaminase được biết đến là một loại enzyme khác được tìm thấy ở gan. Nếu nồng độ Aspartate transaminase trong máu cao cũng là dấu hiệu đầu tiên của việc xuất hiện bệnh lý liên quan đến gan.
Nồng độ AST trong máu cao là dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý về gan
Nồng độ AST trong máu cao là dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý về gan

Các xét nghiệm sinh hoá gan mật liên quan đến chức năng bài tiết và khử độc

Xét nghiệm chức năng bài tiết và khử độc thông qua những đánh giá chi tiết về chỉ số Bilirubin, Phosphatase kiềm (ALP), G-glutamyl transferase (GGT) và Amoniac máu.

  • Xét nghiệm nồng độ Bilirubin: Bilirubin là một thành phần được giải phóng ra, khi các tế bào hồng cầu trong cơ thể bị phá hủy. Thông thường, quá trình xử lý Bilirubin sẽ được thực hiện bởi gan. Tuy nhiên, nếu gan gặp thương tổn, quá trình xử lý Bilirubin sẽ không được đảm bảo và gây ra hiện tượng vàng da.
  • Xét nghiệm nồng độ Phosphatase kiềm (ALP): Alkaline phosphatase (ALP) là một loại enzyme xuất hiện tại gan, ống mật và xương. Khi gan bị tổn thương, tắc mật hoặc có bệnh lý về xương, nồng độ Alkaline phosphatase sẽ tăng đột ngột.
  • Xét nghiệm nồng độ G-glutamyl transferase (GGT): Mô thận là nơi có nồng độ GGT cao nhất trong cơ thể, nhưng GGT trong máu lại chủ yếu bắt nguồn từ hệ thống gan mật. Nồng độ GGT tăng cao là dấu hiệu của tất cả các bệnh lý gan mật.
  • Xét nghiệm nồng độ Amoniac máu: Amoniac là một hợp chất tạo ra bởi các vi khuẩn trong đường ruột và những tế bào của cơ thể khi tiêu hoá protein. Trong trường hợp nồng độ Amoniac trong máu tăng đáng kể, bệnh nhân có thể gặp tình trạng tiền hôn mê gan, sự hôn mê gan bắt gặp tại những giai đoạn cuối cùng của suy gan, xơ gan, hoại tử tế bào gan cấp.
Nồng độ GGT tăng cao đột ngột là dấu hiệu của tất cả các bệnh lý gan mật
Nồng độ GGT tăng cao đột ngột là dấu hiệu của tất cả các bệnh lý gan mật

Xét nghiệm sinh hoá gan mật liên quan đến chức năng tổng hợp

Xét nghiệm chức năng tổng hợp là hình thức đánh giá các đại phân tử protein trong máu, được thực hiện qua xét nghiệm nồng độ Albumin và protein toàn phần. Bởi gan là nơi sản xuất ra hai loại protein chính là Albumin và Globulin, trong đó, Albumin chỉ được sản xuất từ gan. Nồng độ của những protein trong máu thấp đồng nghĩa gan đã gặp vấn đề.

Trên đây Tạp chí Đông y đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về các xét nghiệm sinh hoá gan mật áp dụng trong lâm sàng. Các xét nghiệm này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại giúp rất nhiều cho bác sĩ đánh giá chính xác được chức năng gan, mật cho người bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan